Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở NHÀ
- Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
* Kiến thức: - Giúp h/s nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm 1 lần nữa lý thuyết văn miêu tả.
* Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
* Thái độ: Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết.
2. HS: - Ôn tập kiến thức về văn tả cảnh.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 15/05/2020 TUẦN 26 Ngày dạy Tiết 97 Tập làm văn TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở NHÀ Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Giúp h/s nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm 1 lần nữa lý thuyết văn miêu tả. * Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn. * Thái độ: Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. 2. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết. 2. HS: - Ôn tập kiến thức về văn tả cảnh. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 2: GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài. Hoạt động 3: Gọi HS nhắc lại đề bài- GV ghi đề bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của đề trong SGK Dựa vào những câu hỏi ở phần yêu cầu phát vấn để HS trả lời và tự so sánh với bài làm của mình. - GV thông qua đáp án chấm ( t88 ) GV phát bài cho HS để HS đối chiếu với bài làm của mình với yêu cầu của đề và nhận xét. Gọi HS lên bảng lập lại dàn ý HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét, bổ sung.( Có ở tiết 88) GV nhận xét cụ thể => Đa số HS nắm vững cách làm bài, bám sát yêu cầu của đề ra, diễn đạt có phần tiến bộ hơn bài trước. Sửa lỗi sai – GV ghi bảng phụ.các đoạn diễn đạt lủng củng gọi HS lên bảng sửa –GV lần lượt cho HS phát hiện và sửa các lỗi sai khác. Cho HS đọc bài khá - > Công bố điểm I/ Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. II/ Yêu cầu của bài viết: 1- Đọc đề xác đinh yêu cầu của đề bài - phân tích đề + Đối tượng tả : Cảnh dòng sông + Tả cảnh thiên nhiên xen với sự vật sự việc. 2. Chữa bài thông qua đáp án chấm III/ Dàn ý: ( Có ở tiết 88) IV/ Nhận xét bài làm của HS: * Ưu điểm: - Đa số hiểu đề bài nắm được yêu cầu của đề bài - Bố cục phần lớn đảm bảo . - Diễn đạt một số bài có sự liên tưởng khá tốt -Biết sắp xếp tả có trình tự -Chữ viết trình bày khá sáng sủa - Biết trình bày các đoạn văn để diễn đạt một nội dung * Tồn tại - Một số bài nội dung còn sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Kĩ năng làm bài yếu : - Diễn đạt tối nghĩa , lủng củng : - Chữ viết cẩu thả, ẩu : 4. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại cách làm bài văn miêu tả. - Đọc và soạn bài: Lượm. 5. Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thường mắc để HS có ý thức sửa. - Ghi điểm vào sổ. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 15/05/2020 Tuần 26 Ngày dạy Tiết 98 Văn bản LƯỢM ( TỐ HỮU ) Mục tiêu 1/Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm. - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. * Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ. - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. * Thái độ: - GD HS tình cảm yêu mến, cảm phục, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc. 2. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo. II. Chuẩn bị 1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 5 khổ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ ntn? Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS: Đọc chú thích SGK ? Em hiểu gì về tác giả Tố Hữu? - HS trình bày - GV nhận xét, bố sung. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - HS: Trả lời - GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét. - GV: Giải thích một số từ khó. ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? ? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS: + P1: Từ đầu “ đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu. + P2: Tiếp -> “ giữa đồng”: chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh dũng cảm của chú bé Lượm. + P3: Còn lại : Hình ảnh Lượm còn sống mãi. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - GV : gọi Hs đọc 5 khổ đầu ? Ngay từ đầu tác giả giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ để rồi giới thiệu hình ảnh Lượm hồn nhiên có ý nghĩa gì? - HS: Gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt và thời gian ngắn ngủi, tác giả vẫn kịp nhận ra chú bé Lượm đáng yêu, hồn nhiên. Điều đó cho thấy hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả. ? Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? ? Hình ảnh Lượm được miêu tả tập trung ở những câu thơ nào? Qua những sự kiện gì? Tại sao khi miêu tả trang phục chỉ miêu tả xắc và calô? - HS : Đó là những trang phục riêng, đặc sắc của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến làm công tác liên lạc. ? Dáng điệu của Lượm được đặc tả bằng những từ ngữ nào? Nhận xét? - HS: Đọc những câu thơ miêu tả cử chỉ của Lượm. Nhận xét về Lượm. ? Nhận xét chung về hình ảnh Lượm? Cảm nghĩ của em? HS đọc đoạn2 ? So sánh nhịp điệu với những khổ thơ đầu tiên ? Tác dụng của sự thay đổi ? - HS: Trả lời ? Những lời thơ nào miêu tả Lượm đang làm nhiệm vụ? - HS: Trả lời ? Trên đường làm nhiệm vụ đó có nguy hiểm không? ? Qua đó cho ta thấy Lượm thể hiện là một em bé như thế nào? ? Lượm đã hi sinh như thế nào. Hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì? ? Những câu thơ nào thể hiện tình cảm và tâm trạng của tác giả khi kể về sự hi sinh của Lượm. Tình cảm đó như thế nào(qua cách xưng hô) - HS: Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế, Lượm ơi! Câu thơ bị ngắt làm đôi diễn tả sự đau đớn tột độ như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ. ? ý nghĩa của khổ thơ cuối cùng là gì so sánh với khổ thơ đầu tứ thơ có gì đặc biệt ? - HS: Trả lời HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết ? Nội dung của bài thơ? - HS: Trả lời ? Nhận xét về thể thơ, từ ngữ? - HS: Trả lời ? Sự linh hoạt về kiểu câu có tác dụng gì? ? Nhận xét về các cách gọi tên nhân vật Lượm? - HS: Trả lời I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả, tác phẩm: SGK 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Thể thơ: Bốn chữ 4. Bố cục: 3 phần II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu: - Trang phục : cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. -> đơn giản, gọn gàng. - Dáng điệu: loắt choắt, đầu nghênh nghênh à nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch. - Cử chỉ: chân thoăn thoắt, huýt sáo, cười híp mí. à nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời. - Lời nói: “ Cháu đi liên lạc Thích hơn ở nhà” à Tự nhiên, chân thật. => Đoạn thơ với nhịp điệu nhanh, cùng nhiều từ láy gợi hình góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 2. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng : - Hoàn cảnh : - Thư đề thượng khẩn. Đạn bay vèo vèo. -> khẩn cấp, khó khăn, nguy hiểm. - Hành động: - Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận. -> dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm. - Cháu nằm trên lúa...chặt bông. -> Hi sinh: dũng cảm, thiêng liêng, cao cả hoá thân vào thiên nhiên. 2. Hình ảnh Lượm trong lòng mọi người : - Hai khổ cuối tái hiện hình ảnh Lượm à Kết cấu vòng: Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Bài thơ gây ấn tượng sâu sắc về Lượm – một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mọi thế hệ Việt Nam. 2. Nghệ thuật - Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. - Một số câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách đậm nét. - Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện những sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể và nhân vật Lượm. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc thuộc lòng bài thơ; Đọc và soạn bài: Mưa - Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng. 5. Kiểm tra, đánh giá - Đọc diễn cảm lại bài thơ - Từ bài thơ Lượm em hãy kể một câu chuyện về Lượm. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 15/05/2020 Tuần 26 Ngày dạy Tiết 99 HOÁN DỤ
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.doc