Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Đột biến nhiễm sắc thể - Trường THCS Thái Dương
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- *Kể được một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và biểu hiện, vai trò của đột biến cấu trúc NST.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và thu thập thông tin qua SGK, thông tin internet ….
- Giáo dục các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong nhóm, lắng nghe tích cực.
+ Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua phim ảnh …. để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất đột biến cấu trúc NST.
+ Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
3. Thái độ
- Giáo dục môi trường: Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.
4. Định hướng các năng lực cần được hình thành:
- Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Các kĩ năng khoa học: Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối liên hệ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Đột biến nhiễm sắc thể - Trường THCS Thái Dương
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI DƯƠNG Thái Dương, ngày 09 tháng 08 năm 2017 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: SINH HỌC. KHỐI: 9 NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ. I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ Dựa theo kiến thức sách giáo khoa gồm các nội dung: - Khái niệm đột biến cấu trúc NST. - Nguyên phân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST - Thể dị bội. - Sự phát sinh thể dị bội. - Thể đa bội. - Sự hình thành thể đa bội. II. THỜI GIAN DỰ KIẾN Chủ đề được thực hiện trong 3 tiết. Cụ thể như sau: STT TÊN TIÊU ĐỀ TIẾT PPCT TUẦN DẠY 1 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 23 12 2 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc 24 12 3 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo) 25 13 III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ, MỤC TIÊU KIẾN THỨC 1. Nội dung của chủ đề: Chủ đề “Nhiễm sắc thể” có các nội dung chính là: - Nhiễm sắc thể - Nguyên phân - Giảm phân - Phát sinh giao tử và thụ tinh - Cơ chế xác định giới tính - Di truyền liên kết - Thực hành – quan sát hình thái NST 2. Mục tiêu cần đạt: 2.1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. - Nắm được nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến dị bội thể và đột biến đa bội thể . - Hiểu được vai trò, tính chất, hậu quả của các đột biến đối với sinh vật và với con người. - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1) 2.2. Kĩ năng : - RÌn kÜ n¨ng liªn hÖ thùc tÕ, kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích, so sánh, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, giao tiếp, hợp tác. 2.3. Thái độ - Có ý thức học tập, say mê nghiên cứu khoa học, yêu thích bộ môn. - Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học. 2.4. Định hướng năng lực hình thành * Các năng lực chung: Năng lực Nội dung 1. Năng lực tự học * HS tự xác định được mục tiêu của chủ đề: - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể: Đột biến dị bội thể, đột biến đa bội thể - Liên hệ các trường hợp đột biến trong thức tế. 2. Năng lực giải quyết vấn đề - Các NST sau khi bị biến đổi có gì khác so với NST ban đầu? - Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST? - Cơ chế hình thành các thể dị bội? - Tính chất lợi/ hại của các trường hợp đột biến cấu trúc, đột biến số lượng NST? - Sự tương quan giữa mức độ bội thể và kích thước các tế bào, cơ quan, cơ thể trong đột biến đa bội thể? - Dấu hiệu nhận biết đột biến đa bội thể? 3. Năng lực tư duy sáng tạo - Những hoạt động nào của con người có thể gây ra đột biến cấu trúc NST? - Hậu quả của hiện tượng dị bội thể? - Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chon giống? 4. Năng lực quản lí - Phân công công việc giáo viên yêu cầu cho các thành viên trong nhóm, chỉ định thời gian hoàn thành 5. NL giao tiếp - Lắng nghe, trao đổi, trình bày, thuyết trình trên tranh. 6. NL hợp tác - Cùng trao đổi trong nhóm, tìm hiểu trên tranh vẽ, cùng trao đổi kiến thức. 7. NL sử dụng CNTT và truyền thông - Khai thác tư liệu qua mạng Internet, tìm hiểu thông tin qua các chương trình truyền hình về các trường hợp đột biến NST 8. NL ngôn ngữ - Lấy ví dụ các trường hợp đột biến NST trong thực tế và nêu được tính chất lợi, hại cho từng trường hợp *) Các năng lực chuyên biệt: Các kỹ năng khoa học Nội dung 1. Quan sát - Các dạng đột biến cấu trúc NST, các thể dị bội, các thể đa bội. 2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm - Phân loại: các dạng đột biến cấu trúc NST; các dạng đột biến số lượng NST; các dạng đột biến dị bội. 3. Tìm mối liên hệ - Mức độ đa bội – kích thước tế bào, cơ quan, cơ thể. 4. Xử lí và trình bày các số liệu - Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong trường hợp bình thường và trường hợp bị rối loạn. - Số lượng NST trong hợp tử khi các giao tử trên tham gia thụ tinh. 5. Đưa ra các tiên đoán - Với sự thay đổi cấu trúc hoặc số lượng NSt trong tế bào thì hậu quả là gì? 6. Giả thuyết - Khi con người sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các cuộc chiến tranh, hóa chất diệt cỏ, các vụ thử vũ khí hạt nhân sẽ dẫn tới điều gì? 7. Biến và đối chứng - Hình ảnh của những trường hợp bình thường và những trường hợp bị thay đổi cấu trúc, số lượng NST. 2.5. Dạy học tích hợp liên môn - Môn hóa học + Vật lí: Một số tác nhân hóa học của ngoại cảnh gây đột biến cấu trúc NST - Môn GDCD: Giáo dục kế hoạch hóa gia đình, quan hệ cận huyết. - Môn Toán: Tính toán số lượng NST. - Môn Mĩ thuật: Vẽ một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Môn Công nghệ: Đột biến NST ở một số giống cây trồng. 3. Phương tiện dạy học 3.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh: Một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể; các đột biến dị bội thể; các đột biến đa bội thể; cơ chế phát sinh thể dị bôi (2n + 1) và (2n – 1). - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. - Phiếu học tập: Tìm hiểu sự tương quan giữa mức độ bội thể và kích thước các tế bào, cơ quan, cơ thể. 3.2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài ở nhà. - Tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh một số trường hợp đột biến nhiễm sắc thể. IV. BẢNG MÔ TẢ KIẾN THỨC Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1.Kiến thức: - Trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. - Nắm được nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến dị bội thể và đột biến đa bội thể . - Hiểu được vai trò, tính chất, hậu quả của các đột biến đối với sinh vật và với con người. - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1) 2. Kĩ năng: - RÌn kÜ n¨ng liªn hÖ thùc tÕ, kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích, so sánh, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, giao tiếp, hợp tác. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, say mê nghiên cứu khoa học, yêu thích bộ môn. - Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học. - Chỉ ra được các NST sau khi bị biến đổi có gì khác so với NST ban đầu. - Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST, Gồm những dạng nào, đột biến số lượng NST, có những trường hợp đột biến NST nào? Nêu được thế nào là hiện tượng dị bội thể, hiện tượng đa bội thể? (1,2,3,4,5) - Chỉ ra được đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong các điều kiện nào. - Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào. - Giải thích được sự phân li cặp NST trong trường hợp bình thường và trường hợp bị rối loạn, các giao tử trên tham gia thụ tinh hình thành các hợp tử có số lượng như thế nào. - Giải thích được sự tương quan giữa mức độ bội thể với kích thước các tế bào, cơ quan. (6,7,8,9) - Chỉ ra được tính chất lợi/ hại của đột biến cấu trúc NST, hậu quả của hiện tượng dị bội thể - Chỉ ra được những hoạt động của con người có thể gây ra đột biến cấu trúc NST? - Chỉ ra được dấu hiệu nhận biết cây đa bội. - Giải thích được sự hình thành các thể dị bội (2n + 1), (2n - 1). (10,11,12, 13,14) - Giải thích được tại sao biến đổi cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật. - Giải thích được sự hình thành thể dị bội (2n+2) - Ứng dụng đột biến đa bội thể trong chọn giống. - Lấy được các ví dụ trong thực tế về các trường hợp đột biến NST. (15,16, 17,18) V. HỆ THỐNG CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ STT Mức độ nhận biết 1. Các NST sau khi bị biến đổi có gì khác so với NST ban đầu? 2. Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? 3. Thế nào là đột biến số lượng NST? Có những trường hợp đột biến NST nào? 4. Thế nào là hiện tượng dị bội thể? 5. Thể đa bội là gì? Mức độ hiểu 6. Đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong các điều kiện nào? 7. Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào? 8. Giải thích sự phân li cặp NST trong trường hợp bình thường và trường hợp bị rối loạn? Các giao tử trên tham gia thụ tinh hình thành các hợp tử có số lượng như thế nào? 9. Sự tương quan giữa mức độ bội thể với kích thước các tế bào, cơ quan như thế nào? STT Mức độ vận dụng thấp 10. Cho biết tính chất lợi/ hại của đột biến cấu trúc NST? 11. Những hoạt động nào của con người có thể gây ra đột biến cấu trúc NST? 12. Cho biết hậu quả của hiện tượng dị bội thể? 13. Có thể nhận biết cây đa bội thông qua những dấu hiệu nào? 14. Giải thích sự hình thành các thể dị bội (2n + 1), (2n - 1). STT Mức độ vận dụng cao 15. Tại sao biến đổi cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật? 16. Giải thích sự hình thành thể dị bội (2n+2) 17. Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống? 18. Lấy ví dụ trong thực tế về các trường hợp đột biến NST? VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: Bài Phương pháp dạy học chủ yếu - Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo) - Hướng dẫn quan sát tranh hình, tổ chức trao đổi nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp. - Hướng dẫn quan sát tranh, tìm hiểu tài liệu, thảo luận nhóm, gợi mở, hỏi – đáp, phân tích. - Hướng dẫn quan sát tranh, làm PHT, thảo luận nhóm, gợi mở, hỏi – đáp, phân tích 2. Các hoạt động cụ thể: (có giáo án kèm theo) Tuần: 12 Tiết: 23 Ngày soạn: 1 / 11 / 2015 Ngày dạy: 9 / 11 / 2015 Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - *Kể được một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Nêu được nguyên nhân phát sinh và biểu hiện, vai trò của đột biến cấu trúc NST. 2. Kĩ năng: - Quan sát và thu thập thông tin qua SGK, thông tin internet . - Giáo dục các kĩ năng sống: + Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong nhóm, lắng nghe tích cực. + Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua phim ảnh . để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất đột biến cấu trúc NST. + Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 3. Thái độ - Giáo dục môi trường: Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. 4. Định hướng các năng lực cần được hình thành: - Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Các kĩ năng khoa học: Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối liên hệ. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập. - HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học. C. Hoạt động dạy học. I. Ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra bài cũ(7’) Đột biến gen là gì ? VD ? Nguyên nhân gây nên đột biến gen ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất? III.Bài mới(31’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập. - Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi. - GV đưa bảng phụ nội dung phiếu học tập, gọi 1 HS lên điền. - GV chốt lại đáp án. ? *Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì. Gồm những dạng nào. - GV: ngoài các dạng trên còn có đột biến chuyển đoạn - Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập. - 1 HS lên bảng điền, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?(17’) - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a Gồm các đoạn ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn ABCDEFGH Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn c Gồm các đoạn ABCDEFGH Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB Đảo đoạn ? Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST ? Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại? ? Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST - GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác. ?Trong đời sống và sản xuất cần làm gì để tránh hiện tượng đột biến cấu trúc NST. - HS tự nghiên cứu thông tin SGk và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST. - HS nghiên cứu VD và nêu được VD1: mất đoạn, có hại cho con người VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật. - HS tự rút ra kết luận. - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức - Sử dụng hợp lí các loại thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp và hoá chất trong đời sống để bảo vệ môi trường đất, nước. II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST?(14’) - Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó. - Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. IV.Củng cố(5’) - * Thế nào là đột biến cấu trúc NST, kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST? - Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật? V. Hướng dẫn học bài ở nhà(1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK. - Đọc trước bài 23: Đột biến số lượng NST. --------------------o0o---------------- Tuần: 12 Tiết: 24 Ngày soạn: 2 / 11 / 2015 Ngày dạy: 13 / 11 / 2015 Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - *Kể được một số dạng đột biến số lượng NST. - Nêu được nguyên nhân phát sinh và biểu hiện của đột biến số lượng NST ( thể dị bội ) - Nêu được cơ chế hình thành thể một nhiễm và thể ba nhiễm. 2. Kĩ năng: - Quan sát và thu thập thông tin qua SGK, thông tin internet . - Giáo dục các kĩ năng sống: + Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong nhóm, lắng nghe tích cực. + Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua phim ảnh . để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST. + Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 3. Thái độ: - Giáo dục môi trường: Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. 4. Định hướng các năng lực cần được hình thành: - Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Các kĩ năng khoa học: Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối liên hệ. B. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu kĩ các tranh hình SGK. - HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học. C. Hoạt động dạy học. I. Ổn định tổ chức(1’) II. Trả bài và Kiểm tra bài cũ(8’) - Trả bài kiểm tra một tiết và nhận xét. - Đột biến cấu trúc NST là gì? nêu một số dạng đột biến và mô tả dạng đột biến đó? - Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST? III. Bài mới(30’) GV giới thiệu khái niệm đột biến số lượng NST như SGK: đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về: ? Thế nào là cặp NST tương đồng. - 1 vài HS nhắc lại các khái niệm cũ. I. Hiện tượng dị bội thể (13’) - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị tương đồng. ? Thế nào là bộ NST lưỡng bội, đơn bội. - GV cho HS quan sát H 29.1 và 29.2 SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác. - Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm: ?* Thế nào là thể dị bội, Các dạng dị bội thể. ?Hậu quả của hiện tượng thể dị bội. ?Trong đời sống và sản xuất cần làm gì để tránh hiện tượng thể dị bội. - HS quan sát hình vẽ và nêu được: + Hình 29.1 cho biết ở người bị bệnh Đao, cặp NST 21 có 3 NST, các cặp khác chỉ có 2 NST. + Hình 29.2 cho biết người bị bệnh Tơcnơ, cặp NST 23 (cặp NST giới tính) chỉ có 1 NST, các cặp khác có 2 NST. - HS tìm hiểu khái niệm. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Sử dụng hợp lí các loại thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp và hoá chất trong đời sống để bảo vệ môi trường đất, nước ... thay đổi về số lượng. - Các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1). + Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2).... - Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ. - GV cho HS quan sát H 23.2 ? Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau. ? Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào. - Yêu cầu 1 HS trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội. - GV chốt lại kiến thức. - Cho HS quan sát H 29.2 và thử giải thích trường hợp hình thành bệnh Tơcnơ (OX) có thể cho HS viết sơ đồ lai minh hoạ. - Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được: + Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp. + Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào. + Hợp tử có 3 NST hoặc có 1NST trong cặp tương đồng. - 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát hình và giải thích. II. Sự phát sinh thể dị bội (17’) Cơ chế phát sinh thể dị bội: - Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong cặp tương đồng và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST. IV. Củng cố(4’) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. Bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng. 1. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? a. n, 2n b. 2n + 1, 2n -1 c. n + 1, n – 1 d. n, n + 1, n – 1. *2. Những dạng nào thuộc thể dị bội: a. Dạng 2n + 1 b. Dạng 2n c. Dạng n d. Dạng 2n - 1 V. Hướng dẫn học bài ở nhà(1’) Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK. Đọc trước bài 24. Tuần: 13 Tiết: 25 Ngày soạn: 09 / 11 / 2016 Ngày dạy: 17 / 11 / 2016 Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - *Nêu được nguyên nhân phát sinh, biểu hiện và cơ chế hình thành thể đa bội. - Phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội. 2. Kĩ năng: - Quan sát và thu thập thông tin qua SGK, thông tin internet . - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được ý niệm về sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống. - Giáo dục các kĩ năng sống: + Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong nhóm, lắng nghe tích cực. + Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua phim ảnh . để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST. + Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động sang tạo trong học tập. 4. Định hướng các năng lực cần được hình thành: - Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Các kĩ năng khoa học: Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối liên hệ. B. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu các tranh hình 24.1 đến 24.4 SGK. - HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học. C. Hoạt động dạy học. I. Ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra bài cũ(6’) - Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp thường thấy ở những dạng nào? Nêu hậu quả và cho VD? - Nêu cơ chế dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là 2n + 1 , 2n -1. III. Bài mới(31’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV nêu các câu hỏi: ? Thế nào là thể lưỡng bội ? Thể đa bội là gì - GV phân biệt cho HS khái niệm đa bội thể và thể đa bội. - Yêu cầu HS quan sát H24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi: ? Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào. ? Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào. ? Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên. ? Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng - GV lấy một số VD hiện tượng đa bội thể: dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu.... - Liên hệ đa bội ở động vật. - Lưu ý: Sự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST tăng quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi. * ? Nhắc lại thế nào là thể đa bội. Nguyên nhân và vai trò của thể đa bội? - HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được: + Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng. + Thể đa bội có số NST là bội số của n (lớn hơn 2n) - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, rút ra kết luận. - HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan. + Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. + Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào. + Khai thác đặc điểm: tăng kích thước lá, thân, củ, quả để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận ấy. - HS rút ra kết luận. - Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản nên ít gặp hiện tượng này ở động vật. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS dựa và kiến thức vừa học để trả lời. 1. Hiện tượng đa bội thể là gì?(8’) - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp cả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội của n (lớn hơn 2n): 3n, 4n, n.... - Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội của n gọi là thể đa bội. 2. Tính chất của thể đa bội (12’) - Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội " số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn " kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt. 3. Vai trò của thể đa bội(11’). - Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng. + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...) + Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. IV. Củng cố(4’) - Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ cuối bài. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài - *Chọn câu trả lời đúng: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? a. NST bị thay đổi về cấu trúc b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST. c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n. V. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) Học bài và làm câu 1, 3 vào vở bài tập. Nghiên cứu trước bài 25: Thường biến. Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống. --------------------o0o---------------- Trên đây là nội dung dạy học theo chủ đề môn sinh học, khối 9, chủ đề "Đột biến NST". Kính mong được sự đồng ý của tổ chuyên môn để tổ chức thực hiện. GIÁO VIÊN THIẾT KẾ Nguyễn Đức Truyền Nguyễn Thị Hương
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_chu_de_dot_bien_nhiem_sac_the_tru.doc