Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 54: Op, ôp, ơp (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước (yêu thiên nhiên) và trách nhiệm (có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh). GD HS không tắm ở ao, hồ, phòng tránh tai nạn thương tích.
2. Giúp HS hình thành năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần: op, ôp, ơp. Các tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học.
- Viết đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng, từ ngữ chứa những vần này.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần op, ôp, ơp có trong bài học.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật sống ở ao, hồ và hiện tượng thời tiết.
- Phát triển kĩ năng nhận biết nói về ao, hồ. Qua đó, HS cũng có thể có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và có những ứng xử phù hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 54: Op, ôp, ơp (2 tiết)
THIẾT KẾ BÀI DẠY: Học vần: OP, ÔP, ƠP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước (yêu thiên nhiên) và trách nhiệm (có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh). GD HS không tắm ở ao, hồ, phòng tránh tai nạn thương tích. 2. Giúp HS hình thành năng lực: - Nhận biết và đọc đúng các vần: op, ôp, ơp. Các tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học. - Viết đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng, từ ngữ chứa những vần này. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần op, ôp, ơp có trong bài học. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật sống ở ao, hồ và hiện tượng thời tiết. - Phát triển kĩ năng nhận biết nói về ao, hồ. Qua đó, HS cũng có thể có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và có những ứng xử phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Video clip bài hát Chú ếch con của tác giả Phan Nhân. - Bảng phụ hoặc slide trình chiếu (hoặc bảng viết) sẵn câu, đoạn; đánh dấu ngắt nghỉ hơi những câu dài; in đậm (hoặc gạch chân) các từ khó. - Tranh minh họa. 1. Học sinh - SHS. - Bảng cài, bảng con, vở tập viết. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh TIẾT 1 1. Ôn bài học tiết trước và khởi động ( 5’) - 2 - 3 HS đọc lại bài hôm trước học: + HS1: ap, bắp, mập, xe đạp. H: Phân tích tiếng đạp + HS2: ăp, rạp, nấp, cặp da. H: Phân tích tiếng cặp + HS3: Đọc câu “Mẹ đạp xe đưa Hà đến lớp. Khắp phố tấp nập.” H: Phân tích tiếng nập - Nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. - Cho HS hát theo nhạc bài “ Chú ếch con” 2. Bài mới: Hoạt động 1: Nhận biết (5’) - Nói: Qua bài hát các em thấy chú ếch con thật ngộ nghĩnh và đáng yêu phải không nào. Vậy bây giờ các em hãy quan sát lên bức tranh sau và cho cô biết tranh vẽ gì nhé. - Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nêu nội dung trong bức tranh. - GV chốt: Trong bức tranh vẽ lại cảnh một bờ ao, trong một cơn mưa rào, có những chú ếch, những chú cá cờ. Và cô có câu sau cũng chính là nội dung bức tranh này nhé. - GV đọc mẫu câu: “Mưa rào lộp độp, ếch nhái tụ họp thi hát, cá cờ há miệng đớp mưa”. - GV HD cho HS đọc từng cụm từ theo GV 2 lần. - GV hỏi: Trong câu này, những tiếng nào có vần kết thúc bằng âm p? - GV giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ học về các vần op, ôp, ơp. - GV ghi tên đề lên bảng. - HS thực hiện - HS nhận xét - Lắng nghe - HS hát -HS lắng nghe - HS quan sát bức tranh trên màn hình hoặc trong SGK, thảo luận, trao đổi với bạn bên cạnh về bức tranh. - HS quan sát và lắng nghe -HS nghe - HS đọc đồng thanh theo giáo viên. - HS nêu: lộp độp có vần ôp, họp có vần op, đớp có vần ơp. - Học sinh nhắc lại tên bài Hoạt động 2: Đọc (18’) * So sánh các vần - Yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi: 3 vần này có gì giống và khác nhau? - GV kết luận điểm giống và khác nhau - GV đọc mẫu: op, ôp, ơp - Yêu cầu HS sử dụng bộ đồ dùng ghép vần op - Yêu cầu tương tự với vần ôp, ơp ( lưu ý HD HS cách ghép nhanh). - GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn - Yêu cầu HS đọc trơn lại cả 3 vần * Đọc tiếng - Hỏi: Có vần op muốn có tiếng “họp” ta thêm âm nào? - Cho HS đánh vần tiếng “họp”. - Cho HS đọc trơn tiếng “họp”. - Cho HS đánh vần lần lượt các tiếng còn lại. - Cho HS đọc trơn lần lượt các tiếng còn lại. - Yêu cầu HS ghép tiếng có vần vừa học (3 tiếng) - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - Gọi HS đọc tiếng vừa tìm được, nhận diện tiếng có vần vừa tìm. * Giải lao * Đọc từ ngữ - Cho HS quan sát bức tranh trên màn hình và hỏi tranh vẽ gì? + Con cọp - Nói: Con cọp là loài thú rừng quý nhưng cũng rất hung dữ nên khi đi công viên hay sở thú các em không nên đứng gần chuồng của nó nhé. - Hỏi: Trong từ con cọp, tiếng nào chứa vần vừa học? - Yêu cầu HS đánh vần tiếng cọp - Yêu cầu HS đọc trơn từ con cọp - Tương tự với 2 từ ngữ còn lại: lốp xe, tia chớp + Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa. + Liên hệ GD: Tia chớp cũng nguy hiểm nên khi nhìn trời mưa có sấm chớp các em không nên đứng dưới bóng cây. - Cho HS đọc lại tổng hợp phần 2 Hoạt động 3: Viết * Viết bảng ( 7’) - GV hướng dẫn viết: op, ôp, ơp trên bảng lớn - Gọi HS nhận xét GV nhận xét, sửa lỗi chung cả lớp - GV hướng dẫn viết: lốp, chớp - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, sửa lỗi chung cả lớp TIẾT 2 * Viết vở (10’) - GV giới thiệu bài 54 trang 35 vở tập viết tập 1. -GV yêu cầu HS đọc ND bài viết -GV cho HS viết vở - GV quan sát, hỗ trợ HS viết - GV nhận xét. * Giải lao Hoạt động 4: Đọc đoạn (15’) * Đọc tiếng - GV yêu cầu HS nghe đọc mẫu và tìm tiếng chứa vần vừa học: Mưa rào lộp độp. Họ nhà nhái tụ họp thi hát đón cơn mưa đầu mùa. Mặt ao ran ran bài ca ì ọp, ì ọp. Đàn cá cờ lóp ngóp bơi đến, lâu lâu lại ngoi lên đớp mưa. -GV cho HS đọc đánh vần và đọc trơn những tiếng vừa tìm. * Đọc câu - Hỏi: Đoạn văn này có mấy câu? - GV giới thiệu lại các câu và gọi HS đọc lại từng câu. * Đọc đoạn - HS đọc tốt đọc mẫu - HS luyện đọc đoạn cá nhân - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Trong cơn mưa, họ nhà nhái làm gì? + Mặt ao thế nào? + Đàn cá cờ làm gì? -GV và HS thống nhất câu trả lời. Hoạt động 5: Nói theo tranh (7’) - Chiếu hai bức tranh, nêu yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Hai bức tranh vẽ gì? + Tranh nào vẽ ao? Tranh nào vẽ hồ? + Em thấy ao hồ ở đâu? + Em thấy ao và hồ có gì giống và khác nhau? + Em biết những loài vật nào sống ở ao, hồ? - GV chốt lại chủ đề luyện nói: Ao hồ - Liên hệ thực tế - Giáo dục cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho HS và giữ vệ sinh môi trường. Hoạt động 6: Hoạt động nối tiếp (3’) - Hỏi: Hôm nay chúng ta học những vần gì? - Các em hãy tìm thêm một số từ ngữ chứa vần đã học và đặt câu với từ ngữ đó. -GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. -GV dặn HS đọc lại bài và tập nói thành câu những tiếng chứa vần đã học. - Quan sát 3 vần op, ôp, ơp so sánh giống và khác nhau - HS trả lời... - HS lắng nghe, đọc đánh vần cá nhân, dãy, cả lớp. - HS sử dụng đồ dùng ghép vần op và phân tích vần op. - Hs đọc trơn lại cả 3 vần (CN–ĐT) - HS trả lời: - HS đánh vần ( CN – ĐT) - HS đọc trơn ( CN – ĐT) - HS đánh vần các tiếng còn lại. (cọp, góp, họp, hộp, tốp, xốp, hợp, lớp, lợp) ( CN – ĐT) - HS đọc trơn các tiếng còn lại - HS ghép - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc -HS hát và làm theo động tác bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” - HS quan sát bức tranh trên màn hình và trả lời: + Con cọp - HS nghe -HS trả lời - HS đọc đánh vần ( CN – ĐT) - HS đọc trơn ( CN – ĐT) -HS lắng nghe -HS đọc lại phần 2 ( CN – ĐT) - HS viết bảng con vần ôp, ơp - HS nhận xét -HS lắng nghe - HS tập viết: lốp, chớp - HS nhận xét - HS lắng nghe -HS lắng nghe, mở vở tập viết trang 35. -HS đọc lại nội dung bài viết -HS viết vở -HS hát -HS lắng nghe và đọc thầm để phát hiện tiếng chứa vần đã học (lộp độp, họp, ọp, lóp ngóp, đớp) -HS đọc ( CN – ĐT) -HS trả lời: 4 câu -HS đọc ( CN – ĐT), nhóm, lớp. -HS đọc -HS đọc theo hình thức cá nhân -HS trả lời - Quan sát tranh, thảo luận trả lời các câu hỏi: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, nếu khó hs có thể thảo luận nhóm - HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ao hồ -HS lắng nghe -HS trả lời: op, ôp, ơp -HS tìm từ, đặt câu. ( góp phần, chóp nón, gầy xọp, lộp cộp, hồi hộp, bánh xốp, chớp mắt, khớp gối, nơm nớp, ) -HS lắng nghe -HS thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_bai_54_op_op_op_2_tiet.docx