Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 49: Ot-ôt-ơt (2 tiết) - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. Mục tiêu:
1.Năng lực:
+ Nghe - nói: Hỏi – đáp về vật và hoạt động trong tranh có trong bài học.
+ Đọc: Nhận biết được vần: ot, ôt, ơt. Đọc đúng tiếng, từ: ngót, ngọt, vót, cột, tốt, thớt, vợt, quả nhót, lá lốt, quả ớt, rau ngót, rô bốt, rau ngót, cà rốt. Đọc được đoạn văn ứng dụng tốc độ 20 tiếng/ 1phút; Hiểu được đoạn văn gắn với nội dung bức tranh.
+ Viết: Viết được: ot, ôt, ơt, lá lốt, quả ớt (chữ cỡ vừa). Viết đều nét, đẹp, viết đúng mẫu.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
- Tự tin, nói đúng nội dung cần trao đổi.
II. Đồ dùng học tập:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu (hoặc tranh ảnh, bảng phụ).
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở viết, bút.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, nghe và đọc theo mẫu, thảo luận nhóm, thuyết trình (luyện nói để phát triển ngôn ngữ) trò chơi.
- Hình thức dạy học: làm việc cá nhân, nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 49: Ot-ôt-ơt (2 tiết) - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 1 ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 1: Kết nối tri thức với cuộc sống) BÀI 49: OT - ÔT - ƠT ( 2 tiết) I. Mục tiêu: 1.Năng lực: + Nghe - nói: Hỏi – đáp về vật và hoạt động trong tranh có trong bài học. + Đọc: Nhận biết được vần: ot, ôt, ơt. Đọc đúng tiếng, từ: ngót, ngọt, vót, cột, tốt, thớt, vợt, quả nhót, lá lốt, quả ớt, rau ngót, rô bốt, rau ngót, cà rốt. Đọc được đoạn văn ứng dụng tốc độ 20 tiếng/ 1phút; Hiểu được đoạn văn gắn với nội dung bức tranh. + Viết: Viết được: ot, ôt, ơt, lá lốt, quả ớt (chữ cỡ vừa). Viết đều nét, đẹp, viết đúng mẫu. 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống. - Tự tin, nói đúng nội dung cần trao đổi. II. Đồ dùng học tập: 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu (hoặc tranh ảnh, bảng phụ). 2. Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở viết, bút. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, nghe và đọc theo mẫu, thảo luận nhóm, thuyết trình (luyện nói để phát triển ngôn ngữ) trò chơi. - Hình thức dạy học: làm việc cá nhân, nhóm. IV.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, hứng thú và kết nối vào bài học. Hình thức: Cá nhân Phương pháp ( kĩ thuật): Hỏi – đáp Sản phẩm: Đọc được các vần, tiếng, từ đã học. Ôn và khởi động Trò chơi: Chuyền hoa. - Giáo viên cho cả lớp cùng hát vang bài “Vào lớp rồi” và truyền thật nhanh bông hoa lần lượt theo vòng tròn trong nhóm. Bài hát kết thúc, bông hoa dừng ở tay em nào thì em đó sẽ được đọc vần, từ, câu vần được dấu trong mỗi bông hoa. Em nào đọc đúng được phần thưởng, nếu em nào đọc sai nhường quyền trả lời cho các em khác. - Giáo viên nhận xét chung. - Học sinh thực hiện chơi. - Học sinh đọc to các từ trong mỗi bông hoa (at, ăt, ât, bãi cát, mặt trời, bật lửa. Nam bắt nhịp cho tất cả các bạn hát.) - Học sinh nhận xét phần đọc của bạn. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Nhận diện và đọc được các vần, tiếng, từ có vần ot, ôt, ơt. Mục tiêu: Nhận diện được các tiếng có âm vần, tiếng, từ. Hình thức: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. Phương pháp (kĩ thuật): Hỏi – đáp, phân tích ngôn ngữ. Sản phẩm: Đọc được các vần, tiếng, từ mới đã học. 2. Nhận diện vần ot, ôt, ơt. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? - Giáo viên hỏi: Trong tranh các em thấy Vườn nhà bà có gì? - Giáo viên nói và đưa câu mẫu (nhận biết) dưới tranh rồi đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu học sinh đọc theo. Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm thì dừng lại để học sinh đọc theo: “ Vườn nhà bà có ớt, rau ngót và cà rốt.” - Giáo viên giới thiệu 3 vần mới ot, ôt, ơt. Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc a. Đọc vần * so sánh các vần Giáo viên giới thiệu và đọc vần ot, ôt, ơt. - Giáo viên cho học sinh so sánh 3 vần có âm nào giống nhau? Âm nào khác nhau? Giáo viên cho học sinh so sánh các ot, ôt, ơt để tìm ra điểm giống và khác nhau. Giáo viên nhắc lại điểm giống giữa các vần. * Đọc đánh vần - Giáo viên đánh vần mẫu các vần ot, ôt, ơt: o-t - ot; ô -t -ôt; ơ-t-ớt. * Đọc trơn các vần - Giáo viên yêu cầu học sinh các vần ot, ôt, ơt. * Ghép chữ cái tạo vần - Giáo viên yêu cầu HS ghép vần ot vào bảng cài. - Giáo viên hỏi: có vần ot muốn có vần ôt ta phải thay âm gì? - Giáo viên hỏi: có vần ôt muốn có vần ơt ta phải thay âm gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần mới: ot-ôt-ơt - Nhận xét. b. Đọc tiếng Đọc tiếng mẫu - Giáo viên giới thiệu mô hình tiếng ngót. - Giáo viên hỏi: Đã có vần ot muốn có tiếng ngót ta thêm âm gì? Và dấu gì? ng ot ngót - Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần tiếng ngót ( ngờ - ót - ngót - sắc - ngót). - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn tiếng ngót. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếng trong SGK Đọc tiếng trong SHS ngọt vót cột tốt thớt vợt - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn tiếng. Mỗi học sinh đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. Ghép chữ cái tạo tiếng - Giáo viên yêu cầu HS ghép các tiếng có chứa vần ot, ôt, ơt vào bảng cài. - Giáo viên yêu cầu 1 - 2 HS phân tích tiếng. - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. - Học sinh trả trả lời trong tranh có ( cà rốt, rau ngót, cây ớt). -Học sinh đọc theo giáo viên câu nhận biết: Vườn nhà bà/có ớt,/rau ngót/và cà rốt. -Học sinh so sánh các vần ot, ôt, ơt để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các vần. - Giống: âm cuối t. - Khác: âm o, ô, ơ. -Học sinh nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi học sinh đánh vần cả 3 vần: o-t - ot; ô -t -ôt; ơ-t-ớt. - Học sinh đánh vần cá nhân, đồng thanh. -Học sinh nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi học sinh đọc trơn cả 3 vần. - Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. -Học sinh tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ot. - Học sinh tháo chữ o, ghép ô vào để thành ôt. - Học sinh tháo chữ ô, ghép ơ vào để thành ơt. - Lớp đọc đồng thanh ot, ôt, ơt. -Học sinh nêu trả lời (thêm âm ng và dấu sắc trên đầu âm o). -Học sinh nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ngót. - Học sinh đánh vần tiếng ngót ( ngờ - ót - ngót - sắc - ngót). - Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh tiếng. -Học sinh đọc trơn tiếng ngót. cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh tiếng ngót. - Mỗi học sinh đánh vần một tiếng nối tiếp nhau ( số học sinh đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần. - Mỗi học sinh đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đồng thanh một lần tất cả các tiếng. -Học sinh tự tạo các tiếng có chứa vần ot, ôt, ơt vào bảng cài. 1 - 2 HS phân tích tiếng và nêu lại cách ghép. Lớp đồng những tiếng mới ghép được. Nghỉ giữa tiết: Hát Hình thành từ mới Mục tiêu: Đọc đúng các vần, tiếng, từ. Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp. Phương pháp ( kĩ thuật): Hỏi – đáp Sản phẩm: Đọc được các, từ đã học. c. Đọc từ ngữ: -Giáo viên lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: quả nhót, lá lốt, quả ớt. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh nêu tên các sự vật trong tranh. -Giáo viên cho từ ngữ quả nhót xuất hiện dưới tranh. -Giáo viên rút ra từ: quả nhót -Giáo viên thực hiện các bước tương tự đối với lá lốt, quả ớt. - Giáo viên rút ra từ có trong tranh: quả nhót lá lốt quả ớt - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ khó: + Quả nhót: quả hình trứng, khi chín có màu đỏ, vị chua, ăn được. + Lá lốt: Mọc dại hoặc trồng ở những chỗ ẩm có bóng mát, lá có mùi thơm hắc, dùng làm gia vị. + Quả ớt: Khi còn non có màu xanh, chín có màu đỏ hoặc màu vàng, vị cay dùng làm gia vị. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ: - Giáo viên yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. - Giáo viên và học sinh nhận xét. -Học quan sát tranh nêu tên sự vật. -HS nhận biết tiếng chứa vần ot trong quả nhót, phân tích và đánh vần tiếng nhót, đọc trơn từ ngữ quả nhót.(cá nhân, đồng thanh, nhận xét) - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thành một số lần. - Cho học sinh giải nghĩa trước sau đó giáo viên chính xác lại. - HS đọc trơn từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thành một lần. Thực hành viết bảng: Mục tiêu: - Biết viết được chữ: ot-ơt-ôt, lá lốt, quả ớt. - Viết được, đều nét, đẹp, rõ ràng , sạch sẽ. 4. Viết bảng - Giáo viên đưa mẫu chữ viết các vần ot, ôt, ơt. - Giáo viên viết mẫu, vừa viết mẫu nêu quy trình và cách viết các vần ot, ôt, ơt. - Vần ot: chữ o viết trước nối liền với chữ t viết sau (chú ý cách nối nét giữa chữ o và chữ t) - Vần ôt: chữ ô viết trước nối liền với con chữ t. - Vân ơt: chữ ơ viết trước nối liền với con chữ t. -Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình và cách viết các từ lá lốt, quả ớt. - Yêu cầu học sinh thực hành vào bảng con. - Nhận xét bảng con. - Nhận xét đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho học sinh. Học sinh quan sát theo dõi -Học sinh viết bảng con ot-ơt-ôt. -Học sinh viết bảng con lá lốt, quả ớt Nhận xét bài của bạn Giải lao Tiết 2: Khởi động: Giáo viên cho HS chơi trò chơi Truyền điện, tìm đúng các từ chứa tiếng có vần ot, ôt, ơt. 5.Thực hành viết vở: Viết vở: -Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài vào vở Tập viết 1, tập một. Giáo viên quan sát và hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số học sinh. -Học sinh viết vào vở tập viết 1, tập một các vần ot-ơt-ôt, từ ngữ lá lốt, quả ớt. Nghỉ giữa tiết cho học sinh nghe hát bài:Chú voi con ở bản Đôn Hoạt động 3: Vận dụng ( Thực hành) 6. Đọc đoạn Mục tiêu: - HS đọc đoạn văn ứng dụng đúng, rõ ràng - Biết nghỉ hơi giữa các câu, ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy. - Giới thiệu tranh, rút ra bài ứng dụng -Tranh vẽ gì? Hướng dẫn học sinh luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu cả đoạn: giọng đọc thong thả, chậm rãi. b. Luyện đọc từ ngữ: - Tìm trong bài tiếng có vần vừa học - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đọc từ khó - Bây giờ các em cùng luyện đọc những từ ngữ mới, từ ngữ khó trong bài: hớn hở, nhảy nhót - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ: + hớn hở: (nét mặt) tươi tỉnh, lộ rõ vẻ vui mừng + nhảy nhót: nhảy tung tăng một cách vui vẻ, thoải mái, con chim nhảy nhót trên cành c. Luyện đọc câu: - Bài có mấy câu? (giáo viên chỉ từng câu) - Giáo viên cùng học sinh đếm số câu trong bài giáo viên chỉ từng câu d. Luyện đọc cả bài: - Giáo viên có thể cho học sinh đọc toàn bài - Thực hiện theo yêu của giáo viên e. Tìm hiểu nội dung đoạn văn: Giáo viên nêu câu hỏi: + Buổi sáng thức dậy, Nam nhìn thấy gì? +Chim sâu đang làm gì? Ở đâu? + Những từ nào chỉ hành động của chim sâu? - Giáo viên và học sinh nhận xét. - Học sinh nói những sự vật mà học sinh quan sát được. -Học sinh quan sát và trả lời -Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng có vần ot, ôt, ơt: chợt, nhót -Học sinh đọc trơn các tiếng chợt, nhót Cá nhân, nhóm, cả lớp -Học sinh tìm từ khó và đọc -Học sinh phân tích, nhận xét -Học sinh đọc từ khó cá nhân, cả lớp - Cho học sinh giải nghĩa trước sau đó giáo viên chính xác lại. - Lắng nghe -Học sinh lắng nghe và đọc thầm theo - Học sinh đếm số câu trong bài và trả lời -Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (đọc cá nhân, nhóm, cả lớp) -Học sinh đọc đoạn theo cá nhân, nhóm, cả lớp. -Học sinh trả lời câu hỏi -Nhận xét, bổ sung Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng 7. Nói theo tranh Mục tiêu: Biết nói tiếp được câu phù hợp với nội dung bài học. Nói được 1 đến 3 câu theo chủ đề: Thế giới của em Giáo viên đưa ra từng bức tranh và hỏi: Tranh vẽ những gì? - Nói về các hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. + Trong tranh có những ai? + Trong tranh có những đồ chơi gì? +Theo em nếu bạn nhỏ muốn chơi đồ chơi đó thì phải nói gì với bác chủ nhà. Hoạt động 5:Tổng kết 8. Củng cố, mở rộng, đánh giá - Bài hôm nay chúng ta học vần gì? - Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc ot,ôt,ơt đã học (đọc trơn, đánh vần, phân tích) - Giáo viên tìm từ chứa tiếng có vần ot,ôt,ơt và đặt câu với từ ngữ tìm được. - Giáo viên nêu cảm nhận, mong muốn về tiết học. - Dặn học sinh về nhà đọc bài - Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh tích cực tham gia vào bài học, nhắc nhở HS còn thiếu sót. - Giáo viên yêu cầu 1học sinh đọc lại cả bài - Nhận xét tiết học - Ưu điểm: - Nhược điểm: Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài hôm sau. Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày Nhận xét, bổ sung Học sinh trả lời Nhận xét Học sinh đọc lại toàn bài
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_bai_49_ot_ot_ot_2_tiet_bo_sach_ket.docx