Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

 

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

* Kiến thức

  • Kiểm tra kiến thức của học sinh về văn tự sự, chủ đề trong văn tự sự, cách viết bài văn kể chuyện bằng lời văn củaem.
  • HS củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự, nắm chắc đặc điểm của văn tự sự về chủ đề, sự việc, nhân vật trong văn tự sự vàcách làm bài văn tự sự.

*Kĩ năng

  • HS tạo lập được VB tự sự đảm bảo yêu cầu về nhân vật, sự việc, chủ đề và bố cục.
  • HS biếtkể lại chuyện một cách mạch lạc, diễn cảm bằng lời văn của mình, câu văn ít sai lỗi chính tả.

*Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài.

2.Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
  • Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm.
  1. CHUẨN BỊ
  • Đề kiểm tra.
  • Giấy kiểm tra, ĐDHT.
  1. ĐỀ

Kể lại một truyện (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.

* GỢI Ý

Yêu cầu HS theo các bước:

  • Tìm hiểu đề.
  • Tìm ý.
  • Lập dàn ý.
  • Viết bài.
  • Sửa chữa, chép sạch.
docx 9 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 07/09/2019
Tiết 17-18. Tuần 5
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức
Kiểm tra kiến thức của học sinh về văn tự sự, chủ đề trong văn tự sự, cách viết bài văn kể chuyện bằng lời văn của em.
HS củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự, nắm chắc đặc điểm của văn tự sự về chủ đề, sự việc, nhân vật trong văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
*Kĩ năng
HS tạo lập được VB tự sự đảm bảo yêu cầu về nhân vật, sự việc, chủ đề và bố cục.
HS biết kể lại chuyện một cách mạch lạc, diễn cảm bằng lời văn của mình, câu văn ít sai lỗi chính tả.
*Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài.
2.Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm.
CHUẨN BỊ
Đề kiểm tra.
Giấy kiểm tra, ĐDHT.
ĐỀ
Kể lại một truyện (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
* GỢI Ý
Yêu cầu HS theo các bước:
Tìm hiểu đề.
Tìm ý.
Lập dàn ý.
Viết bài.
Sửa chữa, chép sạch.
Khi nộp bài, HS nộp luôn dàn ý.
 Hình thức : Trình bày sạch sẽ, khoa học. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Viết đầy đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB.
IV.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
H tiếp tục viết bài viết ở các đề còn lại. (Chọn 1 đề để viết)
V.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 07/09/2019.
Tiết 19. Tuần 5
Bài 5 Tiếng Việt TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
*Kiến thức
Nhận biết được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
Biết cách cách đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển
*Kĩ năng
HS thực hiện được: Nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
*Thái độ
HS có ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa sao cho phù hợp trong các hoạt động nói viết
Tình yêu tiếng Việt.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác.
Phẩm chất: tự tin, tự chủ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải nghĩa của từ? Đó là những cách nào? Hãy giải nghĩa từ “tuấn tú”,” trạng nguyên”.
3. Bài mới:
HĐ 1Tìm nghĩa của từ “đi”.
HS giải nghĩa từ đi (hoạt động dời khỏi chỗ bằng 2 chân,...; chết;...)
GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
HĐ :2 
 Tìm hiểu từ nhiều nghĩa
Hs: đọc ví dụ sgk/ 53.
Giải nghĩa từ chân theo nhiều cách ? Hs: thảo luận nhóm (1bàn/nhóm)
Hs: trình bày kquả thảo luận, nxét, bsung.
TỪ NHIỀU NGHĨA
Ví dụ:
Từ “chân” có một số nghĩa sau:
Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi,
Gv: treo bảng phụ ghi sẵn các đáp án.
? Thống kê các từ chân trong ví dụ ?
? Từ chân nào đc hiểu theo nghĩa 1 ? Từ
chân nào đc hiểu theo nghĩa 2 ?
? Em có nxét gì về nghĩa của từ chân ?
? Tìm thêm 1 số từ ngữ khác có nhiều nghĩa như từ chân ? (Ví dụ từ : mắt )
+ Cơ quan nhìn của người hay động vật.
+ Chỗ lồi lõm giống hình 1 con mắt ở thân cây.
+ Bộ phận giống hình 1 con mắt ở vỏ 1 số quả.
? Từ compa, kiềng, bút có mấy nghĩa ?
? Qua đây, em có nxét gì về nghĩa của từ? Hs: đọc ghi nhớ sgk. Gv chốt kthức.
 Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Tìm mqhệ giữa các nghĩa của từ chân
trong các ví dụ ở mục I ?
- Bộ phận cuối cùng để đi, đứng, đỡ.
? Đâu là nét nghĩa gốc của từ chân ?
? Các nét nghĩa còn lại của từ chân ta gọi là nghĩa gì ?
? Vậy em hiểu tnào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển ?
GV: Việc thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
đứng: dấu chân, nhắm mắt đưa chân...
Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng ...
Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng ...
à Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
Từ compa, kiềng, bút có một nét nghĩa.
2. Ghi nhớ:
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Ví dụ:
Mối quan hệ giữa các nghĩa của từ
chân: bộ phận cuối cùng để đi, đứng, đỡ.
Đau chân: nghĩa gốc
Chân bàn, chân ghế: nghĩa chuyển
Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
GV: Trong từ điển, nghĩa gốc luôn đc xếp ở vị trí số 1. Nghĩa chuyển đc hình thành trên cơ sở của nghiã gốc nên đc xếp sau nghĩa gốc.
Hs: đọc ghi nhớ sgk/ 56.
? Vì sao lại có hiện tượng nhiều nghĩa này?
GV: Khi mới xuất hiện 1 từ chỉ đc dùng với 1 nghĩa nhất định nhưng XH phát triển, nhận thức con người cũng ptriển, nhiều svật của hiện thực khách quan ra đời và đc con người khám phá cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới đó con người có 2 cách: Tạo ra một từ mới để gọi sự vật hoặc thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn (nghĩa chuyển).
? Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có gì giống và khác nhau?
HS thảo luận cặp đôi trả lời.

Ghi nhớ: Sgk/ 56.
Chú ý: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
Giống nhau: giống nhau về vở âm thanh, khác nhau về nghĩa
Khác nhau:
+ từ nhiều nghĩa: các từ có mối quan hệ với nhau về nghĩa
+ từ đồng âm: các từ không có mối quan hệ với nhau về nghĩa
Hs: xđịnh y/cầu bài tập 1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa.
Hs: thi nhanh giữa các nhóm. Gv: nxét, chốt đáp án.
Hs: xđịnh y/cầu bài tập. Hs: thảo luận nhóm 2 hs.
Hs: báo cáo kquả thảo luận.
LUYỆN TẬP:
Bài 1:
Đầu: Đầu tầu, đầu gối, đầu đường, đau đầu
Mũi: Mũi kim, mũi tẹt, mũi đất, 
Tay: cánh tay, tay ghế, tay ba, tay nghề, tay vịn cầu thang, tay anh chị, tay súng...
Bài 2:
Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan...
Quả: quả tim, quả thận.
Gv: nxét, chấm điểm.
HS đọc y cầu bài 3. GV hướng dẫn.
Hs lên bảng làm BT. HS nhận xét, bổ sung GV chốt
Gv hướng dẫn làm BT 4
Chi (cành): chi họ Bài 3:
Chỉ sự vật Þ chỉ hành động:
+ Hộp sơn	Þ sơn của
+ Cái bào Þ bào gỗ
+ Cân muối Þ muối dưa
Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị:
+ Đang bó lúa Þ gánh 3 bó lúa.
+ Cuộn bức tranh Þ ba cuộn tranh
+ Gánh củi đi Þ một gánh củ Bài 4:
Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng.
Còn thiếu một nghĩa nữa là: phần phình to ở giữa của một số sự vật.
- Ấm bụng: nghĩa 1
Tốt bụng: nghĩa 2
Bụng chân: nghĩa 3
Hoạt động 4: Vận dụng
Hs: nêu khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Gv: giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV cho hs.
Viết đoạn văn có sử dụng từ nhiều nghĩa, trao đổi, đọc với bạn bè sp của mình.
4.Hướng dẫn về nhà.
Sưu tầm thêm nhiều từ nhiểu nghĩa.
Soạn: Lời văn, đoạn văn tự sự.
IV.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Tìm một số từ nhiều nghĩa; tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
V.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 5
Ngày soạn:07/09/2019	
Tiết 20
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
*Kiến thức
HS biết trình bày được lời văn tự sự dùng để kể người, kể việc. Đoạn văn tự sự: gồm 1 số câu, được xác định giữa 2 dấu chấm xuống dòng.
HS hiểu được thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự
*Kĩ năng :HS bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu bài văn tự sự; HS biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
*Thái độ:Có ý thức vận dụng lời văn, câu văn, đoạn văn tự sự vào để tạo lập văn bản tự sự.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp
Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: giáo án, SGK, bảng phụ
Học sinh:Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ :
 Muốn làm bài văn tự sự ta phải tiến hành bằng những bước nào? Nêu cách thức thực hiện của các bước tìm chủ đề, tìm ý, lập dàn ý.
 Bài mới
HĐ 1. Nhân vật và sự việc là 2 yếu tố quan trong trong bài văn tự sự. Vậy làm thế nào để viết được những đoạn văn hay về nhân vật và sự việc trong văn tự sự. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
HĐ 2
H đọc 2 đoạn văn.
Đoạn 1 và 2 giới thiệu những nhân vật nào?
Giới thiệu sự việc gì?
Mục đích để làm gì?
H đọc.
Các nhân vật có những hành động gì?
H đọc mục 1 ghi nhớ.
Mỗi đoạn gồm mấy câu?
Ý chính của từng đoạn? Câu quan trọng nhất của từng đoạn?
H đọc mục ghi nhớ 2.
HĐ 3
H đọc.
G nêu câu hỏi.
H trả lời. H khác nhận xét.
H đọc. G nêu yêu cầu.
H trả lời. H khác nhận xét.
HĐ 4. Tập nói ngắn bằng một đoạn văn khoảng 5,6 câu với đề tài tự chọn.
I.LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1.Lời văn giới thiệu nhân vật
- Các câu văn đã giới thiệu nhân vật một cách cụ thể:
+Đoạn 1 gồm 2 câu, mỗi câu có 2 ý tương đương với 2 ý giới thiệu nhân vật.
+Đoạn 2 gồm 6 câu:
Câu đầu giới thiệu chung
Hai câu tiếp giới thiệu Sơn Tinh
Câu 4, 5 giới thiệu Thủy Tinh
Câu 6 khép lại.
Thường dùng từ có, là. Ngôi kể thường dùng là ngôi thứ ba: người ta gọi chàng là
2.Lời văn kể sự việc
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động.
- Hành sđộng của nhân vật mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính.
- Kế quả của hành động được diễn tả trong câu văn cuối đoạn.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động.
3. Đoạn văn
- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính.
+ Ý định kén rể của vua Hùng.
+Hai chàng trai đều là người tài giỏi.
+ Thủy Tinh không lấy được Mị Nương tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
Người kể đã kể các ý phụ với vai trò dẫn dắt, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.
II.LUYỆN TẬP
Đọc và trả lời câu hỏi
Đoạn a: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
Đoạn b: cô Út đối xử với Sọ Dừa rất tốt.
Đoạn c: tính khí trẻ con của cô chủ quán.
*Những câu chủ đề có ý nghĩa quan trọng:
a: Cậu chăn bò rất giỏi.
b: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì
c: Và tính cô
Trong các đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau.
Đọc, trả lời câu hỏi
Sự việc nào truớc phải kể trước.
Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến thực tế.
4.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Làm các bài tập còn lại.
Chia truyện Sọ Dừa thành 3 hoặc 4 đoạn nhỏ. Nêu ý chính mỗi đoạn.
I.V.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nêu đặc điểm của lời văn tự sự.
V.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.docx