Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 61: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

          1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

          * Kiến thức: 

Giúp Hs hệ thống lại các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học trong học kì I.

          * Kĩ năng: Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt  đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa vb hoặc tạo lập vb.

          * Thái độ: Có thái độ trân trọng, yêu quý TV.

          2. Phẩm chất, năng lực cần hình thanh và phát triển cho học sinh:

          - Năng lực tự học, đọc hiểu

          - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sang tạo

          - Năng lực hợp tác nhôm

          - Năng lực tinh toan trinh bày và trao đổi thông tin

          - Năng lực hình thành thí nghiệm

          II. CHUẨN BỊ:

           1. Giáo viên:

          Tham khảo tài liệu, hệ thống hoá kiến thức.

         Trả lời câu hỏi và làm các bài tập trong SGK

           2. Học sinh:

     Trả lời các câu hỏi,làm bài tập vào vở soạn.

          III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐẠY- HỌC:

          1. Ổn định lớp.

          2. Kiểm tra:   Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

          3. Bài mới:

doc 18 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 61: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 61: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 61: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo)
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
( TIẾP THEO)
TUẦN 16
Ngày soạn: 22. 12. 2020
Tiết 61. 
 	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	* Kiến thức: 
Giúp Hs hệ thống lại các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học trong học kì I.
 	* Kĩ năng: Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa vb hoặc tạo lập vb.
 	* Thái độ: Có thái độ trân trọng, yêu quý TV.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thanh và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sang tạo
	- Năng lực hợp tác nhôm
 	- Năng lực tinh toan trinh bày và trao đổi thông tin
	- Năng lực hình thành thí nghiệm
	II. CHUẨN BỊ:
 	 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, hệ thống hoá kiến thức.
 Trả lời câu hỏi và làm các bài tập trong SGK
 	 2. Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi,làm bài tập vào vở soạn.
 	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐẠY- HỌC:
 	1. Ổn định lớp.
 	2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 	3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn ( Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động) – ( 1 phút)
	Giới thiệu bài:
 Trong chương trình Tiếng Việt đã học ở học kì I- Lớp 8, chúng ta đã đợc tìm hiểu cả kiến thức về phần từ vựng cũng nh phần ngữ pháp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào một số tình huống, bài tập thực hành cụ thể 
	Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi và tiếp cận kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Kiến thức 1: ( 10 phút)
H: Thế nào là từ có nghĩa rộng và từ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
Hs- Từ có nghĩa rộng: Khi phạm vi nghĩa từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
 - Từ có nghĩa hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
H: Một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp là như thế nào?
Hs 1 từ ngữ có nghĩa R đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có ngĩa H đối với 1 từ ngữ khác.
H: Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Tại sao?
hs Chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ ngữ này so với từ ngữ khác.
GV: Các từ ngữ thường gặp trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa chỉ tồn tại trong từng văn cảnh. Do đó tính chất rộng – hẹp của chúng chỉ là tương đối.
H: Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?
H: Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng? ChoVD?
Hs- Cấp độ kquát của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ cùng loại.
 VD: Thực vật (DT) bao hàm: Cây, cỏ, hoa (DT) và Cây, cỏ, hoa lại bao hàm: Cây dừa, cỏ gà, hoa mai(DT).
- Trường TV là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa nhưng các từ trong trường TV có thể khác nhau về từ loại.
 VD: Trường TV “Người”:
 + Chức vụ của người: Giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch (DT)
+ Phẩm chất trí tuệ của người: Thông minh, sáng suốt, ngu đần.(Tính từ).
H: Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ?
- Từ tượng hình: Gợi tả h/ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sv.
H: Thế nào là từ tượng thanh? Cho VD?
- Là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
H Tác dụng của việc dùng Từ tượng hình, từ tượng thanh?
Hs câu văn có giá trị b/cảm cao, được dùng trong văn m/ tả, tự sự.
H: Thế nào là từ ngữ địa phương? biệt ngữ xã hội ? Cho VD?
Hs -TN địa phương: chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
 - Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong 1 tầng lớp XH nhất định.
H: Thế nào là nói quá? 
Hs Là bp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của svht đc miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tợng, tăng sức b.cảm.
H: Thế nào là nói giảm, nói tránh?
-> Là bp dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lsự
Kiến thức 2: ( 10 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu và làm bài tập 1.
H: Hãy giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên? Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung?
- Từ có nghĩa H: Truyền thuyết, Cổ
 Tích, Ngụ ngôn, Truyện cười.
+ Truyền thuyết: Là truyện dg kể về những nv, sk l/s xa xưa có nhiều yếu tố thần kì.
+Cổ tích: Là truyện dg kể về c/đ, số phận 1 số kiểu n/v quen thuộc: mồ côi, con riêng, em út, dũng sĩ, ...có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
+ Ngụ ngôn: Là truyện dg mượn truyện loài vật, đồ vật, hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
+ Truyện cười: Là truyện dg dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
- Trong những câu giải thích ấy có từ ngữ chung là: Là truyện dg.
H: Tìm trong ca dao các bài có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh?
H: Viết 2 câu trong đó có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh?
Gv Gợi ý: Có thể dùng 1 số từ: bệ vệ, chót vót, lênh khênh, ngoằn ngoèo, thướt tha, í ới, oang oang, lõm bõm, tí tách, róc rách,...
HS tự đặt câu.
Kiến thức 3: ( 10 phút)
H: Trợ từ là gì? Cho ví dụ?
Hs Là những từ chuyên đi kèm 1 số từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. 
Vd. những, có, chính, đích, ngay,...
H: Thán từ là gì? Cho ví dụ?
Hs Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
 - Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành câu đặc biệt.
Vd: - a, á, ới, ái, trời ơi,..
 - Này, vâng, ơi, dạ,...
H: Tình thái từ là gì? Cho ví dụ?
Hs Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hoặc biểu thị các sắc thái t/cảm của người nói.
 - TTT thường đứng ở cuối câu.
 TTT có 1 số loại đáng chú ý sau:
- TTT nghi vấn: à, ư, hả, chứ, chăng,...
- TTT cầu khiến: đi, nào, với,...
- TTT cảm thán: thay, sao,..
- TTT biểu thị sắc thái t/c: ạ, nhé, cơ mà,...
H: Có được sử dụng tình thái từ một cách tùy tiện không? Tại sao?
→ Không được sd tuỳ tiện (vì nó còn liên quan đến sắc thái tình cảm) nên phải chú ý đến thứ bậc, tuổi tác, quan hệ XH và tình cảm.
H: Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Cho VD? 
HS nêu khái niệm.
H: Có những phương tiện nào để nối các vế trong câu ghép?
Hs- Dùng từ ngữ có tác dụng nối: 1 qht; cặp qht; cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ đi đôi với nhau( cặp từ hô ứng).
 - Không dùng từ nối: Dùng dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy.
Kiến thức 4: ( 10 phút)
H: Đặt câu có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ?
a.- à?: TTT nghi vấn 
-Chính: trợ từ ( biểu thị thái độ đánh giá- chính anh chứ không ai khác)
b.- A: thán từ
- mỗi: trợ từ ( biểu thị thái độ đánh giá- chê ít)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn trích bài tập 2
- nuế tách các vế trong câu ghép thành các câu đơn được không?
- HS làm việc cá nhân và nêu kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn lại.
- Hs làm bài và nêu kết quả.
I. Từ vựng:
A. Lí thuyết:
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Vd1 R: Cây> cây cam, cây chuối, cây xoài,...
-Vd2 H: cá thu, cá lóc <cá.
-Vd3: động vật> thú> sư tử, hổ, sói,...
2. Trường từ vựng
Vd. TTV “người”:
+ Chức vụ của người: Giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch →(DT)
+ Phẩm chất trí tuệ của người: Thông minh, sáng suốt, ngu đần→(Tính từ).
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Vd. 
 ...cái miệng móm móm của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
-Từ ngữ địa phương: MN (gọi mẹ bằng má)- MB ( gọi mẹ bằng u)
-Biệt ngữ xã hội: HS- SV: trúng tủ, con ngỗng,...
5. Nói quá, nói giảm nói tránh.
-Vd nói quá:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông) 
- Vd Nói giảm nói tránh:
 Chữ viết của bạn chưa được đẹp lắm.
B. Thực hành:
1. 
 Truyện DG
Truyền thuyết
 Cổ
 tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
2. 
+ Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dới nớc thì ta lấy mình.
→ Nói quá: Khẳng định không bao giờ có chuyện như vậy xảy ra.
+ Gió đưa cây cải về trời 
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
→ Nói giảm nói tránh: Tránh gây cảm giác đau buồn.
+ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
→ Tượng thanh
+ Lom khom dới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
→ Tượng hình
3. Viết 2 câu trong đó có dùng tư tượng hình, từ tượng thanh:
II. Ngữ pháp:
A. Lí thuyết:
1. Trợ từ
VD. Nó ăn những 2 bát cơm
→( nó ăn nhiều)
2. Thán từ
A! Mẹ đã về. ( A: là thán từ)
3. Tình thái từ
Vd. Bạn chưa về à (TTT nghi vấn, ở cuối câu)
4. Câu ghép
B. Thực hành:
Bài 1. Viết 2 câu, trong đó có 1 câu dùng trợ từ và TTT, 1 câu dùng trợ từ và thán từ:
a. Anh làm bẩn sách của tôi à?
- Không!
- Anh đừng chối nữa. Chính anh hôm qua mượn tôi quyển sách này, lúc ấy bìa của nó vẫn còn trắng nguyên.
b. A! Mẹ đã về! Nhưng mà mẹ mua cho con mỗi hai chiếc bút thôi à?. 
 Bài 2. 
Câu 1 là câu ghép
- Nếu tách ra cũng được. Nhưng tách ra thành 3 câu đơn như vậy, mối liên hệ 3 sự việc liên tục nối tiếp nhau đương nhiên không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của 1 câu ghép, không làm nổi bật sức mạnh cuộc k/c chống Pháp.
Bài 3. 
Câu 1: Là câu ghép.
 (Nối bằng qht “cũng như”)
Câu 3: Là câu ghép.
 (Nối bằng qht “bởi vì”)
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:( 2 phút) GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung:
 GV hệ thống nội dung bài
	 IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/ bài học: ( 1 phút)
 	- Đọc lại các bài học có liên quan
 	 - Học theo quá trình ôn tập
 	- Học thuộc các khái niệm, lấy thêm ví dụ minh hoạ
 	 - Chuẩn bị bài mới: Thuyết minh về một thể loại văn học
	V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 62, 63. 
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	* Kiến thức:
	- Hiểu thế nào là văn thuuyết minh về 1 thể loại VH. Biết quan sát, nhận thức và dùng kết quả quan sát, nhận thức để suy ngẫm mà làm một bài văn thuyết minh.
	- Thấy đợc muốn làm 1 bài văn thuyết minh, chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
	- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
	- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
	* Kỹ năng:
	- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
	- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
	- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
	- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
	* Thái độ: GD học sinh ý thức tìm hiểu về các thể loại văn học.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thanh và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sang tạo
	- Năng lực hợp tác nhôm
 	- Năng lực tinh toan trinh bày và trao đổi thông tin
	- Năng lực hình thành thí nghiệm
	II. CHUẨN BỊ:
 	1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 Ghi các ví dụ ra bảng phụ
 	2. Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
 	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐẠY- HỌC:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn ( Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động) – ( 1 phút)
Giới thiệu bài:GV giới thiệu khái quát về kiểu bài và mục tiêu tiết học.
	Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi và tiếp cận kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Kiến thức 1 ( 15 phút)
- HS đọc đề bài
GV Ghi đề bài lên bảng.
GV Ghi bảng phụ 2 bài thơ.
HS quan sát- Đọc lại 2 bài thơ
- Yêu cầu HS đọc rõ ràng, mạch lạc.
H: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ?
H: Số dòng, số chữ có bắt buộc không? Có thể thêm bớt đợc không?
→ Bắt buộc, không thể thêm bớt.
H: Những tiếng có dấu thanh như thế nào thì được gọi là vần bằng? vần trắc?
Hs Những tiếng có thanh huyền, thanh ngang ( không dấu gọi là thanh bằng , kí hiệu chữ B.
 Tiếng có thanh: hỏi, sắc, nặng gọi là thanh trắc, kí hiệu chữ T. 
H: Em hãy ghi lại hai bài thơ đó bằng kí hiệu B – T ? 
HS Lên bảng ghi.
GV nhận xét bài làm của Hs.
H Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau?
Hs - Dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng T→Đối.
 - Dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng B→Niêm với nhau (dính với nhau).
GV: 
+Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6 ở các câu trên phải đối nhau về thanh điệu, phải là B-T-B hoặc T-B-T. Ngoài ra dòng trên và dòng dưới cũng phải đối thanh với nhau ở các vị trí ấy.-> Gọi là luật (đối).
+Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6 ở câu trên phải trùng thanh điệu với tiếng ở vị trí 2, 4, 6 của câu dưới thì gọi là niêm.
=> Bài thơ không đúng luật thì gọi là thất luật; không đúng niêm thì gọi là thất niêm.
H Quan sát kí hiệu B, T ở 2 bài thơ, cho biết dòng thơ nào đối nhau, dòng thơ nào niêm với nhau?
Hs trả lời: Đối và niêm.
* Lưu ý: Qui luật này chỉ đúng với các chữ: 2, 4, 6 trong các dòng, không cần đúng với các chữ: 1, 3, 5 trong các dòng.
 Nhất tam ngũ bất luận
 Nhị tứ lục phân minh.
GV: Vần là bộ phận của tiếng, không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau là những tiếng hiệp vần với nhau.
H: Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau?
H: Các vị trí hiệp vần nằm ở tiếng thứ mấy trong dòng thơ? Và cụ thể ở những dòng nào?
GV: Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa.
H: Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài được ngắt nhịp như thế nào?
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
 Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
1. Quan sát: 
a. Đọc lại hai bài thơ:
- Vào nhà ngục QĐ cảm tác
- Đập đá ở Côn Lôn
b. Nhận diện thể thơ
- Mỗi bài có 8 dòng (Bát cú)
- Mỗi câu có 7 chữ (Thất ngôn)
c. Luật bằng trắc:
* Bài “Vào nhà ngục QĐ cảm tác”:
T B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T B
B T T B B T T
B B B T T B B
* Bài “Đập đá ở Côn Lôn”:
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
d. Đối và niêm:
- Đối: Các cặp câu: 1-2, 3-4, 5-6, 7-8.
- Niêm: Các cặp câu: 2-3, 4-5, 6-7, 1-8.
e. Đặc điểm về vần:
- Bài “Vào ...cảm tác”: 
Lưu- tù- châu- thù- đâu (vần B)
- Bài “Đập đá...”:
Lôn- non- hòn- son- con (vần B)
- Gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Cả bài chỉ được gieo 1 vần, gọi là “độc vận”.
g. Ngắt nhịp:
 Thường là nhịp 4/3 và 2/2/3.
* Kiến thức 2 ( 10 phút)
H: Phần mở bài yêu cầu điều gì?
H: Với những kiến thức đã tích luỹ, thu thập được, em sẽ định nghĩa như thế nào? 
VD: Thơ TNBC là một thể thơ thông dụng có từ thời nhà Đường bên TQ, được các nhà thơ VN rất ưa chuộng. Các nhà thơ của chúng ta đã có rất nhiều tác phẩm viết theo luật thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
H: Nhiệm vụ chính của phần thân bài?
H: Cụ thể, đó là những đặc điểm nào?
H: Phần kết bài phải làm như thế nào?
-> GV chốt lại, đa ra ghi nhớ
- Gọi HS đọc
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 Nêu định nghĩa chung về thể thơ.
b. Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ:
- Số câu, số chữ
- Quy luật B – T
- Đối, niêm
- Cách gieo vần
- Cách ngắt nhịp.....
c. Kết bài:
Cảm nhận của ngời viết về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
* Ghi nhớ: (SGK-154)
 Hoạt động 3 ( 15 phút)
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
H Trong truyện ngắn, yếu tố nào quan trọng nhất?
Hs Yếu tố tự sự, Yếu tố MT, BC. Trong yếu tố tự sự có:Sự việc chính, Nhân vật chính, Nhân vật phụ, Sự việc phụ. Ngoài ra còn có Yếu tố MT, BC và đánh giá
H Kết bài cần đảm bảo nội dung nào? 
II. Luyện tập:
* Đọc bài đọc thêm: “Truyện ngắn”
 Đề: Thuyết minh đặc điểm chính truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
a. Mở bài: Nêu định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:
* Yếu tố tự sự: Là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của truyện ngắn.
- Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản lại cho con trai bằng mọi giá.
- Nhân vật chính: Lão Hạc – 1 lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhng chất phác, đôn hậu, thương con.
- Sự việc phụ: Con trai lão Hạc đi phu, Lão Hạc với cậu Vàng, Với ông giáo...
- Nhân vật phụ: Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, Vợ ông giáo...
* Yếu tố MT, BC và đánh giá: Là yêú tố bổ trợ, giúp truyện sinh động, hấp dẫn (đan xen vào các yếu tố tự sự)
c. Kết bài: Nêu cảm nhận của người viết về giá trị của truyện ngắn.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)
 Yêu cầu HS nhắc lại dàn ý của kiểu bài thuyết minh về 1 thể loại VH.
 IV. Kiểm tra đanh giá chủ đề/ bài học: ( 1 phút)\
- Học theo quá trình phân tích ví dụ
- Học thuộc ghi nhớ và dàn ý
- Hướng dẫn tự đọc Muốn làm thằng cuội; Hướng dẫn tự làm HĐNV Làm thơ 7 chữ.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
LUYỆN NÓI: 
THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
Tiết 64: 
 	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 	* Kiến thức: 
	- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng...của những vật dụng gần gũi với bản thân.
	- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
	* Kĩ năng: 
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
 	* Thái độ: 
 	- Yêu thích bộ môn, suy nghĩ độc lập.
 - Tự tin khi phát biểu trước đông người.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thanh và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, đọc hiểu
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sang tạo
- Năng lực hợp tác nhôm
- Năng lực tinh toan trinh bày và trao đổi thông tin
- Năng lực hình thành thí nghiệm
	II. CHUẨN BỊ:
 	1. Giáo viên:
 	 - Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy, đồ dùng trực quan (cái phích nước).
 	 - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trong SGK.
 	2. Học sinh: Lập dàn ý sau đó viết chi tiết vào vở soạn.
	 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐẠY- HỌC:
 	1. Ổn định lớp.
 	2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
 	- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải làm gì?
 	- Có mấy pp thuyết minh? Bố cục bài văn thuyết minh trong nhà trường cần có bố cục ntn? 
	Đ/a: - Quan sát, tìm hiểu svht cần TM, phải nắm được bản chất đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
	- Để bài văn có sức thuyết phục, sáng rõ, người viết phối hợp các pp TM:
1. Nêu đ/n, giải thích. 2. Liệt kê. 3. Nêu vd. 4. Số liệu, con số. 5. So sánh. 6. P/l, phân tích. 
 	3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn ( Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động) – ( 1 phút) Giới thiệu bài:
 Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Nhưng đứng trước 1 tập thể, nhiều người thường ngày vốn ăn nói khá sinh động lại tỏ ra lúng túng, ngượng nghịu! vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên. Bài học hôm nay, tiết luyện nói sẽ là cơ hội để các em làm quen trước tập thể có nhiều người. 
	Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi và tiếp cận kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Kiến thức : ( 10 phút)
(Kiểm tra sự chuẩn bị của HS- Vở bài soạn)
 HS đọc đề bài.-GV Ghi lên bảng.
H: Em hãy xác định yêu cầu của đề?
H Kiểu bài?
H Yêu cầu?
H: Để đạt được điều đó, em phải làm như thế nào?
Hs Quan sát, tìm hiểu.
 Gv cho hs xem cái phích nước ( Gv tháo nó ra).
HS Đọc nội dung Quan sát, tìm hiểu từ Sgk.
GV Hướng dẫn hs lập dàn ý.
H: Phần mở bài ta làm gì?
H Phần Mb, em sử dụng PP thnyết minh nào? ( Nêu đ/n)
* Các thương hiệu được dùng: Rạng đông (VN); Phích Trung Quốc cũng rất tốt, giá thành vừa túi tiền..
H: Sau khi đã giới thiệu, em sẽ thuyết minh về chiếc phích ở những phương diện nào?
Hs Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản.
H Cấu tạo gồm mấy phần?
Gv Những chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt nước nóng cả ngày, rất tiện dụng.
GV: Lưu ý: Mỗi 1 bộ phận các em còn phải thuyết minh kèm theo chất liệu, màu sắc, hình dáng, chức năng...
H: Nguyên lí giữ nhiệt của phích?
GV Vì ruột phích là bộ phận quan trọng nên khi mua phải chọn kĩ: Mang ra chỗ sáng, mở nắp ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy, thấy có điểm màu sẫm, chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o là phích tốt. Tháo phích ra xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn không.
H: Công dụng của phích?
H: Để phích được bền, ta phải bảo quản như thế nào?
GV Nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay. Vì đang lạng mà gặp nóng đột ngột, phích sẽ nứt, vỡ. Nên rót nước ấm khoản 50- 60 độ vào khoản 30 phút, sau đó mới đổ nước sôi vào, đậy nắp kín khoản 10 tiếng để theo dõi độ nóng của phích
- Muốn giữ nhiệt lâu không nên rót đầy mà chừa 1 khoản trống trên miệng phích để cách nhiệt.
- Buổi sáng đổ hết nước cũ còn lại trong phích ra, tráng qua cho sạch hết nước cặn còn đọng lại trong phích, rồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt.
H: Phần kết bài có nhiệm vụ gì?
H: Những tri thức cần thiết của đề bài này thuộc lĩnh vực nào?
Hs Tri thức khoa học thuộc lĩnh vực vật lí và đời sống.
H: Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài?
Hs Nêu định nghĩa, giải thích; Phân loại phân tích; Liệt kê; Nêu vd; Số liệu, con số.
Hoạt động 3. ( 30 phút)
GV Lưu ý: Khi thuyết minh cần phải có yếu tố miêu tả: Hình dáng bên ngoài, màu sắc, hình vẽ, chủng loại, từng chi tiết cụ thể,...
 Yếu tố biểu cảm: T/c của mình với cái phích nước.
-Gv Mỗi nhóm chỉ đại diện một bạn lên nói trước tập thể lớp.
 Trong quá trình nói, chú ý các mặt sau :
 + Phải giới thiệu về mình.
 + Tạo tư thế thoải mái nhưng phải nghiêm chỉnh.
 + Lời nói phải to, rõ
 + Mắt phải luôn hướng vào người nghe
 + Tránh cách nói như đọc thuộc lòng
 + Nội dung phải đúng yêu cầu.
 + Biểu dương bài nói có yếu tố miêu tả; Yếu tố biểu cảm: 
-GV gọi HS nhận xét (nội dung, chất giọng, nét mặt, cử chỉ, thái độ)
- Đề nghị Hs hoan nghênh để khích lệ tinh thần sau mỗi bạn trình bày
-Gv là người nhận xét, đánh giá và cho điểm sau cùng.
 Gv Nhận xét:
- Phát âm cho rõ ràng, dễ nghe.
- Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai.
- Sửa cách diễn đạt vụng về.
- Biểu dương những cách diễn đạt hay, sáng tạo .
- Chia HS thành 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung nói.
- Gọi HS đã chuẩn bị do nhóm đề cử lên trước lớp (Có thể trình bày 1 phần trong bài)
- GV theo dõi, nhắc nhở HS trình bày nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng, mạch lạc, phát âm rõ.
- Nhận xét cho điểm HS trình bày tốt.
GV: Ví dụ:
MB: Bên cạnh sự phát triển của KHKT, nhiều đồ dùng hiện đại phục vụ đ/s sinh hoạt trong gia đình đã ra đời. Bên cạnh đó, một số g/đ vẫn còn tận dụng những đồ dùng truyền thống, một trong những đồ dùng nhỏ bé mà vô cùng cần thiết không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi g/đ là cái phích nước.
Kb: Hiện nay trong nhiều gia đình khá giả đã có bình nước nóng để tắm, hoặc bình đun nước và giữ nhiệt cắm điện hiện đại. Nhưng đa số các gia đình có thu nhập vừa và thấp phải vẫn coi cái phích là một thứ đồ dùng quen thuộc, thông dụng và hữu ích, lại phù hợp với việc di chuyển. Giá cả cũng rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người l/đ , nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu, cái phích vẫn là vật dụng quen thuộc ở hiện tại và trong tương lai , cái phích vẫn giữ được vị trí vững chắc trong mỗi gia đình Việt.
I. Chuẩn bị:
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
1. Yêu cầu:
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Yêu cầu: trình bày được cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cái phích nước.
(Thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình).
b. Thân bài: Thuyết minh cụ thể, chi tiết về cái phích nước.
b1. Cấu tạo: Gồm có 2 phần:
 * Vỏ phích: 
 + Hình dạng: trụ tròn, có nhiều kích cỡ khác nhau ( nhỏ: ½ lít; lớn: 2,5 lít- cao khoản 45 cm).
 + Chất liệu: bằng nhựa ( bằng sắt)
 + Màu sắc: đa dạng (xanh, đỏ,...)
 + Nắp phích ( bằng nhôm, nhựa: đậy ruột phích), tay cầm, quai xách, đế phích.
*Ruột phích: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt.
 + Cấu tạo bằng 2 lớp thủy tinh tráng bạc, ở giữa là lớp chân không để làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong là lớp thuỷ tinh tráng bạc làm hắt nhiệt để giữ nhiệt, hình dạng tương ứng với vỏ phích.
+ Nút phích bên trong: làm bằng nhựa ( cây mềm). 
+ Miệng phích nhỏ (làm giảm khả năng truyền nhiệt).
b2. Nguyên lí giữ nhiệt: Vì ruột phích có 2 lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không nên nhiệt độ không truyền được ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc để hắt nhiệt vào. Muốn giữ nhiệt thì phải chống lại sự truyền nhiệt, khuếch tán nhiệt, làm cho nước mau nguội. Cấu tạo của cái phích nước là sự chống lại sự truyền nhiệt.
 Trong vòng 6 tiếng, nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
b3. Công dụng: Rất tiện dụng:
 + Pha trà
 + Pha sữa cho trẻ em
 + Tắm 
 + Nấu cơm, chế biến món ăn đỡ mất thời gian...
 + Ngâm các loại vật liệu trước khi chế biến
b4. Cách bảo quản: 
+ Để nơi an toàn.
+ Tránh xa tầm tay trẻ em. 
+ Vệ sinh phích thường xuyên.
c. Kết bài: 
 Khẳng định lại sự tiện lợi của phích nước ( vật dụng quen thuộc trong đ/s của người Việt).
II. Luyện nói trên lớp.
1. Chia tổ, nhóm thảo luận.
2. Trình bày trước lớp:
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:( 2 phút) GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung:
 Gọi HS nhắc lại bố cục và nhiệm vụ của các phần trong bài văn thuyết minh.
	 IV. Kiểm tra đanh giá chủ đề/ bài học: ( 1 phút)
	- Rút ra những điểm chưa được trong bài chuẩn bị của mình.
	- Sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
	- Chuẩn bị tiết sau: Luyện nói (tt).
	V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 16:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_16_tiet_61_on_tap_phan_tieng.doc