Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019
Bài 7 Văn bản EM BÉ THÔNG MINH
( Cổ tích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
*Kiến thức: Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác phẩm; Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt; Tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
* Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh; Kể lại được truyện.
*Thái độ: Đề cao và coi trọng sự thông minh của con người.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi những thử thách của chú bé.
2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Kể chuỗi sự việc của truyện Thạch Sanh.
- Kể đoạn truyện Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 21/09/2019 Tuần 7 Tiết 25 Bài 7 Văn bản EM BÉ THÔNG MINH ( Cổ tích) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ *Kiến thức: Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác phẩm; Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt; Tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. * Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh; Kể lại được truyện. *Thái độ: Đề cao và coi trọng sự thông minh của con người. II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ ghi những thử thách của chú bé. 2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Kể chuỗi sự việc của truyện Thạch Sanh. - Kể đoạn truyện Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa. 3. Dạy bài mới HĐ 1. Hoạt động của thầy và trò NỘI DUNG HĐ 2 . Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - GV đọc mẫu. 4 HS đọc nối tiếp nhau. - Yêu cầu HS giải nghĩa một số chú thích là từ Hán Việt. Truyện có thể chia đoạn ? Nêu ND mỗi đoạn? GV có thể giới thiệu cách tìm bố cục theo kết cấu bài TLV. * Mở truyện: Vua sai quan đi tìm người tài ... * Thân Truyện: + Em bé giải câu đố của quan. + Em bé giải câu đố của Vua. + Em bé giải câu đố của sứ thần. * Kết Truyện: Em bé trở thành trạng nguyên. GV giảng: Dùng câu đố thử tài nhân vật là một hình thức rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. ? Theo em dùng câu đố để thử tài có tác dụng gì? Sự thông minh mưu trí của em bé được trải qua thử thách mấy lần? - HS: Qua 4 lần ? Vì sao lần thử thách sau khó hơn lần trước? ( người thử tài, tính chất câu đố, đối tượng giải đố)? - HS: + Người thử tài em bé có địa vị tài năng cao dần. Viên quan, vua, Sứ thần. + Tính chất câu đố khó dần. + Những đối tượng người giải đố (người bị thử thách) cũng tăng dần về địa vị, trí tuệ nhưng đều bó tay bất lực. GV giảng: SS tài năng của em bé với từng đối tượng và trí tuệ của đối tượng cũng tăng dần, chính điều này làm nổi bật sự thông minh của em bé. ? Trong mỗi lần thử thách em bé dùng cách gì để giải đố? - HS: Trả lời. GV chốt: Nhân vật em bé thông minh đã trải qua 4 lần thử thách, tính chất mỗi lần thử thách khó hơn, hóc búa hơn song nhân vật đều vượt qua với những cách giải đố rất thông minh, giải đố theo những cách rất thông thường trong dân gian nhưng không phải ai cũng nghĩ ra. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập ? Kể một vài câu chuyện có nội dung tương tự truyện “Em bé thông minh” ? Nhân vật em bé thông minh thuộc loại nhân vật nào trong truyện cổ tích? - HS: Nhân vật thông minh I. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc hiểu chú thích 2. Bố cục và tóm tắt * Bố cục: 4 đoạn: Đ1: Từ đầu đến tâu Vua. Đ2: Tiếp đến “ ăn mừng với nhau” Đ3: Tiếp đến ban thưởng rất hậu Đ4: còn lại. 3. Phân tích a. Hình thức thử tài . - Dùng câu đố. + Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng. + Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. + Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc. * Những thử thách đối với em bé: - Câu hỏi của viên quan, câu hỏi của nhà vua, câu hỏi của sứ thần. * Cách giải đố. Lần 1: đố lại viên quan. Lần 2: Để vua tự nói ra điều phi lí trong câu đố của mình. Lần 3: đố lại Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian. * Luyện tập 4.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Kiểm tra, đánh giá - Tóm tắt những lần thử tài em bé thông minh. - Trong đời sống em đã gặp trường hợp nào thể hiện trí thông minh như truyện này chưa? - Bài tập trắc nghiệm. Chiến thắng của em bé thông minh có được sự giúp đỡ của thần linh hay không? A. Không được thần linh giúp đỡ. B. Thần linh giúp đỡ nhưng con người không nghe thấy. C. Có được thần linh mách bảo. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/09/2019 Tuần 7 Ngày dạy: Tiết 26 Văn bản EM BÉ THÔNG MINH ( Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức, kĩ năng và mục tiêu * Kiến thức: Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác phẩm; Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt; Tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. * Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại; Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh; Kể lại được truyện. * Thái độ: Đề cao và coi trọng sự thông minh của con người. II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ ghi những thử thách của chú bé. 2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học. Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nhân vật em bé đã thể hiện sự thông minh qua những lần thử thách ntn? Dạy bài mới HĐ 1 Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 2 Hướng dẫn phân tích ( Tiếp) Những lời giải đố của em bé dựa vào điều gì? - HS: Trả lời. GV: những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống. Làm cho người ra câu đố , người chứng kiến, nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, lí thú giản dị . ? Qua những cách giải đố của em bé tác giả dân gian đề cao cái gì? ? Hãy nêu những nét nổi bật về nghệ thuật của truyện? - HS: Trả lời. Hãy nêu ý nghĩa truyện qua các ý sau: + Truyện đề cao cái gì? + Ý nghĩa để mua vui hay phê phán? ? So sánh xem sự thông minh của em bé là sự thông minh nào? ( thông minh từ việc miệt mài học tập hay trí khôn dân gian?) - HS thảo luận nhóm. ? Theo em, ngày nay một thiếu niên ntn thì được coi là thông minh? - HS: Bộc lộ quan điểm -> HS khác bổ sung. - GV : Bổ sung và khẳng định. - HS đọc ghi nhớ. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập. - Kể lại truyện. - Yêu cầu HS kể chuyện theo tuỳ sự việc. 3. Phân tích * Cơ sở của sự giải đố. - Dựa vào kiến thức đời sống hằng ngày. -> Đề cao trí tuệ , sự thông minh dân gian. b. Nghệ thuật: - Dùng câu đố -> Tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Dẫn dắt sự việc với mức độ tăng dần -> Tạo nên tiếng cười hài hước. c. Ý nghĩa truyện. - Đề cao sự thông minh của con người, đề cao kinh nghiệm đời sống. - Truyện có ý nghĩa mua vui. - Sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế. * Ghi nhớ ( SGK) II. LUYỆN TẬP Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Tự kể chuyện và xem lại nội dung bài học - Ôn tập chuẩn bị KT 45’ văn học - Đọc và nghiên cứu bài Chữa lỗi dùng từ IV. Kiểm tra đánh giá - Nhân xét về sự thông minh của em bé. - Bài tập trắc nghiệm: Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì? A. Gây cười. B. Phê phán những kẻ ngu dốt C. Khẳng định sức mạnh của con người D. Ca ngợi, KĐ, trí tuệ, tài năng của con người.(*) IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/09/2019 Tuần 7 Tiết 27 Tiếng Việt CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ *Kiến thức: Nhận ra được lỗi do dùng từ không đúng nghĩa; Cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa. *Kĩ năng: Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa; Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ. *Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa. II. Chuẩn bị: 1. GV : Bảng phụ, Từ điển. 2. HS: Đọc và nghiên cứu bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nhận xét về đặc điểm lỗi lặp và lẫn lộn từ gần âm. - Trình bày bài tập sưu tầm lỗi lặp từ và lẫn lộn từ gần âm. 3. Bài mới HĐ 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Dùng từ không đúng nghĩa - HS đọc bài tập Chỉ ra lỗi dùng từ trong những câu sau? GV giải thích tại sao các từ này sai: + Yếu điểm: điểm quan trọng. + Đề bạt: cử lên giữ chức vụ cao hơn. + Chứng thực: xác nhận đúng sự thật. ? Thay từ dùng sai bằng từ khác cho đúng? ? Em hãy chỉ ra nguyên nhân lỗi của các câu văn trên? Nên khắc phục lỗi sai = những cách nào? HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. Gạch 1 gạch dưới các từ kết hợp đúng? - HS: Trả lời - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Điền từ thích hợp vào ô trống: - HS: Trả lời - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS: Chữa lỗi dùng từ I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA 1. VD: ( SGK) 2. Nhận xét - Từ dùng sai: yếu điểm, đề bạt, chứng thực. * Sửa: a. Mặc dù còn một số nhược điểm ... b. Trong cuộc họp lớp, Lan... nhất trí bầu làm.. c. Nhà thơ.... được tận mắt chứng kiến. * Nguyên nhân: - Do không biết nghĩa - Do hiểu sai nghĩa - Hiểu nghĩa không đầy đủ * Cách khắc phục - Nếu không hiểu, chưa hiểu thì không dùng. - Chưa hiểu phải tra từ điển. II. LUYỆN TẬP Bài 1 Các trường hợp dùng từ đúng nghĩa: - Bản tuyên ngôn - Tương lai xán lạn - Bôn ba hải ngoại - Bức tranh thuỷ mặc - Nói năng tuỳ tiện Bài 2 a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn Bài 3 : chữa lỗi dùng từ a. Thay từ tống = tung b. thay từ bao biện = nguỵ biện c. thay từ Tinh tú = tinh tuý 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Làm bài tập trong sách bài tập. - Sưu tầm lỗi dùng từ trong bài viết của bạn. IV. Kiểm tra đánh giá - Trình bày nguyên nhân của từ dùng sai nghĩa. - Bài tập: Gạch chân từ dùng không chính xác trong câu sau: a. Mùa Xuân về , tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dặc. b. Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/09/2019 Tuần 7 Tiết 28 KIỂM TRA VĂN HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ *Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức đã học. - Tích hợp với phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn. * Kĩ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học, so sánh, dựng đoạn văn. - Ý thức làm bài độc lập. * Thái độ: Có ý thức trong học tập và yêu thích môn văn học. II. Chuẩn bị: 1. GV: Ra đề, dáp án, biểu điểm. 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học. III. Tổ chức các hoạt động dạy học MA TRẬN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL Con Rồng, cháu Tiên c7 0.5đ C3 3đ 2 3,5đ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh c1,2 0.5đ c3,4,5,6 1đ 6 1,5đ Truyền thuyết C1 2đ 1 2đ Chủ đề chung c8 1đ C2 2đ 2 3đ Tổng 3 1đ 5 2đ 3 7đ 11 10đ 2. ĐỀ KIỂM TRA I.Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . * Đoạn văn : “ Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà của, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? a. Con Rồng, cháu Tiên b. Sơn Tinh, Thủy Tinh c. Thánh Gióng d. Thạch Sanh 2. Đoạn văn trên thuộc thể loại nào ? a. Cổ tích b. Truyện cười c. Truyền thuyết d. Ngụ ngôn 3. Đoạn văn trên trình bày nội dung gì ? a. Vua Hùng kén rể. b. Thủy Tinh đánh Sơn Tinh. c. Sơn Tinh, Thủy tinh đến cầu hôn. d. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh. 4. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là: a. Miêu tả b. Biểu cảm c. Nghị luận d. Tự sự 5. Câu chủ đề là câu nào ? a. Câu 1 b. Câu 2 c. Câu 3 c. Không có câu nào 6. Các hoạt động của nhân vật được kể theo trình tự nào ? a. Sau – trước b. Trước – sau c. Trước sau cùng nhau c. Không theo thứ tự nào 7. §iÒn c¸c tõ “ thèng nhÊt, nguån gèc, ®oµn kÕt” vµo chç trèng sao cho ®óng víi néi dung ý nghÜa cña truyÖn. TruyÖn “Con Rång ch¸u Tiªn” nh»m gi¶i thÝch suy t«n (1) gièng nßi vµ thÓ hiÖn ý nguyÖn ..(2) thèng nhÊt céng ®ång cña ngưêi ViÖt. 8. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. ( 1đ) A B A+B 1 Con Rồng cháu Tiên a Giải thích di tích làng Cháy 1+ 2 Bánh chưng, bánh giầy b Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt 2+ 3 Sự tích Hồ Gươm c Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi 3+ 4 Thánh Gióng d Giải thích tên gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm 4+ e Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết vừa học? ( 2đ) Câu 2: Hãy nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?(2đ) Câu 3 : Viết đoạn văn ngắn nói rõ ý nghĩa của hình tượng “ Bọc trăm trứng” và ý nghĩa của truyện “ Con Rồng cháu Tiên” ( 3đ) 3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b c b d a b Câu 7: ( 1) Nguồn gốc ( 2) Đoàn kết Câu 8: 1 - c, 2 - e, 3 - d, 4 - a. Phần II: Tự luận ( 7 điểm) Câu 1( 2điểm): Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Nhiều truyền thuyết thời vua Hùng có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. VD: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Bánh chưng, bánh giầy.... Câu 2( 2 điểm): So sánh truyền thuyết và cổ tích. * Giống nhau: - Là truyện dân gian, có yếu tố kì ảo hoang đường. * Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích - Nhân vật: + Nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử. - Mục đích: + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. + Có cốt lõi lịch sử. + Là người bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, động vật. + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lòng nhân ái, lẽ công bằng + Không liên quan đến lịch sử. Câu 3 ( 3 điểm): MĐ: Giới thiệu chung về tác phẩm. TĐ: - Ý nghĩa “Bọc trăm trứng”: Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù miền ngược hay miền xuôi, trong nước hay ngoài nước đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ. - Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. KĐ: Khẳng định ý nghĩa truyện. 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Ôn lại kiến thức đã học. - Đọc và nghiên cứu bài: Luyện nói kể chuyện. IV. Kiểm tra đánh giá: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_7_nam_hoc_2018_2019.doc