Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Rễ

I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ: RỄ

1. XÁC ĐỊNH MẠCH KIẾN THỨC

* Sinh học 6:

- Bài 9: Các loại rễ

- Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

- Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

- Bài 12: Thực hành: Quan sát biến dạng của rễ.

2. LÔGIC CẤU TRÚC KIẾN THỨC

- HS nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây, các loại rễ, các miền của rễ, chức năng các bộ phận của miền hút của rễ. 

- Từ đặc điểm cấu tạo HS mô tả được đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 

- HS giải thích được ý nghĩa của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.

II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ.

1.Kiến thức:

- HS nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây, các loại rễ, các miền của rễ, chức năng các bộ phận của miền hút của rễ. 

- Từ đặc điểm cấu tạo HS mô tả được đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 

- HS giải thích được ý nghĩa của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.

2. Kĩ năng

doc 12 trang Huy Khiêm 16/11/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Rễ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Rễ

Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Rễ
CHỦ ĐỀ: RỄ
Môn: Sinh học 6
I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ: RỄ 
1. XÁC ĐỊNH MẠCH KIẾN THỨC
* Sinh học 6:
- Bài 9: Các loại rễ
- Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
- Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Bài 12: Thực hành: Quan sát biến dạng của rễ.
2. LÔGIC CẤU TRÚC KIẾN THỨC
- HS nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây, các loại rễ, các miền của rễ, chức năng các bộ phận của miền hút của rễ. 
- Từ đặc điểm cấu tạo HS mô tả được đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 
- HS giải thích được ý nghĩa của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.
II. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ.
1.Kiến thức:
- HS nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây, các loại rễ, các miền của rễ, chức năng các bộ phận của miền hút của rễ. 
- Từ đặc điểm cấu tạo HS mô tả được đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 
- HS giải thích được ý nghĩa của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.
2. Kĩ năng
- Quan sát, đối chiếu, so sánh, kết luận qua phân tích thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm về tỉ lệ nước trong cây.
3. Thái độ: Vận dụng kiến thức chủ đề rễ vào thực tiễn cuộc sống.
4. Tích hợp liên môn
 - Tích hợp môn: Toán : Tính toán tỉ lệ nước trong cây.
- Tích hợp môn: Hóa học: Phân tích thành phần nước.
- Tích hợp môn: Mỹ thuật: Vẽ sơ đồ tư duy.
5. Các năng lực chung:
Năng lực
Nội dung
1. Năng lực tự học
* HS tự xác định được mục tiêu của chủ đề:
- Các loại rễ
- Cấu tạo miền hút của rễ
- Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Thực hành: Quan sát biến dạng của rễ.
- Vận dụng vào thực tiễn 
2. Năng lực giải quyết vấn đề
- Vì sao bộ rễ các cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
- Vì sao muối khoáng phải hòa tan trong nước thì mới được cây hấp thụ ?
- Tại sao rễ dài, to ra được ?
 - Vì sao cây có rễ ngập trong nước như bèo tây lại không có lông hút?
- Ý nghĩa của việc rễ cây lại biến dạng khi môi trường sống thay đổi?
3. Năng lực tư duy sáng tạo
- Tại sao cây ở trên cạn lại chết khi bị ngập nước lâu ngày?
- Muốn cây trồng có năng suất cao cần bón đủ loại phân bón?
4. Năng lực quản lí
- Kể tên các loại rế, các loại rễ biến dạng
5. NL giao tiếp
- Lắng nghe, trao đổi, trình bày, thuyết trình trên tranh.
6. NL hợp tác
- Cùng tìm mẫu vật, cùng trao đổi kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy.
7. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Khai thác tư liệu qua mạng Internet, tìm hiểu thông tin qua các chương trình truyền hình về rễ cây .
8. NL ngôn ngữ
- Tuyên truyền, vận động, giải thích.
*) Các năng lực chuyên biệt:
Các kỹ năng khoa học
Nội dung
1. Quan sát
- Hình thái, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, kết quả các thí nghiệm.
2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm
- Phân loại: Các loại rễ, các miền của rễ.
3. Tìm mối liên hệ
- Cấu tạo - Chức năng, Sinh vật – Môi trường.
4. Xử lí và trình bày các số liệu
- Hình ảnh các cây phát triển khác nhau khi điều kiện chăm sóc khác nhau.
5. Tính toán
- Tỉ lệ nước trong cây.
6. Xử lí và trình bày số liệu
- Lập bảng so sánh thành phần nước trong cây giữa các loại rau, củ, quả.
7. Đưa ra các tiên đoán
- Nước và muối khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào?
8. Giả thuyết
- Miền rễ nào là quan trọng nhất?
- Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển theo mạch gỗ hay mạch rây?
- Các loại muối khoáng khác nhau ảnh hưởng đến các bộ phận của cây cụ thể thế nào.
9. Biến và đối chứng
- Chậu cây thứ nhất tưới đủ nước, chậu thứ hai không tưới nước. Chậu cây thứ nhất tưới đủ các loại muối khoáng, chậu thứ hai chỉ thiếu muối đạm.
10. Thí nghiệm
- Làm thí nghiệm, ghi chép kết quả, so sánh, kết luận thành phần nước trong cây.
III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/ thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Kiến thức:
- HS nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây, các loại rễ, các miền của rễ, chức năng các bộ phận của miền hút của rễ. 
- Từ đặc điểm cấu tạo HS mô tả được đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 
- HS giải thích được ý nghĩa của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.
2. Kĩ năng
- Quan sát, đối chiếu, so sánh, kết luận qua phân tích thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm về tỉ lệ nước trong cây.
3. Thái độ: Vận dụng kiến thức chủ đề rễ vào thực tiễn cuộc sống.
- Nêu được các hình thái, cấu tạo của rễ, kể tên và chức năng các miền của rễ, các bộ phận của miền hút của rễ.
- Mô tả đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ. 
(1,2,3)
- Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Cho ví dụ
- Giải thích được tại sao rễ ăn sâu, lan rộng.
 (4,5)
 - Chỉ ra được đặc điểm của các loại rễ biến dạng phù hợp với môi trường sống thay đổi.
 (6,7)
- Muốn cây trồng có năng suất cao cần tưới đủ nước và bón đủ loại phân bón.
- Thiết kế được thí nghiệm để chứng minh vai trò của các loại muối khoáng khác nhau?
(8,9)
IV. Hệ thống câu hỏi, bài tập
STT
Mức độ nhận biết
1.
Có những loại rễ nào? 
2.
Rễ gồm có những miền nào? Nêu chức năng của mỗi miền?
3.
Nêu tên và chức năng những bộ phận của miền hút của rễ?
Mức độ hiểu
4.
Hãy phân biệt biệt rễ cọc và rễ chùm. Cho mỗi loại 5ví dụ? 
5.
Tại sao rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều? 
STT
Mức độ vận dụng thấp
6.
Nhà Nam có trồng cây trầu không đằng sau nhà. Nam thấy ngoài rễ cây mọc sâu trong đất, cây còn có rễ mọc ra từ các đốt thân, đó là loại rễ gì và có ích như thế nào cho cây? 
7.
Được đi thăm vườn cây Bác Hồ cùng bố mẹ trong dịp hè vừa qua, Mai rất vui. Có một cây làm Mai phân vân mãi, đó là cây bụt mọc, rễ cây đó không đâm sâu vào đất mà lại mọc ngược lên trên không trông giống như những ông bụt. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cho Mai hiểu tạii sao cây bụt mọc lại có rễ cây lạ như thế? 
STT
Mức độ vận dụng cao
8.
Muốn cây trồng có năng suất cao tại sao cần phải tưới đủ nước và bón đủ loại phân bón?
9.
Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh vai trò của muối lân (muối kali) với cây trồng?
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ
	- Thời lượng: 4 tiết trên lớp, thời gian học ở nhà: 2 tuần
Tiết
Bài
1
2
3
4
- Bài 10: Các miền của rễ, cấu tạo miền hút của rễ
- Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)
- Báo cáo: Các loại rễ, các loại biến dạng của rễ.
CHƯƠNG II : RỄ
Tiết 1 - Bài 9: CÁC MIỀN CỦA RỄ. 
Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. 
- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.
2. Kĩ năng, kỹ năng sống:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, trước lớp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bầy suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận về cấu tạo miền hút của rễ.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
* Phát triển năng lực học sinh: 
+ Năng lực tự học.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tự quản lí, giao tiếp, hợp tác. 
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Máy chiếu 
2.Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1')
Kiểm tra sĩ số:
 6A: 6B: 6C:
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng mỗi miền? 
3. Bài mới (32'): 
CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
	 Giới thiệu bài: Các miền của rễ cây đều rất quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ, cấu tạo cảu nó như thế nào? bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ (17')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV chiếu tranh hình 10.1 và 10.2 SGK giới thiệu:
+ Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.
+ Miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên hình).
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại.
- GV ghi sơ đồ lên bảngà cho HS điền tiếp các bộ phận.
- GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32.
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng, trao đổi và trả lời câu hỏi: 
- 1. Vì sao mỗi lông hút là một tế bào?
- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần của miền hút: vỏ và trụ giữa.
- HS xem chú thích của hình 10.1 tr.32 SGKà ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa.
-1à2 HS nhắc lại cấu tạo của phần vỏ và trụ giữa. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GVà HS khác bổ sung.
 Vỏ Biểu bì
 Thịt vỏ
Miền hút 
 Trụ giữa Mạch rây 
 Mạch gỗ
 Ruột 
- HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”. Ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.
- HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe.
1. HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bàođể trả lời lông hút là tế bào
- HS ghi bài vào vở
*Cấu tạo.
 - Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
(HS vẽ sơ đồ như bài dạy)
+ Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là do TB biểu bì kéo. Phía trong lông hút là TB thịt vỏ.
+ Trụ giữa: gồm các mạch gỗ và mạch rây.
 Hoạt động2:Tìm hiểu chức năng của miền hút (15')
- GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32, bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4.
- Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề:
1. Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?
2. Lông hút có tồn tại mãi không?
3. Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút?
- GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn.
- GV nhận xét phần trả lời của nhómà cho điểm nhóm nào trả lời đúng.
 - GV đưa ra câu hỏi: Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích?
- GV cho HS ghi bài
- HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2à ghi nhớ nội dung. 
- Thảo luận đưa ra được ý kiến: 
1. Phù hợp cấu tạo chức năng:
 Biểu bì: Các tế bào xếp sát nhauà Bảo vệ
2. Lông hút không tồn tại mải, già sẽ rụng.
3. Tế bào lông hút không có diệp lục, có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí nhân luôn nằm gần đầu lông hút.
- Đại diện của 1à2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xétà bổ sung.
- HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời
- HS kẻ bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”.
- Cức năng:
+ Vỏ: Bảo vệ các bộ phận trong rễ, hút nước và muối khoáng hoà tan, chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
+ Trụ giữa: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, là chứa chất dự trữ. 
4. Củng cố (5').
- Một vài học sinh đọc khung màu hồng.
 - Hãy vẽ sơ lược cấu tạo miền hút và chỉ rõ các bộ phận của chúng?
5. Dặn dò (2'):
 - Học bài và trả lời câu hỏi còn lại SGK.
 - Đọc phần Em có biết ?
- Soạn bài tiếp theo phần chuẩn bị cho bài sau. Bài tập SGK trang 23
 ------------------------------------------------------------------
Tuần: 5	Ngày soạn: 18/09/2016
Tiết: 10	 Ngày dạy: 23/09/2016
Bài 11. SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
( Chủ đề)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
2. Kĩ năng, kĩ năng sống:
- Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
- Kĩ năng tìm kiếm và xuwrlis thông tin về nhu cầu của nước, muối khoáng của cây, sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Kĩ năng trình bầy suy nghĩ / ý tưởng trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong khi chia se thông tin, trình bầy báo cáo.
* Phát triển năng lực học sinh: 
+ Năng lực tự học.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tự quản lí, giao tiếp, hợp tác. 
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1'): 
Kiểm tra sĩ số:
 6A: 6B: 6C:
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- Vì sao miền hút là phần quan trọng nhất của rễ? Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?
3. Bài mới (32') : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ 
Giới thiệu bài: Rễ không chỉ giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất, Vậy rễ cây thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào? 	
 Phát triển bài:
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
Hoạt động 1. Nhu cầu nước của cây (16')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+ Thí nghiệm 1
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK.
- Thảo luận theo 2 câu hỏi mục 6 thứ nhất:
1. Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
2. Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
- Sau khi HS đã trình bày kết quả à GV thông báo kết quả đúng để cả lớp nghe và bổ sung kết quả của nhóm nếu cần.
+ Thí nghiệm 2
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau quả ở nhà.
- GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục 6 thứ hai:
1. Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?
2. Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước.
- GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.
- GV hỏi: Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
(HS hoạt động nhóm)
- Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận nhómà thống nhất ý kiếnà ghi lại nội dung cần đạt được, đại diện của 1à 2 nhóm trình bày kết quảà nhóm khác bổ sung.
1. Để chứng minh là cây cần nước như thế nào. 
2. Dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước.
- Các nhóm báo cáoà đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.
- HS đọc mục 1 tr.35 SGKà thảo luận à Đưa ra ý kiến thống nhất
- HS trình bày ý kiếnà nhóm khác nhận xét và bổ sung.
1. Nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau.
2. HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS rút ra kết luận
- HS ghi bài.
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
1.Nhu cầu nước của cây
 Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
Hoạt động 2. Nhu cầu muối khoáng của cây (16')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+ Thí nghiệm 3
- GV cho HS đọc TN3 SGK tr.35, hỏi:
1. Theo em, bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?
2. Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thiết kế 1 thí nghiệm về tác dụng của muối lân và muối kali đối với cây trồng.
- GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm gồm các bước:
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm
+ Tiến hành: Điều kiện và kết quả.
- GV nhận xét bổ sung cho các nhóm vì đây là thí nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế.
- GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục 6.
1. Em hiểu như thế nào là vai trò của muối khoáng đối với cây?
2. Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định diều gì?
3. Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.
- GV nhận xét à cho điểm HS có câu trả lời đúng.
- HS đọc SGK kết hợp quan sát hình 11.1 và bảng số liệu ở SGK tr.36 à trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.
1. Xem nhu cầu muối đạm của cây.
2. HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV.
- 1à2 nhóm trình bày thí nghiệm.
- HS đọc mục 1 SGK tr.36 trả lời câu hỏi ghi vào vở.
1. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường	
2. Nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.
3. HS lấy ví dụ
- Một vài HS đọc câu trả lời.
2.Nhu cầu muối khoáng của cây
 Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.
4. Củng cố (5'). 
- Một vài học sinh đọc khung màu hồng.
- Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
- Có thể tiến hành những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng? Hãy trình bầy thí nghiệm đó.
- Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước?
5. Dặn dò (2'):
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách Đọc phần Em có biết ?
- Soạn bài tiếp theo Chuẩn bị cành trầu không, vạn niên thanh, củ cà rốt, củ cải, .... 
.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_chu_de_re.doc