Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019
Tập làm văn LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
* Kiến thức: - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
* Kĩ năng: Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
* Thái độ: Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước đông người.
II. Chuẩn bị :
1.GV: Bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
2. HS: Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H ở nhà.
- Bài mới
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 28/09/2019 Tuần 8 Ngày dạy: Tiết 29-30 Tập làm văn LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. * Kĩ năng: Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. * Thái độ: Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước đông người. II. Chuẩn bị : 1.GV: Bảng phụ ghi dàn bài mẫu. 2. HS: Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H ở nhà. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2. Kiến thức 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài luyện nói. - GV yêu cầu học sinh tự kiểm tra việc chuẩn bị bài ( theo cặp ) - GV kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh cho các đề ở SGK và yêu cầu HS chuẩn bị kĩ cho các đề bài này để luyện nói. Các đề còn lại nêu yêu cầu gì ? Phần mở bài cần nêu những vấn đề gì? Phần thân bài cần nêu những vấn đề gì ? Phần kết bài cần nêu những vấn đề gì? - GV gọi 1 học sinh trình bày dàn bài của mình. - GV nhận xét, kết luận ( bằng bảng phụ dàn bài mẫu) - HS đối chiếu phần chuẩn bị bài ở nhà với dàn bài mẫu và tự chỉnh sửa. H đọc dàn bài tham khảo. Kiến thức 2: HS luyện nói trước nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm - HS: Nhóm trưởng cử một số thành viên trong nhóm trình bày bài nói. - GV theo dõi, sửa chữa lỗi cho học sinh - gv gọi 2 HS trình bày bài nói của mình - HS khác nhận xét, bổ sung - GV theo rõi, uốn nắn, lưu ý HS các mặt sau: + Cách phát âm + Cách diễn đạt + Nội dung của từng phần . + Biểu dương bài nói tốt . + Uốn nắn những bài chưa đạt yêu cầu Kiến thức 3: Đọc bài tham khảo. - 2 HS đọc truyện Em hãy nhận xét về ngôi kể, thứ tự kể cũng như tình cảm của người kể và nội dung biểu đạt? I. CHUẨN BỊ 1 Lậpdàn bài : * Đề bài: Tự giới thiệu về bản thân. a. Mở bài : Lời chào gởi đến người nghe. b. Thân bài : - Giới thiệu một số thông tin cá nhân. - Kể về sở thích của bản thân. - Giới thiệu về khả năng đặc biệt của bản thân, những thành tích đã đạt được và ước mơ. - Mong muốn được góp ý để hoàn thiện bản thân. c. Kết bài : Lời cảm ơn. 2. Dàn bài tham khảo Sgk- trang 77 II.LUYỆN NÓI Chia tổ luyện nói Mỗi tổ cử một đến hai đại diện III. ĐỌC BÀI THAM KHẢO - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Thứ tự kể: thời gian. Tình cảm, cảm xúc chân thành. - Miêu tả được quê hương có những mong muốn cho quê hương. 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Giáo viên nhận xét giờ luyện nói. - Nhấn mạnh yêu cầu : + Luyện nói phải có sự chuẩn bị tốt. + Nói trước tập thể phải bình tĩnh, tự tin. IV. Kiểm tra đánh giá - Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình. - Chuẩn bị bài tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 28/09/2019 Tuần 8 Ngày dạy: Tiết 31 Bài 8 Văn bản CÂY BÚT THẦN (Truyện cổ tích Trung Quốc) (Đọc thêm) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện hấp dẫn có nhiều chi tiết thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các chi tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. * Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện - Kể lại câu chuyện. * Thái độ: - Có ý thức vươn lên trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. 2.HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: Kiến thức 1. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn đọc ->đọc mẫu. - HS: 4 học sinh đọc nối tiếp nhau. Cho biết chú thích 3.8 được giải nghĩa bằng cách nào? HS: Từ đồng nghĩa. Xác định phần mở truyện, thân truyện, kết truyện. - HS: Trả lời Hãy nêu các sự việc chính của phần thân truyện. Kiến thức 2 Ai là nhân vật chính? Mã Lương được giới thiệu ntn? ML thuộc kiểu nhân vật nào? Nguyên nhân nào giúp ML vẽ giỏi? Câu tục ngữ nào phù hợp với câu nói trên? - HS: Câu TN: - Có chí thì nên - Có công mài sắt có ngày nên kim. Qua sự việc ML học vẽ thành tài ND muốn thể hiện quan niệm gì? GV chốt: Qua việc ML học vẽ thành tài ND muốn KĐ con người có thể vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công phu rèn luyện. ML dùng bút thần làm những việc gì? + Giúp người nghèo. + Trị kẻ ác... - HS đọc chi tiết ML vẽ giúp người LĐ nghèo. ? Vì sao ML không vẽ cho họ của cải có sẵn ( thóc,gạo, vàng bạc...)? GV mở rộng: ML là người lao động nên rất coi trọng lao động. Có dụng cụ LĐ và chỉ có LĐ thì cuộc sống mới có ý nghĩa dài lâu. LĐ sẽ tạo ra mọi của cải vật chất. ML làm điều này có ý nghĩa sâu sa và thiết thực. Tìm câu TN nói về LĐ chân chính? - HS: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Nêu ý nghĩa của truyện. Trình bày nghệ thuật. I. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc - tìm hiểu chú thích. 2. Tìm bố cục và tóm tắt truyện * Bố cục: 3 phần Đ1: Mở truyện Từ đầu đến ... “đặc hình vẽ”. Đ2: Thân truyện Tiếp theo đến -> “sóng hung dữ”. Đ3: Kết truyện: Còn lại * Sự việc chính: - Mã Lương dốc lòng học vẽ và được thần thưởng cho bút vẽ. - Mã Lương đem tài năng vẽ giúp nhân dân lao động. - Mã Lương đem tài năng trừng trị kẻ ác. II. Đọc- hiểu văn bản a. Nhân vật Mã Lương: * Hoàn cảnh: - Sớm mồ côi cha mẹ. - Sống băng nghề kiếm củi. - Rất thích học vẽ. -> Được thần giúp đỡ trao bút thần. - >ND muốn thể hiện quan niệm về khả năng kì diệu của con người. Con người có thể vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công phu rèn luyện. * Dùng tài năng làm việc thiện, chống cái ác. - ML vẽ giúp người LĐ nghèo: dụng cụ LĐ => muốn họ tự lực cánh sinh, phải sống bằng chính sức LĐ của mình thì cuộc sống mới có ý nghĩa lâu dài. - Mã Lương trừng trị kẻ ác. + Dùng tài năng và giá trị của cây bút thần lần lượt giết chết kẻ ác. >HĐ của Mã Lương thể hiện sự đấu tranh không khoan nhượng . Với kẻ thù cần phải tiêu diệt tận gốc rễ. Ước mơ được sống tự do, được giải phóng của nhân dân. * Chi tiết nghệ thuật lí thú gợi cảm: - ML vô tình để giọt mực rơi vào mắt cò , cò bay đi - chi tiết đặc sắc giàu NT là nhịp cầu nối liền 2 cuộc đấu tranh đưa mạch truyện phát triển hợp lí, tự nhiên. Nó chứng tỏ tài năng siêu phàm của ML vẽ tranh thành thật. b. Ý nghĩa truyện. - Truyện thể hiện quan niệm về công lí XH người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh, được nhận phần thưởng xứng đáng kẻ ác bị trừng trị. - KĐ tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa chống lại cái ác. KĐ NT chân chính thuộc về nhân dân, thuộc về người có tâm, tài, khổ công luyện tập. 4. Nghệ thuật - Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo. - Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến. - Kết thúc có hậu. 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Qua phần này em hiểu gì về ý nghĩa và giá trị của lao động? - Nêu các sự việc chính của truyện? - Bài tập trắc nghiệm . Khoanh tròn ý đúng * Ước mơ nổi bật của người dân LĐ trong truyện Cây bút thần là. A. Thay đổi hiện thực B. Sống yên lành C. Thoát khỏi áp bức bót lột D. Về khả năng kì diệu của con người (*). IV. Kiểm tra đánh giá - Đọc lại phần bài giảng đã học - Tiếp tục nghiên cứu truyện này, giờ sau học tiếp. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 28/09/2019 Tuần 8 Ngày dạy: Tiết 32 Tiếng Việt DANH TỪ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Khái niệm của danh từ: + Nghĩa khái quát của danh từ. + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp). - Các loại danh từ. * Kĩ năng: - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Sử dụng danh từ để đặt câu. *Thái độ: - Có ý thức trong cách dùng từ, đặt câu. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. 2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ * Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau: a. Hùng là một người rất cao ráo. ( Cao lớn) b. Bài toán này hắc búa thật.( Hóc búa) 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 2: Kiến thức 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ. - HS đọc và hiểu VD. Xác định danh từ trong cụm in đậm trong câu. Trước và sau danh từ trong cụm danh từ còn có những từ nào? Tìm các danh từ khác trong câu. Các danh từ này biểu thị ý nghĩa gì? Danh từ thường làm chức vụ gì trong câu? HS: Đọc ghi nhớ GV chốt: Danh từ là những từ chỉ người, vật , hiện tượng, khái niệm. Danh từ có thể kết hợp với số từ, chỉ từ, danh từ làm CN trong câu. Kiến thức 2. HĐ 2: Phân loai danh từ. - HS đọc và nêu yêu cầu VD. Nghĩa của từ in đậm có gì khác danh từ đứng sau? Thay thế các từ in đậm = từ khác rồi rút ra nhận xét. - Trường hợp nào thay đổi? Trường hợp nào không thay đổi? Vì sao có thể nói “3 thúng gạo rất đầy” mà không thể nói “6 tạ thóc rất nặng”? GV chốt: có 2 loại DT: DT chỉ sự vật DT chỉ đơn vị - Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm. + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. + DT chỉ đơn vị quy ước gồm: Quy ước chính xác. Quy ước ước chừng. - HS đọc ghi nhớ Kiến thức 3 - HS: Đọc và nêu yêu cầu. Liệt kê danh từ chỉ sự vật em biết và tự đặt câu. Tìm danh từ chuyên đứng trước DT chỉ người và chuyên đứng trước DT chỉ vật. Liệt kê danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác., danh từ đơn vị quy ước ước chừng. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ 1. Ví dụ ( SGK) 2. Nhận xét - Danh từ: con trâu - Trước DT có từ “ba”->chỉ số lượng - Sau DT có từ “ấy” ->là chỉ từ - Các DT khác: Vua, làng, gạo nếp, thúng. => Biểu thị ý nghĩa chỉ người, vật, kn... - DT thường kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau. - DT thường làm chủ ngữ trong câu - DT làm VN khi có từ là đứng trước. * Ghi nhớ ( SGK) II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT 1. Ví dụ ( SGK) 2. Nhận xét * DT : - con , viên chỉ loại - thúng, tạ chỉ đơn vị đo lường - DT đứng sau: ( trâu, gạo, quan, thóc) chỉ sự vật, người ... * Trường hợp không thay đổi: danh từ chỉ loại, chỉ đơn vị tự nhiên. + Thay con bằng chú, bác + Thay viên bằng tên, ông -> Đơn vị tính, đếm, đo lường không thay đổi vì các từ này không chỉ số đo, số đếm ( đơn vị tự nhiên). - Trường hợp thay đổi: danh từ chỉ đơn vị đo lường, quy ước. VD: + Thay thúng = rổ, rá, bồ + Thay tấn = tạ, cân -> đơn vị đo lường sẽ thay đổi. * Nói 3 thúng gạo rất đầy được vì thúng là danh từ chỉ số lượng ước phỏng nên nó có thể được miêu tả bổ sung về số lượng. - Không thê nói “ 6 tạ thóc rất nặng” vì khi sự vật đã được tính, đếm đo lường chính xác = đơn vị quy ước thì nó không thể được miêu tả về lượng. * Ghi nhớ ( SGK) III. LUYỆN TẬP. 1. Liệt kê một số danh từ. Đặt câu. - Tôi là học sinh lớp 6. - Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé. 2. Liệt kê các loại từ - DT đứng trước DT chỉ người. + Ông, bà, cô, chú, bác, chị, ngài, viên, vị... + Cái , con, tấm, bức, quyển. 3. Liệt kê các danh từ - Mét, tạ, phân, li, kg, gam ( chính xác) - Mở, đoạn, nắm, bỏ ( ước chừng) 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Nêu đặc điểm của DT, chỉ rõ sự phân loại DT. - BT: thay từ lá trong lá thư bằng các từ: Bức, chiếc, cái, và giới thiệu rõ ý nghĩa từng tổ hợp từ. IV. Kiểm tra đánh giá - Xem lại nội dung bài. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu. - Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học. - Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả. - Đọc và nghiên cứu bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.docx