Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức
- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm.
- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng
Theo thứ tự từ trái sang phải).
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.
* Phát triển năng lực
Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3)
TOÁN Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( 6 tiết) I. MỤC TIÊU * Kiến thức - Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. - Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính. - Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 - Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng Theo thứ tự từ trái sang phải). - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. * Phát triển năng lực Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng. - Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán. II. CHUẨN BỊ - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. - Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 3: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : - Hát - Lắng nghe 2. Khám phá: Thêm vào thì bằng mấy? - Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm”. - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để các em tự nêu vấn đề (bài toán) cần giải quyết: Chẳng hạn: Lúc đầu có 5 bông hoa, cắm thêm 2 bông hoa nữa. Vậy trong bình có tất cả mấy bông hoa? - GV để HS tự nêu câu trả lời: 5 bông hoa thêm 2 bông hoa được 7 bông hoa. Có tất cả 7 bông hoa. GV gọi một vài HS nhắc lại. - Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK hoặc lấy 5 chấm tròn màu đỏ rồi lấy thêm 2 chấm tròn màu xanh trong bộ đồ dùng học tập để nhận ra 5 chấm tròn thêm 2 chấm tròn bằng 7 chấm tròn. - GV nêu: Muốn biết có tất cả mấy chấm tròn ta đếm tất cả các chấm tròn, nhưng còn có cách đếm khác nhanh hơn đó là “đếm thêm” bắt đầu từ 5 ( 5 chấm tròn màu đỏ):5,6,7. Vậy có tất cả 7 chấm tròn. - GV nêu: “5 chấm tròn thêm 2 chấm tròn bằng 7 chấm tròn hay 5 thêm 2 bằng 7”. GV gọi 1 vài HS nêu lại: “5 thêm 2 bằng 7” - GV nêu: 5 thêm 2 bằng 7 ta có thể viết là: 5+2=7 (viết lên bảng) đọc là: năm cộng hai bằng bảy”. - GV gọi một vài HS đọc phép tính 5+2=7. GV có thể gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “năm cộng hai bằng mấy?”. *Lưu ý: GV có thể nêu một số tình huống tương tự để hình thành phép cộng và tìm kết quả phép cộng bằng cách “đếm thêm”. - HS theo dõi - HS quan sát - HS quan sát HS nêu lại: “5 thêm 2 bằng 7” - HS thực hành - HS lên bảng viết 2. Hoạt động *Bài 1:Số? - Bài này nhằm củng cố “khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là thêm, cách tìm kết quả phép cộng dựa vào “đếm thêm”. - GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài, cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài và chữa bài theo từng phần. GV có thể hướng dẫn HS quan sát, mô tả nội dung từng hình thực hiện đếm thêm để tìm kết quả phép tính. Sau khi chữa bài, GV cho HS đọc từng phép tính. - GV lưu ý HS khi tìm kết quả phép cộng bằng cách đếm thêm, để nhanh có kết quả ta bắt đầu đếm từ số lớn trong phép cộng đó. Chẳng hạn, để tìm kết quả phép cộng 2+4 ta đếm thêm bắt đầu từ 4: 4,5,6 (đếm bắ đầu từ 2 sẽ phải đếm nhiều hơn: 2,3,4,5,6 và do đó dễ nhầm lẫn). GV có thể nêu 1 vài phép cộng để HS tìm kết quả dựa vào đếm thêm, chẳng hạn: 6+2, 3+5,... - HS theo dõi - HS đọc -HS làm bài Bài 2:Số? - Dạng bài này nhằm giúp HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề trong thực tế. - GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài. GV có thể hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong SGK để nêu tình huống bài toán tương ứng, từ đó tìm được số thích hợp trong ô. Chẳng hạn: a) Có 4 bạn đang chơi ở cầu trượt có thêm 2 bạn đến chơi cùng. Hỏi có tất cả mấy bạn chơi cầu trượt? 4+2=6 b) Lúc đầu có 3 bạn đang chơi nhảy dây, sau đó thêm 3 bạn đến chơi cùng. Hỏi có tất cả mấy bạn chơi nhảy dây? 3+3=6 - HS theo dõi -HS làm bài Bài 3:Số? |- Bài tập này nhằm củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10. HS sử dụng đếm thêm để tìm kết quả phép tính. - GV có thể tổ chức cho HS làm bài tập này như một trò chơi: HS chơi theo từng cặp và tự đánh giá ai làm nhanh và đúng. - HS làm theo cặp 3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------o0o--------------------------
File đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_bai_10_phep_cong_trong_pham_vi_10_tie.doc