Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Văn bản: CÔ TÔ

                                    (Nguyễn Tuân)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động,trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài.

- Kĩ năng:

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

+ Biết được cách miêu tả thiên nhiên, sử dụng nghệ thuật so sánh.

- Thái độ: Tình cảm yêu quý, tự hào, giữ gìn biển đảo tổ quốc.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

        Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, liên hệ thực tiễn. 

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệu liên quan.

- Học sinh: Chuẩn bị bài.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 

        Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được miêu tả ntn? Tình cảm của nhà thơ. 

3. Bài mới

HĐ 1: Dẫn dắt vào bài

- Mục tiêu: Ổn định tâm thế học sinh để chuẩn bị vào bài mới.

- Nội dung: Cô Tô là bài đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại tả lại phong cảnh và sinh hoạt ở một vùng hải đảo. Văn bản được trính từ một thiên kí dài cùng tên của Nguyễn Tuân.

doc 11 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019
Tuần 27 – Tiết 101 
Văn bản: CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động,trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài.
- Kĩ năng: 
+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
+ Biết được cách miêu tả thiên nhiên, sử dụng nghệ thuật so sánh.
- Thái độ: Tình cảm yêu quý, tự hào, giữ gìn biển đảo tổ quốc.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, liên hệ thực tiễn. 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tài liệu liên quan.
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được miêu tả ntn? Tình cảm của nhà thơ. 
3. Bài mới
HĐ 1: Dẫn dắt vào bài
- Mục tiêu: Ổn định tâm thế học sinh để chuẩn bị vào bài mới.
- Nội dung: Cô Tô là bài đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại tả lại phong cảnh và sinh hoạt ở một vùng hải đảo. Văn bản được trính từ một thiên kí dài cùng tên của Nguyễn Tuân.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiến thức 1
? Dựa vào SGK em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?
HS trả lời.
Gv giảng thêm về tác giả, tác phẩm.
Gv yêu cầu HS đọc bài.
Lưu ý: đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
Kiến thức 2
? Nhà văn đứng ở đâu để quan sát quang cảnh Cô Tô? Vẻ đẹp của đảo hiện lên qua những hình ảnh nào?
HS trả lời.
? Khi miêu tả tác giả sử dụng nghệ thuật và từ loại nào?
HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về bức tranh Cô Tô sau cơn bão?
HS trả lời. 
Gv nhận xét, bổ sung.
Gv phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi, bao la, tươi đẹp của Cô Tô sau cơn bão và chuyển ý: Mặt trời mọc trên biển, hoàng hôn xuống trên núi luôn là đề tài hấp dẫn của thơ ca nhạc họa. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
? Tác giả chọn vị trí nào để miêu tả; miêu tả theo trình tự nào và tập trung miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển qua những chi tiết nào? 
HS trả lời.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Nhận xét của em về cảnh mặt trời mọc trên biển ở đây như thế nào? 
HS trả lời.
Gv giảng: Bằng đôi mắt quan sát và tài năng nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã quan sát và ghi lại những khám phá tinh tế mới mẻ của mình về cảnh mặt trời mọc. Mặt trời nhô lên trên biển như lòng đỏ trứng gà nằm ở nơi trời nước giao nhau. Sự liên tưởng vừa độc đáo vừa cụ thể “Quả trứng hồng hào...”. Mặt trời dần dần lên cao, sự sống thiên nhiên xuất hiện với cánh nhạn, hải âu chao liệng...
? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, tác giả chọn địa điểm, thời gian nào để quan sát? Ở đó có những hoạt động gì? 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
?Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Tác giả tập trung miêu tả cụ thể nhân vật nào? Con người ở đây như thế nào?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Qua các hoạt động trên đảo em thấy cuộc sống ở đây ra sao?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
Kiến thức 3
? Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của văn bản này là gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét.
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS trả lời.
Gv nhận xét.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Chú thích 
a. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sở trường của ông là thể tuỳ bút và kí.
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Cô Tô” là phần cuối của bài ký cùng tên.
- Thể loại: Ký.
- Ptbđ: tự sự + miêu tả
2. Đọc
3. Bố cục: 
- Từ đầu “sóng ở đây”: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Tiếp “nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Còn lại: Cuộc sống sinh hoạt của người dân trên đảo.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
* Điểm nhìn: Trên nóc đồn.
* Hình ảnh:
- Bầu trời trong sáng.
- Cây thêm xanh mượt.
- Nước biển lại lam biếc, đặm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn.
- Lưới càng nặng thêm mẻ cá giã đôi.
=> So sánh: Bức tranh tươi sáng, bao la và mang sức sống mới. 
2. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô:
- Điểm nhìn: Ngoài mũi đảo. 
- Mặt trời chưa mọc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
- Mặt trời mọc:
 + Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
 + Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc.
- Mặt trời lên: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại, hải âu là là nhịp cánh.
=> So sánh, miêu tả: Nguy nga, tráng lệ, rực rỡ.
3. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Điểm quan sát: Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
- Thời gian: Lúc sáng sớm.
- Cảnh sinh hoạt:
 + Tắm quanh giếng.
 + Gánh nước và múc nước nhộn nhịp.
 + Thuyền chuẩn bị ra khơi.
- Hình ảnh so sánh:
 + Cái giếng sinh hoạt vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
 + Chị Châu Hòa Mãn địu connhư biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
 + Anh Châu Hòa Mãn gánh nước xuống thuyền
à Cảnh sinh hoạt đầm ấm, đông vui và thanh bình.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
2. Ý nghĩa văn bản:
* Ghi nhớ
HĐ 3: Luyện tập
GV hướng dẫn
HS đọc bài.
Gv nhận xét cách đọc của học sinh.
IV. Luyện tập:
Thi đọc diễn cảm.
HĐ4: Vận dụng và mở rộng
Biết vận dụng ý nghĩa văn bản vào cuộc sống.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- Mục đích: Định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Cây tre Việt Nam
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học:
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 27 – Tiết 102
Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM
	 Thép Mới
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức 
+ Nắm vững hình ảnh cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nghệ thuật tiêu biểu.
+ Hình ảnh cây tre trong đời sống người Việt Nam.
+ Đặc sắc nghệ thuật của bài kí; thơ văn viết về cây tre Việt Nam.
- Kỹ năng
+ Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
+ Đọc, hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
+ Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Thái độ: Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực đọc diễn cảm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, liên hệ thực tiễn. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, SGK.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản Cô Tô?
*Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
*Ý nghĩa:
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
3. Bài mới:
HĐ 1: Dẫn dắt vào bài
- Mục tiêu: Ổn định tâm thế học sinh để chuẩn bị vào bài mới.
- Nội dung: Đây là bài mà nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim Cây tre Việt Nam do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Văn bản có lược bỏ một đoạn. Bài văn tuy có chất kí nhưng chủ yếu có thể coi là tùy bút kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận.
HĐ 2: Hình thành kiến thức (tiết 1)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiến thức 1
? Dựa vào SGK em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?
HS trả lời.
Gv giảng thêm về tác giả và tác phẩm.
Gv yêu cầu HS đọc bài. 
Lưu ý: đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
Gv giải thích một số từ khó SGK.
? Xác định phương thức biểu đạt của truyện? 
HS: Trả lời.
GV: Chốt ý, ghi bảng.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
Kiến thức 2
? Dựa vào đoạn 1 hãy tìm chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?
HS trả lời.
Gv nhận xét.
? Ở đoạn 1 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Qua đó tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre? 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với đời sống con người?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Ở đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đây chúng ta thấy cây tre có vai trò như thế nào với người nông dân Việt Nam?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Tre được giới thiệu trong cuộc kháng chiến như thế nào?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Ở đoạn 3 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đây chúng ta thấy cây tre có vai trò như thế nào trong đời sống chiến đấu của người dân Việt Nam?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
*Tích hợp GDQP-AN: Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, sử dụng tre làm vũ khí trong chiến đấu (gậy tre, chông tre...).
? Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì?
HS trả lời: Sáo, diều, điếu cày.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Nói như thế có ý nghĩa gì? 
HS trả lời: Thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre.
Gv nhận xét, bổ sung.
Kiến thức 3
? Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của văn bản này là gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- Thép Mới (1925 – 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm: 
- Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Thể loại: Thể kí.
3. Đọc và phương thức biểu đạt
Miêu tả + thuyết minh + bình luận
4. Bố cục: 4 đoạn.
- Từ đầu à “chí khí như người”: Giá trị chung của cây tre.
- Tiếp đến “chung thuỷ”: Cây tre trong đời sống lao động, sinh hoạt.
- Tiếp đến “tre anh hùng trong chiến đấu”: Cây tre trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
- Còn lại: Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những phẩm chất chung của cây tre:
- Cây tre là người bạn thân của nông dân.
- Tre thân thuộc: đâu đâu cũng có. 
- Ở đâu cũng sống, cũng xanh tốt. 
- Dáng mộc mạc, nhã nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người. 
à Liệt kê, so sánh, nhân hoá: Cây mang những phẩm chất tốt đẹp của con người, tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.
2. Cây tre trong đời sống sinh hoạt, lao động:
- Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
- Giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. 
- Tuổi thơ: Đánh chuyền, đánh chắt. 
- Cụ già: Điếu cày. 
- Cất tiếng chào đời, nhắm mắt xuôi tay. 
à Liệt kê, nhân hoá, hoán dụ: Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam. 
3. Tre với đời sống chiến đấu:
- Là đồng chí cùng ta đánh giặc. 
- Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù. 
- Xung phong giữ làng, giữ nước, mái nhà, đồng lúa, hy sinh bảo vệ con người.
- Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! 
à Nhân hoá, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hòa, thẳng thắn, can đảm, thuỷ chung, dũng cảm, anh hùng. 
4. Tre là người bạn đồng hành của dân tộc:
- Tre làm nên âm thanh tiếng sáo, diều.
- Tre già, măng mọc trên phù hiệu.
- Tre xanh vẫn là bóng mát.
- Cây tre Việt Nam. 
à Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
2. Ý nghĩa văn bản: 
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.
HĐ 3: Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm phần luyện tập. 
Luyện tập
 Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre.
HĐ4: Vận dụng và mở rộng
Biết vận dụng ý nghĩa văn bản vào cuộc sống.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- Mục đích: Định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học:
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 – Tiết 103
Tiếng việt: CÂU TRẦN THUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn, trần thuật đơn có từ là và trần thuật đơn không có từ là.
+ Viết đoạn văn miêu tả có câu trần thuật. 
- Kỹ năng: 
+ Nhận diện được câu trần thuật trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật.
+ Sử dụng câu trần thuật trong nói và viết.
- Thái độ: Nghiêm túc học bài, tích cực thảo luận.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, liên hệ thực tiễn. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, SGK.
2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HĐ 1: Dẫn dắt vào bài
* Mục tiêu: Ổn định tâm thế hs để chuẩn bị vào bài mới.
 Câu trần thuật là loại câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, 1 sự vật hay để nêu 1 ý kiến nào đó. Tiết học hôm nay sẽ giúp ta hiểu thế nào là câu trần thuật.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiến thức 1
Gv cho hs đọc ví dụ SGK.
? Có tất cả bao nhiêu câu? Các câu dưới đây dùng để làm gì? 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Xác định CN và VN trong các câu 1, 2, 6, 9?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Xếp các câu trần thuật trên thành 2 loại?
Hs xác định.
HS trả lời.
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
? Vậy câu trần thuật là câu như thế nào? 
HS trả lời.
Gv nhận xét.
Hs đọc ghi nhớ
Kiến thức 2
? Theo em đây là 4 câu trần thuật đơn đúng hay sai? Phân tích C – V của những câu đó?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
? Các ví dụ này đều có điểm chung gì?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
? Vị ngữ do những từ, cụm từ nào tạo thành?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
? Khi thêm các từ phủ định vào trước vị ngữ thì ý nghĩa của câu thế nào?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
? Vậy câu trần thuật đơn có từ “là” có những đặc điểm gì?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét.
Hs đọc ghi nhớ
Kiến thức 3
Gv yêu cầu HS đọc VD. 
? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu? 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành? 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào trước vị ngữ: không, không phải, chưa, chưa phải. 
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
? Vậy thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
HS trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
Gv cho HS đọc ghi nhớ.
I. Câu trần thuật đơn.
1. Xét VD:
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9. à Câu trần thuật.
- Câu dùng để hỏi: Câu 4. 
à Câu nghi vấn.
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8.
à Câu cảm thán.
- Câu dùng để cầu khiến: Câu 7.
à Câu cầu khiến.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
 + Câu 1: Tôi // đã hếch răng lên xì một tiếng rõ dài.
 + Câu 2: Tôi // mắng.
 + Câu 6: Chú mày // hôi như cú mèo thế này, ta // nào chịu được 
 + Câu 9: Tôi // về, không một chút bận tâm.
à Câu 1, 2, 9 có một cụm C – V, tác dụng kể, tả, giới thiệu => là câu trần thuật đơn. 
2. Kết luận:
- Câu trần thuật là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 
* Ghi nhớ
II. Câu trần thuật đơn có từ “là”: 
1. Xét VD:
* Xác định thành phần C-V:
- Bà đỡ Trần / là người Đông Triều.
 C V
- Truyền thuyết / là loại truyện dân gian.
 C V
- trên đảo Cô Tô / là một ngày
 C V 
- Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 C V
* Vị ngữ do các từ hay cụm từ tạo thành:
- “là” + CDT: là người huyện Đông Triều, là loại truyện dân gian kì ảo, là một ngày sáng sủa.
- “là” + tính từ: là dại.
2. Kết luận: 
- Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (CDT), tính từ (CTT), động từ (CĐT) tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
* Ghi nhớ 
III. Câu trần thuật đơn không có từ là:
1. Xét ví dụ: 
a. Phú ông / mừng lắm.
 CN VN
 (cụm tính từ) 
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
 CN VN
 (cụm động từ)
à Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Phú ông / không mừng lắm. 
- Chúng tôi / không tụ hội ở góc sân.
à Vị ngữ biểu thị ý phủ định. 
2. Kết luận:
Trong câu trần thuật đơn không có từ là:
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ không, chưa.
HĐ4: Vận dụng và mở rộng
Biết vận dụng câu trần thuật vào thực tế giao tiếp cuộc sống và viết văn.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
- Mục đích: Định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Lòng yêu nước
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học:
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 - Tiết 104
Văn bản: LÒNG YÊU NƯỚC
(Đọc thêm)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Hiểu rõ nguồn gốc sức mạnh lòng yêu nước, nghệ thuật tiêu biểu.
+ Ý nghĩa truyện. 
+ Đặc điểm của bài tùy bút; suy nghĩ về lòng yêu nước của dân tộc mình và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
- Kỹ năng:
+ Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
+ Nhận biết và hiểu vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước. 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, liên hệ thực tiễn. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, SGK.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Những phẩm chất của cây tre?
Tre gắn bó với con người ntn? 
3. Bài mới:
HĐ 1: Dẫn dắt vào bài
* Mục tiêu: Ổn định tâm thế học sinh để chuẩn bị vào bài mới.
 Ngoài tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước cũng là thứ tình cảm thiêng liêng, gắn liền với cuộc đời mỗi con người.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiến thức 1
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
HS trả lời.
Gv giảng thêm về tác giả và tác phẩm.
Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Gv đọc mẫu một lần sau đó cho học sinh đọc lại văn bản.
HS đọc văn bản.
Chú ý: Đọc to, rõ ràng, giọng điệu trữ tình, sôi nổi, tha thiết. 
Gv nhận xét cách đọc, chú ý cho học sinh ngắt đoạn khi gặp dấu chấm, phẩy và phát âm đúng một số từ khó.
Gv cho học sinh đọc chú thích SGK.
Kiến thức 2
GV: Gọi HS đọc lại đoạn đầu văn bản.
? Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào?
HS: Phát hiện qua đoạn văn.
GV: Nhận xét
- Vùng cực bắc nước Nga
- Vùng phía Tây Nam thuộc cộng hòa Grudia
- Những làng quê êm đềm xứ Ucraina
- Thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính
- Thành phố Lê-Nin-grát đường bệ mơ mộng
? Như vậy, lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét,ghi bảng.
? Cảm nhận của em về lòng yêu nước trong chiến tranh?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.
? Em hãy nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của dân tộc mình và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Tích hợp TTHCM: Liên hệ với tư tưởng độc lập dân tộc, lòng yêu nước của Bác.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Ê-ren-bua
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Được trích từ báo “Thử lửa”.
- Thể loại: Tùy bút - chính luận.
3. Đọc:
4. Chú thích: SGK.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cội nguồn của lòng yêu nước:
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những vật bình thường nhất. Đó là chân lý xác đáng mà tác giả đưa ra cho người đọc hiểu và cảm nhận
à Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu mang vẻ đẹp riêng, độc đáo của nước Nga thể hiện lòng yêu mến và tự hào của con người.
2. Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
Trong hoàn cảnh gay go, thử thách để bảo vệ đất nước, con người cần phải thể hiện cuộc sống và số phận gắn với đất nước. Yêu nước là yêu cuộc sống, yêu con người
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ: SGK/109.
HĐ4: Vận dụng và mở rộng
Biết vận dụng ý nghĩa văn bản vào cuộc sống.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- Mục đích: Định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: trả bài k.tra văn
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học:
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Chú ý: cho hs biết bài văn tả người ở nhà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.doc