Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam
- Nắm vững hệ thống vấn đề về :
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam.
2. Kỹ năng: đọc hiểu bài khái quát:
3.Thái độ: Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị của GV & HS:
- Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam
+ Thiết kế bài dạy. Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN
- Học sinh: + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk
C. Phương pháp: Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: Phát vấn, diễn giảng, chứng minh, khái quát, tổng hợp... để tổ chức giờ dạy - học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Ngày soạn: 20/8/2020 Tiết 1: Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (T1) A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam - Nắm vững hệ thống vấn đề về : + Thể loại của văn học Việt Nam + Con người trong văn học Việt Nam. 2. Kỹ năng: đọc hiểu bài khái quát: 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam - Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết) - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam; - Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. B. Chuẩn bị của GV & HS: - Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam + Thiết kế bài dạy. Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN - Học sinh: + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk C. Phương pháp: Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: Phát vấn, diễn giảng, chứng minh, khái quát, tổng hợp... để tổ chức giờ dạy - học. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: STT Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 1 10A9 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS (?1) Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Định hướng TL: -Là cách nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN. (?2) Trong chương trình VH ở bậc THCS, các em đã học những tác phẩm thuộc phần VHVN nào? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? Đ.A: VHDG - Tục ngữ, truyện cổ tích... VHV - Truyện Kiều, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính 3. Giới thiệu bài mới:Lịch sử VH của bất cứ Dân tộc nào trên hành tinh này đều là lịch sử tâm hồn của DT ấy. Để giúp các em nhận thức được những nét lớn về VHVN, chúng ta cùng tìm hiểu Tổng quan nền VHVN qua các thời kì lịch sử. Hoạt động 1: Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho HS CH:Bài Tổng quan về VHVN được tổ chức thành những thành phần chính như nào thế nào? GV yêu cầu HS hình thành Sơ đồ cấu trúc bài học TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM Các bộ phận hợp thành của VHVN Qúa trình phát triển của VH viết VN Con người VN qua Văn học GV giải thích thêm: - Nói đến các bộ phận hợp thành của nền VH thực ra là đề cập đến cấu tạo của VH. - Qúa trình phát triển của VH viết VN là đề cập đến phân kỳ VH - Con người VN qua VH là nội dung và những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của nền VH. => Trên cơ sở cấu trúc này chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần của bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (?)Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn? -Hs đọc sgk, suy nghĩ, trình bày I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn: + Văn học dân gian. + Văn học viết . GV chia 2 nhóm -Nhóm 1: VHDG -Nhóm 2: VH Viết (GV có thể kẻ bảng, yêu cầu HS lên điền thông tin hoặc điền vào phiếu học tập) - HS đọc phần 1 - HS 2 nhóm tóm tắt nét lớn về: + khái niệm + đặc trưng +phương thức sáng tác và lưu truyền + thể loại Nội dung 1.VHDG 2.VH VIẾT a.Khái niệm Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động. -> Tác giả là nhân dân lao động.(tri thức có thể sáng tác, song phải tuân thủ các đặc trưng của VHDG) Là những sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết -> Tác giả là cá nhân tri thức. b.Đặc trưng + truyền miệng. + tập thể. +thực hành (gắn với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng). + Tính cá nhân + Mang đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả c.Phương thức sáng tác và lưu truyền - Tập thể - bằng miệng (truyền từ đời này sáng đời khác) + Cá nhân +Văn bản viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ QN . Một số ít bằng chữ Pháp. d.Thể loại - Truyện cổ dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. - Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ. - Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương. Theo từng thời kỳ: -Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: +Chữ Hán: ./Văn xuôi (truyện, kí) ./Thơ (đường luật, từ khúc) ./Văn biền ngẫu (phú, cáo) +Chữ Nôm: ./Thơ (ngâm khúc, hát nói) ./Văn biền ngẫu - Từ thế kỉ XX đến nay: +Tự sự (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.) +Trữ tình (Thơ, trường ca.) (?) Nhìn tổng quát, văn học VN phát triển qua mấy thời đại? chi làm mấy thời kỳ (giai đoạn)? -HS đọc SGK ,trả lời II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. - Văn học VN phát triển qua 2 thời đại + VH TĐ VN: Từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIX. + VH HĐ VN: ./Từ đầu thế kỉ XX -> Cách mạng tháng Tám 1945. ./ Từ sau CMT8 – 1945 -> hết TK XX. GV: Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu thảo luận về văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm (Văn tự và thành tựu)? HS: Thảo luận nhóm GV: Tổng kết vấn đề 1.VHTĐ VN (Từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIX.) - Thời gian: từ TK X –XIX. - Hoàn cảnh: XHPK hình thành, phát triển và suy thoái; công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Văn tự: + Văn học chữ Hán: ./ Thời gian du nhập: đầu công nguyên ./ Vai trò: ../ Là cầu nối để nhân dân ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão để nhân dân ta hình thành nên các quan niệm về chính trị, tư tưởng và đạo đức ../ Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ Trung Quốc, sáng tạo nên các thể loại văn học của mình ./ Thành tựu: Thơ: Thơ Lí Trần, Thơ Nguyễn Trãi Văn xuôi: Văn xuôi truyền kì (Nguyễn Dữ) Kí sự (Lê Hữu Trác) Tiểu thuyết chương hồi (Ngô Gia văn phái) +Văn học chữ Nôm: sáng tạo trên cơ sở chữ Hán (XII) ./ Văn học Nôm: ./ Bắt đầu phát triển vào thế kỉ XV ./ Đạt đến đỉnh cao vào cuối XVIII, đầu XIX ./ Ý nghĩa: ../ Bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta ../ Có vai trò quan trọng trong việc phát triển các thể loại thơ dân tộc ../ Phát huy các ưu thế của văn học dân gian, gắn liền với sự trưởng thành của truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo trong văn học ../ Phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại ./ Thành tựu: Thơ (Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan) Truyện Nôm: Nguyễn Du -Tác giả:chủ yếu là nhà nho - Thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã. GV: Em hãy trình bày nội dung chủ đạo và những thành tựu tiêu biểu của từng thờì kì văn học viết hiện đại Việt Nam? HS suy nghĩ và trả lời GV chốt lại vấn đề và dẫn sang phần sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại 2. Văn học hiện đại. - Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay - Hoàn cảnh: công cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ giành ĐLDT, thống nhất đất nước và sự nghiệp đôie mmowis từ 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng. -Văn tự: chủ yếu là chữ quốc ngữ. - giao lưu quốc tế rộng rãi hơn - Tác giả: đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, sáng tác VCtrở thành một nghề, kỹ thuật in ấn pshát triển, đời sống VH sôi nổi, năng động hơn. -Thi pháp mới: lối viết hiện thực, đề co cá tính sáng tạo. -Các giai đoạn phát triển và thành tựu: a. Văn học từ đầu thế kỉ đến 1930 ( văn học giao thời) - Văn học Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây (Pháp). - Chữ quốc ngữ phát triển mạnh. → Văn học Việt Nam kế thừa truyền thống đồng thời tiếp thu tinh hoa để bắt đầu quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. - Thành tựu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh b. Văn học 1930 - 1945 - Tiếp tục hiện đại hoá nền văn học nước nhà : - Thành tựu: + Văn học lãng mạn: khám phá, đề cao cái tôi, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống của con người (Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ) + Văn học hiện thực: ghi lại hiện thực đen tối của xã hội đương thời (Nam Cao, Ngô Tất Tố) c. Văn học 1945 - 1975 (văn học cách mạng) - Đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới - Thành tựu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trung Thành d. Văn học từ 1975 đến nay (Văn học đổi mới) - Phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước cùng tâm tư, tình cảm của con người hiện đại. - Thành tựu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo * Những khác biệt căn bản của văn học hiện đại so với văn học trung đại: + Tác giả: đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp + Đời sống văn học sôi nổỉ, mạnh mẽ + Thể loại: xuất hiện nhiều thể loại văn học mới (tuỳ bút) + Thi pháp: đề cao cá tính sáng tạo. 4. Củng cố kiến thức. Câu hỏi: Những khác biệt của VHTĐ và VHHĐ? HS dựa vào mục II trình bày. 5. Yêu cầu HS học ở nhà: Câu hỏi: So sánh VHDG và VH viết VN. ******************************************** Ngày soạn: 22/8/2020 Tiết 2: Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (T2) A. Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức: + Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam : văn học dân gian và văn học viết ; + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết ; + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. 2. Về kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. 3. Về tư duy, thái độ: Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam B. Chuẩn bị của GV và HS - GV: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam + Thiết kế bài dạy - HS: Đọc và soạn bài C. Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp Ngày dạy: STT Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 1 10A 2. Kiểm tra bài cũ. CH: So sánh VHDG và VH viết VN. KT 01 hs. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS Theo em đối tượng của VH là gì? (?)Hình ảnh con người VN được thể hiện trong VH qua những mối quan hệ nào ? TL: Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. III. Con người Việt Nam qua VH (?)Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ với tự nhiên ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm VH ? HS TL: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan), Thi vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Rằm tháng giêng của Bác 1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: - Văn học dân gian: + Con người với tư duy huyền thoại, đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã. + Con người và thiên nhiên thân thiết. Hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa cánh cò, vầng trăng, dòng suối... tất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của VHVN. - Thơ ca trung đại: hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ. Hình ảnh tùng, trúc, cúc, mai là tựng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà Nho. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh tao của con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi. - Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện qua tình yêu đất nước, cuộc sống, lứa đôi → Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình. (?) Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc thể hiện như thế nào? (?) Nêu TP, TG tiêu biểu? -HS đọc phần 2 SGK -Hs suy nghĩ theo Sgk, trả lời cá nhân 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc. - Ngưòi Việt Nam mang một tấm lòng yêu nước thiết tha. - Biểu hiện của lòng yêu nước: + Yêu làng xóm, quê hương. + Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. + Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc. - Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”, sáng tác của Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Tố Hữu => VHVN ở thế kỉ XX là nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị quan trọng của VHVN. (?)Mối quan hệ giữa con người với con người được thể hiện như thế nào trong VHVN? -HS đọc phần 3 SGK -TLCH 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội. - Con người ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. - Trong VHDG giai cấp thống trị tàn bạo bị kết án. Giai cấp bị trị thì được thông cảm chia sẻ trước những áp bức, bóc lột ở trong các thể loại như: truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ. - Trong VHTĐ con người với con người quan hệ với nhau trên nền tảng đạo lí Nho giáo: tam cương(quân, sư, phụ) , ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, chí, tín), tam tòng(tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). - Trong Vh hiện đại: các nhà văn, nhà thơ quan tâm đến đời sống của nhân dân, đòi quyền sống cho con người. Các tác giả tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... một nền văn học giàu tính nhân văn và tinh thần nhân đạo. → Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc. (?) Văn học Việt Nam phản ánh ý thức về bản thân như thế nào? - HS đọc phần 4 SGK. -TLCH. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân. - Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. + Khi đất nước có giặc ngoại xâm, ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội được coi trọng. + Khi đất nước thanh bình, ý thức cá nhân được đề cao. + Những tác phẩm nổi bật đề cao ý thức cá nhân: thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (VHTĐ). Thời kì 1930-1945, 1975 đến nay có các tác phẩm như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, truyện của Thạch Lam... - VHVN luôn có xu hướng xây dựng một đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, xả thân vì chính nghĩa. 4. Củng cố kiến thức Hoạt động 4: Thực hành ứng dụng:Vẽ sơ đồ tư duy bài Tổng quan văn học Việt Nam 5. Yêu cầu HS học ở nhà: -Tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của VHDG và VH viết - Soạn bài “Hoạt động..” ***************************************** Ngày soạn: 23/8/2020 Tiết 3: Đọc văn HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(t1) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. 2. Về kĩ năng:Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. 3. Về tư duy, thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - SGK, SGV. - Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - SGK, vở ghi, vở soạn C. Phương pháp:Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, gợi mở, phát vấn để tổ chức giờ dạy - học. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp STT Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 1 10A 2. Kiểm tra bài cũ. KT bài tập về nhà đã giao ở tiết 2 3. Bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS - GV giao nhiệm vụ: Trong cuộc sống, chúng ta thường giao tiếp trực tiếp với nhau bằng những cách thức gì? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bằng 2 cách, đó là dùng phương tiện lời nói và phương tiện kĩ thuật hiện đại (Điện thoại, cầu truyền hình, mạng in-tơ-nét. ) - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt -Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK - HS trao đổi thảo luận, lần lượt trả lời (?) Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: a) VD: Văn bản “ Hội nghị Diên Hồng” - Nhân vật tham gia giao tiếp : + Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. +Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, dẫn dắt trăm họ. Các bô lão là những người tuổi cao đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị. (?) Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào? - Nội dung giao tiếp: Người tham gia giao tiếp chú ý lắng nghe để lĩnh hội những nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe Nhân Tông hỏi, nội dung câu hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe. (?) Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? vào lúc nào? khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử xã hội gì?) - Địa điểm giao tiếp: Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta. (?) Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập tới vấn đề gì? -Nội dung giáo tiếp: Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung: hoà hay đánh, nó đề cập tới vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống của con người. (?) Mục đích của giao tiêp là gì? Cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích đó hay không? - Mục đích của giao tiếp là mục đích hành động: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạt mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy.Thông qua bàn bạc để đi tới thống nhất hành động: Quyết tâm đánh giặc => Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích. (?). Qua bài “Tổng quan về VHVN”. Học sinh đọc SGK, trao đổi thảo luận, trả lời các CH a. Các nhân vật giao tiếp trong bài này? b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? c. Nội dung giao tiếp. Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? d. Mục đích của giao tiếp là gì? e. Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào? b. Văn bản“Tổng quan về VHVN”. *. Nhân vật giao tiếp: - Tác giả sgk ( người viết) - HS lớp 10 (người đọc) *. Hoàn cảnh giao tiếp: - Có tính quy thức (có tổ chức, có kế hoạch của nền giáo dục quốc dân và nhà trường. *. Nội dung giao tiếp: - Thuộc lĩnh vực văn học sử - Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam. - Vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thành nền VHVN. + Quá trình phát triển của VHVN. + Con người Việt Nam qua văn học. *. Mục đích giao tiếp: - Người viết cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về văn học Việt Nam. - Người đọc lĩnh hội một cách tổng quát về các vấn đề cơ bản của VHVN. *. Phương tiện và cách thức giao tiếp: - Dùng nhiều thuật ngữ văn học. - Kết cấu mạch lạc, rõ ràng thể hiện tính mạch lạc và chặt chẽ. Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả của thao tác 1 và thao tác 2, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? + Các quá trình của hoạt động giao tiếp? + Các nhân tố của hoạt động giao tiếp? - Học sinh đọc SGK, trao đổi thảo luận, trả lời, -Đọc ghi nhớ 3.Kết luận: a. Khái niệm: HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về tình cảm, nhận thức, hoạt động. b. Qúa trình giao tiếp - Tạo lập văn bản: quá trình này do người nói, người viết thực hiện. - Lĩnh hội văn bản: quá trình này do người đọc, người nghe thực hiện. c. Các nhân tố tham gia và sự chi phối HĐGT: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV giao nhiệm vụ: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ ? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán - Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng - Mục đích giao tiếp: người mua mua được hàng, người bán bán được hàng 4. Củng cố kiến thức Phân tích hoạt động giao tiếp trong nghề dạy học: Gợi ý: − Nhân vật giao tiếp: thầy và trò. − Nội dung giao tiếp: theo nội dung, chương trình quy định. − Điều kiện giao tiếp: khung cảnh trường, lớp; cơ sở vật chất. − Hoàn cảnh giao tiếp: các yếu tố trong trường (thầy, trò, quan hệ thầy − trò; ngoài trường (gia đình, xã hội). − Mục đích giao tiếp: dạy chữ và dạy làm người. − Phương tiện giao tiếp: tiếng Việt. 5. Yêu cầu HS học ở nhà: GV giao nhiệm vụ + Vẽ sơ đồ tư duy bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ + Quay video hoặc thu âm một đoạn đối thoại giữa 2 người người bạn, bàn về chủ đề an toàn giao thông. Nhận xét các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp NGÀY ./ 8/ 2020, BGH KÝ DUYỆT GIÁO ÁN ********************************************** Ngày soạn: 23 /8/2020 Tiết 4: Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (T1) A. Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức: Biết được khái niệm văn học dân gian , các đặc trưng cơ bản và 1 số thể loại của văn học dân gian. 2. Về kỹ năng:Nhận thứctổng hợp kiến thức vhdg và có cái nhìn tổng quát về VHDGVN. 3. Về thái độ: Nghiêm túc tiếp thu bài giảng và trân trọng VHDG. B. Chuẩn bị của GV & HS - GV: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo . - HS: Đọc và soạn bài C.Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp STT Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 1 10A 2. Kiểm tra bài cũ. KT bài soạn của Hs. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS Em hãy kể lại tên 1 số câu chuyện cổ tích , truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ mà em biết và được học ? TL: TCT Thạch sanh, Cóc kiện trời, Cô út , Cây khế. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thao tác 1: HS nhắc lại KN Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của VHDG. GV cho HS phân tích ngôn từ trong các VD: Bài 1: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Bài 2: Thân em nhữ chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai ? Các từ gạch chân được hiểu ntn?diễn tả tâm trạng gì? Của ai? GV: Truyền miệng là gì? Có mấy cách truyền miệng tác phẩm văn học dân gian? Quá trình truyền miệng tác phẩm VHDG được thực hiện thtông qua hoạt động nào? HS: Suy nghĩ và trả lời GV chốt lại vấn đề NỘI DUNG TÍCH HỢP Ví dụ: các bài đồng dao: “nhong nhong,nhong, ngựa.” “dung dăng dung dẻ..” GV: Tập thể là gì?Vì sao nói tác phẩm VHDG lại có tính tập thể? Cơ chế của sáng tác tập thể đó là gì? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Em hiểu thế nào là tính thực hành của VHDG? Lấy ví dụ minh hoạ? HS phát biểu theo cách hiểu. Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG Phần này SGk đã trình bày rất rõ ràng. GV chủ yếu giới thiệu khái quát và yêu cầu HS tự học ở nhà. I.Khái niệm: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tác nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( Tính truyền miệng) a. VHDG là những tác phẩm NT ngôn từ -Ví dụ: + Bài 1: “Bến và thuyền” là h/s AD chỉ người con trai và người con gái. Bài ca dao là lời người con trai nói với người con gái về tình cảm nhớ thương, chờ mong, chờ đợi, thủy chung gắn bó của mình. +Bài 2: tâm hồn thảnh thơi, tâm trạng náo nức, rạo rự phơi phới của người con gái vào tuổi dậy thì. -Kết luận: ngôn từ trong VHDG là thứ ngôn từ đa nghĩa; giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm b. VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng - Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. - Hình thức ruyền miệng + Truyền miệng theo không gian: Sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác + Truyền miệng theo thời gian: Sự di chuyển tác phẩm từ đời này sang đời khác - Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: + Diễn xướng dân gian là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp + Các hình thức của diễn xướng: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian → Truyền miệng là phương thức lưu truyền tác phẩm duy nhất và tất yếu khi chưa có chữ viết. -> này sinh dị bản trong VHDG. 2. Tính tập thể -Tập thể được hiểu là nhiều người, hay một nhóm người, theo nghĩa rộng: tập thể là cộng đồng dân cư. - Tác phẩm VHDG là sáng tác của nhiều người, không biết ai là tác giả và tác giả đầu tiên là ai. - Cơ chế của sáng tác tập thể: Trong quá trình sinh hoạt, lao động cộng đồng, ai đó có cảm hứng bật ra một câu ca hoặc kể một câu chuyện. Mọi người khen hay và thêm bớt, sửa chữa. Trong quá trình truyền miệng, tác phẩm văn học dân gian được gia công hoàn chỉnh và trở thành tài sản chung của cộng đồng. - Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với đời sống cộng đồng. 3. Tính thực hành - Là khả năng ứng dụng tác phẩm VHDG vào thực tiễn cuộc sống. II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam (KN SGK) * Tự sự dân gian 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6. Truyện cười 7. Vè 8. Truyện thơ * Nghị luận dân gian 9. Tục ngữ 10. Câu đố * Trữ tình dân gian 11. Ca dao * Sân khấu dân gian 12. Chèo 3.Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Cho biết những đặc trưng cơ bản của VHDG ? Các thể loại chính của VHDG ? Hs thảo luận và đọc kết luận sgk D. Kết luận 1.Đặc trưng cơ bản Tính truyền miệng Tính tập thể Tính thực hành 2.Thể loại: Thần thoại ,truyền thuyết ,truyện cổ tích truyện ngụ ngôn,truyện cười,tục ngữ , câu đố , ca dao,vè , truyện thơ, chèo. 4.Củng cố kiến thức cho học sinh Truyện cổ tích có đặc điểm nào tiêu biểu ? - Tp hư cấu có chủ định kể về số phận của những con người bình thường trong XH - Thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.(Tấm Cám, Sọ Dừa) -Nhân vật là em út , mồ côi. - Quan niệm : ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. 5. Yêu cầu HS học ở nhà: Lập bảng hệ thống các thể loại của VHDG **************************** Ngày soạn: 24 /8/2020 Tiết 5: Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (T2) A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Nắm được những nét khái quát về giá trị của văn học dân gian. 2. Về kỹ năng:Nhận thức khái quát về văn học dân gian và có cái nhìn tổng quát về VHDGVN. 3. Về thái độ: Biết yêu mến, trân trọng ,giữ gìn,phát huy văn học dân gian. B. Chuẩn bị của GV & HS - GV: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo . - HS: Đọc và soạn bài C.Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp STT Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 1 10A 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Nêu các thể loại của văn học dân gian ? cho biết thể loại truyền thuyết có những đặc điểm cỏ bản nào? TL: -Kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa. -Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công 3. Bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS ? VHDG có song song cùng tồn tại với văn học viết không ?vì sao? TL: Có. Văn học dân gian có những giá trị to lớn, Vh viết tiếp thu , học tập từ VHDG. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV nêu các câu hỏi Hs thảo luận, trả lời CH1: Tri thức dân gian là gì? Thuộc lĩnh vực nào? Vì sao VH dân gian được coi là kho tri thức vô cùng phong phú và đa dạng? (Đặc điểm của tri thức dân gian) Gv định hướng: Tri thức dân gian là nhận thức, hiểu biết của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình. NỘI DUNG TÍCH HỢP GV đưa ra các tp VH DH và hỏi HS nhận thức được gì qua các tp đó. -Tp1: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh: BIẾT: Hiện tượng của TN: lũ lụt Sức mạnh của thiên nhiên Ước mong chế ngự TN -Tp2: TCT Trầu Cau BIẾT: phong tục văn hóa của người Việt – tục ăn trầu “miếng trầu là đầu câu truyện” -Tp3: Ca dao đối đáp “ở đâu năm cửa nàng ơi.s Ở trên tỉnh Lạng có thành xây tiên” BIẾT: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nhiều vùng miền; niềm tự hào về vẻ đẹo và truyền thống lịch sử của cha ông. Gv mở rộng: Tuy nhiên nhận thức của nhân dân lao động ko phải hoàn toàn và bao giờ cũng đúng. VD: Đi một ngày đàng học một sàng khôn; Những người ti hí mắt lươn / Trai thường chốn chúa, gái buôn lộn chồng... VÍ DỤ: Học các tp :Thánh gióng, Tấm Cám, Thạch Sanh,Ca dao “10 cái trứng”các tp đã giáo dục con người những phẩm chất nào? GV: Giá trị giáo dục của VHDG thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào? HS: Suy nghĩ và trả lời D. Những giá trị cơ bản của VH dân gian: 1. Giá trị nhận thức - Tri thức trong văn học dân gian là tri thức thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. (Tri thức VHDG rất phong phú."là tri thức của 54 dân tộc) - Đặc điểm của tri thức dân gian: + Là kinh nghiêm lâu đời được đúc kết từ thực tiễn. Vd: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa + Là kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thốngcủa dân tộc. + Thể hiện quan điểm và trình độ nhận thức của nhân dân nên có phần khác
File đính kèm:
giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2021.docx