Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019
Tiết 5 : Văn bản THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu: Giúp HS.
1.Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tư thời gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng.
2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’): Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy? Nêu ý nghĩa truyện?
2. Các hoạt động dạy học (35’). Giới thiệu tranh minh hoạ truyện Thánh Gióng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 17/08/2018 Tuần 2 Ngày dạy: Tiết 5 : Văn bản THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I. Mục tiêu: Giúp HS. 1.Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tư thời gian. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước. II. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng. 2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ (5’): Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy? Nêu ý nghĩa truyện? 2. Các hoạt động dạy học (35’). Giới thiệu tranh minh hoạ truyện Thánh Gióng HĐ 1: Tìm hiểu chung - GV đọc mẫu, lưu ý HS cách đọc, giọng đọc. - 3 HS đọc nối tiếp nhau. - Yêu cầu HS đọc kĩ các chú thích 10.13.11.16. ? Em thấy các chú thích này có nguồn gốc ntn? - HS: Đa phần là các từ Hán Việt ? Em hãy chỉ ra bố cục của truyện và nêu nội dung của từng phần? - HS: Trả lời. - GV: Treo bảng phụ trình bày bố cục truyện: Đ1: Từ đầu đến “Đặt đâu nằm đấy” Sự ra đời kì lạ của chú bé làng Gióng. Đ2: Tiếp theo đến “Cứu nước” Chú bé xin đi đánh giặc Đ3: Tiếp đến “... bay lên trời” Thánh Gióng đánh tan giặc Đ4: Còn lại: Lòng biết ơn của nhân dân ? Em hãy nêu lần lượt các sự việc chính? - HS nêu sự việc. - GV nhấn mạnh việc tóm tắt phải dựa vào sự việc chính đó. - GV tóm tắt: + Đời Hùng Vương thứ sáu có 2 ông bà phúc đức sinh được 1 cậu con trai 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Giặc Ân xâm phạm đất nước vua sai tìm người tài giỏi cứu nước, cậu bé xin đi đánh giặc. + Cậu bé lớn nhanh như thổi, dân làng vui mừng góp gạo nuôi cậu bé. + Cậu bé lớn nhanh trở thành tráng sĩ, phi ngựa ra trận giết giặc. + Tráng sĩ đánh tan giặc, bay về trời, vua nhớ công ơn lập đền thờ. ? Xác định nhân vật chính của truyện? - HS: Thánh Gióng. ? Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo khi xây dựng nhân vật Gióng? - HS: Sinh ra kì lạ, 3 tuổi không biết nói, cười, xin đi đánh giặc, lớn nhanh như thổi, bay về trời. - gv giảng: TG xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì. Lớn nhanh một cách thần kì trong hoàn cảnh đất nước có giặc, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước, lập chiến công phi thường. I. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích (5’) * Đọc. * Tìm hiểu chú thích. 2. Bố cục và tóm tắt truyện (5’) * Bố cục: 4 đoạn * Tóm tắt 3. Phân tích (19’) a. Nhân vật Gióng: - Ra đời kì lạ, trưởng thành khác thường, dáng vóc phi thường, lập chiến công kì diệu. 3. Củng cố (3’): Nêu những sự việc chính của truyện? - Nhân vật Gióng có gì khác lạ so với những đứa trẻ khác? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Xem lại nội dung bài học. - Đọc lại truyện Thánh Gióng, Soạn tiếp các câu hỏi trong SGK. - Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17/08/2018 Tuần 2 Ngày dạy: Tiết 6 : Văn bản THÁNH GIÓNG (Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS. 1.Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước. II. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng. 2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ (5’): Kể lại chuyện Thánh Gióng? 2. Các hoạt động dạy học (35’). Giới thiệu tranh minh hoạ truyện Thánh Gióng Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thúc HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa một số chi tiết kì lạ ? Cậu bé 3 tuổi không nói cười vậy mà khi biết nói thì tiếng nói đầu tiên là xin đi đánh giặc. Điều này có ý nghĩa gì? - HS: Con người rất bình thường, nhỏ bé nhưng trước cảnh nước nguy nan thì sẵn sàng xả thân vì nước. - GV giảng: Gióng là hình ảnh của ND, ND lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, nhưng khi đất nước nguy nan thì rất mẫn cảm đứng ra cứu nước đầu tiên. ? Việc Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt có ý nghĩa gì? - HS: Đánh giặc phải có vũ khí. - GV giảng: Ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt thể hiện cho trình độ và sức mạnh của nhân dân ta, muốn thắng kẻ thù không phải chỉ chuẩn bị lương thực mà phải chuẩn bị cả vũ khí hiện đại, có kĩ thuật cao. ? Hình ảnh bà con góp gạo nuôi cậu bé có ý nghĩa gì? - HS: Thể hiện sự đoàn kết đánh giặc. - GV giảng: Gióng lớn lên bằng thức ăn đồ mặc của nhân dân, Gióng đâu chỉ là con một nhà. Hơn nữa việc cứu nước là của toàn dân, phải toàn dân góp sức mới thắng được giặc. Liên hệ: Sự việc nay còn được lưu truyền lại ở Hội Gióng vẫn tổ chức thi nấu cơm, hái cà, muối cà. ? Việc Gióng vươn vai trở thành Tráng sĩ có ý nghĩa gì? - HS: Việc cứu nước đòi hỏi sức mạnh to lớn.Thể hiện sức mạnh của dân tộc trước kẻ thù. GV giảng: - Theo quan niệm của nhân dân thì người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh chiến công. - Cuộc chiến đấu đòi hỏi phải vươn mình phi thường như vậy. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách thì đòi hỏi dân tộc phải vươn tới tầm vóc phi thường to lớn như vậy. - Liên hệ câu nói của Bác “Dân ta có một lòng nồng nàn............. nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” ? Cây tre được sử dụng làm vũ khí đánh giặc có ý nghĩa ntn? - HS: Thể hiện sức sáng tạo trong chiến đấu. Đánh giặc bằng mọi vũ khí từ hiện đại đến thô sơ. Liên hệ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác: “....... ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc......” ? Tại sao đánh giặc xong Gióng lại bay về trời? - HS: - Sự ra đi kì lạ phù hợp với việc sinh ra kì lạ.Gióng là con của trời. Gióng xuất hiện để giúp ND đánh giặc. GV: Gióng bay về trời là một hình ảnh đẹp, có ý nghĩa sâu sắc. Gióng là non sông đất nước là biểu tượng của nhân dân Văn Lang. ? Hình ảnh Gióng tiêu biểu cho những điều gì? - HS: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, sức mạnh dân tộc. GV giảng: Gióng là hình ảnh tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước là người anh hùng mang sức mạnh của cộng đồng. Hình ảnh Gióng nói lên lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc. ? Trong truyện có những cơ sở sự thật lịch sử nào? - HS:Hùng Vương,Đền thờ Phù ủng, Làng cháy, Núi Sóc. - GV giảng: Thời Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngày càng trở lên ác liệt.Số lượng vũ khí tăng.Cư dân Việt Cổ tuy nhỏ nhưng kiên cường chống xâm lược. HS đọc ghi nhớ. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập 1. Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong tâm trí em? - HS tự lựa chọn 2. Tại sao Hội thi thể thao lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng. - HS: Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, HS. MĐ khoẻ để học tập tốt, LĐ tốt, XD và bảo vệ Tổ quốc. b. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì: * Tiếng nói xin đi đánh giặc. -> Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân. * Ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt. ->Muốn thắng giặc phải mạnh về lương thảo, vũ khí phải hiện đại có kĩ thuật cao. * Hình ảnh bà con góp gạo nuôi Gióng, Gióng lớn nhanh trở thành Tráng sĩ. -> Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân. * Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành Tráng sĩ: -> Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần, sức mạnh của dân tộc trước giặc ngoại xâm. * Hình ảnh Gióng bay về trời -> Trở về với cõi vô biên bất tử. => Gióng sống mãi trong lòng dân. trở thành biểu tượng của nhân dân. c. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng - Gióng tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, đoàn kết, sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. 4. Ghi nhớ (SGK): 2’ II. LUYỆN TẬP (4’) 3. Củng cố (3’): Nêu ý nghĩa truyện? - Nhân vật Gióng có gì khác lạ so với những đứa trẻ khác? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Xem lại nội dung bài học.Học thuộc ghi nhớ. - Đọc lại truyện Thánh Gióng, tìm hiểu thêm về lễ hội Làng Gióng. - Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn:17/08/2018 Tuần 2 Ngày dạy: Tiết 7 : Tiếng việt TỪ MƯỢN I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ mượn. - Nguồn gốc của từ mượn trong Tiếng Việt. - Nguyên tắc mượn từ trong Tiếng Việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được từ mượn trong văn bản. - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. - Viết đúng từ mượn. - Sử dụng từ mượn trong nói và viết một cách hợp lí. 3. Thái độ:- Trân trọng, giữ gìn, phát triển ngôn ngữ dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ, lấy thêm VD. 2. HS: Đọc và nghiên cứu bài. III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Từ là gì? phân biệt từ và tiếng. - Nêu căn cứ phân biệt từ đơn và từ phức, lấy VD. 2. Các hoạt động dạy học (35’). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thúc HĐ1:Tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn. - GV: Dùng bảng phụ ghi VD. - HS: Đọc VD trong SGK. ? Giải thích từ trượng, từ tráng sĩ? (trượng: 3,33 m) ? Các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu? - HS: Trả lời ? Thế nào là từ mượn? (HS dựa vào SGK trả lời) GV giảng: Từ mượn là những từ ngữ có nguồn gốc từ nước ngoài, từ mượn có phạm vi ở nhiều nước khác nhau (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, nhưng mượn tiếng Trung Quốc là nhiều nhất). ? Xác định từ mượn của các từ đã cho? - HS: Xác định GV lưu ý HS: Có từ mượn được Việt hoá cao khi đọc như TV (ga, điện) có từ mượn chưa được việt hóa cao. ? Nhận xét về từ mượn (cách viết)? - GV chốt rút ra ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ HĐ 2: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ - HS đọc VD ? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ntn? - HS: Trong việc mượn từ chỉ khi tiếng ta không có hoặc khó dịch đúng thì mời mượn còn khi tiếng ta sẵn có không nên mượn một cách tuỳ tiện. ? Hãy nêu mặt tích cực và mặt hạn chế của từ mượn? - HS: + Mặt tích cực làm cho ngôn ngữ dân tộc giàu có phong phú hơn. +Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu dùng tuỳ tiện. ? Vậy khi dùng từ mượn phải chú ý điều gì? - GV chốt ra ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập - GV: Gọi HS lên làm bài tập -> HS khác bổ xung-> GV nhận xét, bổ xung - HS: Đọc và nêu yêu câu bài tập. ? Phát hiện từ mượn và xác định nguồn gốc từ mượn đó? - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Xác định nghĩa của tiếng tham gia tạo từ Hán Việt ? Kể một số từ mượn - HS: Làm bài GV lưu ý HS: Các từ phôn, fan, nốc ao được dùng trong giao tiếp thân mật (bạn bè và người thân....) cũng có thể trên báo nhưng ngắn gọn. Còn dùng trong giao tiếp chính thức không trang trọng, không phù hợp. I. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN (10’) 1. VD (SGK) - Trượng: Đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc. - Tráng Sĩ: người có sức lực cường tráng. chí khí mạnh hay làm việc lớn. 2. Nhận xét: - Là những từ mượn Tiếng Hán -> Từ mượn là những từ có nguồn gốc nước ngoài. - Từ mượn tiếng Hán: Giang sơn, sử giả, gan. - Từ mượn gốc ấn, âu: Ti vi, xà phòng, ga, bơm, điện, xô viết, ra đi ô, in tơ nét... * Cách viết. - Từ mượn được Việt hoá cao khi viết, viết như từ thuần việt. - Từ mượn chưa được việt hoá cao viết nên dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng: VD: Ra- đi - ô, In - tơ - nét. 3. Ghi nhớ. II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ (10’) 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Khi mượn từ cần chú ý không mượn một cách tuỳ tiện, những từ tiếng Việt không có hoặc dịch không đúng thì mượn. Những từ tiếng Việt có thì nên dùng TV. 3. Ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP (15’) Bài 1: Từ Hán Việt: Vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ, gia nhân. Tiếng Anh: Pốp, in - tơ - nét. Bài 2: a. Khán giả Khán: xem Giả: người b. Thính giả Thính: nghe Giả: người c. Độc giả Độc: đọc Giả: người d. Yếu điểm Yếu: quan trọng điểm: điểm Yếu lược Yếu: quan trọng Lược: tóm tắt Yếu nhân Yếu: quan trọng Nhân: người Bài 3: Tên đơn vị đo lường: mét, ki lô mét... Bộ phận xe đạp: gác đơ bu, ghi đông... Tên đồ vật: Ra đi ô, ô tô.... Bài 4: HS tự làm. 3. Củng cố: 3’: - Từ mượn là gì? - Khi sử dụng từ mượn cần chú ý điều gì? 4. Hướng dẫn tự học ở nhà (2’): Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập. - Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng. - Đọc và nghiên cứu bài Tìm hiểu chung về văn tự sự. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn:17/08/2018 Tuần 2 Ngày dạy: Tiết 8: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được văn bản tự sự. - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyỆN, sự việc, người kể. 3.Thái độ: - HS có Thái độ khen, chê,giải thích sự việc, tìm hiểu con người. II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ ghi VD(Phần 1- của I) 2. HS: Đọc và nghiên cứu bài. III. Tiến trình tổ chức dạy- học. 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Em hiểu thế nào là giao tiếp? - Nêu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt? 2. Các hoạt động dạy - học (35’). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thúc HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm của phương thức tự sự. - GV: treo bảng phụ ghi VD - HS đọc bài tẬP 1 chú ý các tình huống mà SGK đã nêu. ? Trong những trường hợp như thế người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì? - HS: + Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn biết + Người kể: phải kể, thông báo, giải thích... ? Theo em kể chuyện để làm gì? - HS: Để biết, để nhận thức về sự vật, sự việc, để giải thích khen chê. ? Muốn cho người khác hiểu được chuyện của mình em phải làm ntn? - HS: Phải trình bày chuỗi sự việc theo thứ tự từ trước đến sau. - Nêu ý nghĩa - HS đọc bài tập 2. ? Văn bản Thánh Gióng kể về sự việc gì? - HS: Chuyện Thánh Gióng thời Hùng Vương thứ 6 xung phong ra trận đánh giặc Ân. ? Em hãy trình bày diễn biến của sự việc trong truyện Thánh Gióng: - HS trả lời, GV đưa ra đáp án - GV giảng: Chuỗi sự việc là sự việc này dẫn đến sự việc kia có đầu đuôi, sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau? - GV chốt, rút ra kết luận ghi bảng ? Việc sắp xếp các sự việc thành chuỗi trước sau như vậy có ý nghĩa gì? - HS: Giúp người đọc, người nghe dễ hiểu ? Vậy tự sự có tác dụng gì? - HS dựa SGK trả lời - GV chốt, ghi bảng - HS đọc ghi nhớ (SGK) HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập - HS đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi. ? Điều gì tạo nên nội dung câu chuyện? - HS: Sự thay đổi ý nghĩ của ông già làm thành nội dung truyện. ? Phương thức tự sự thể hiện ntn? ? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì? - HS: T2 yêu cuộc sống, dù mệt nhọc, vất vả thì sống vẫn hơn chết. Cho HS đọc bài thơ: “Sa bẫy”của Nguyễn Hoàng Sơn H: Bài thơ này có phải tự sự không?Vì sao? - HS: trả lời -GV chốt lại ý chính cho HS ghi. - GV cho HS kể bằng văn xuôi bài thơ trên GV gọi HS đọc hai văn bản ở bài tập 3. ?: Hai văn bản đó có nội dung tự sự không? Vì sao? H: Tự sự ở đây có vai trò gì? *(Giới thiệu, tường thuật, thuyết minh) ?: Vậy tự sự là gì? - HS: Trả lời - GV: chốt ý, ghi bảng I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ. 1. Bài tập 1: (10’) * Nhận xét: - Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn biết - Người kể: phải kể, thông báo, giải thích... 2. Bài tập 2(10’) * Nhận xét: - Diễn biến của sự việc trong truyện Thánh Gióng: Sự ra đời của Thánh Gióng. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt... xông ra trận đánh giặc. Thánh Gióng đánh tan giặc Thánh Gióng bay về trời. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu. Dấu tích còn lại của Thánh Gióng. ->Kể một chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó chính là tự sự. +Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê. 3. Ghi nhớ (SGK) II. LUYỆN TẬP (15’) Bài 1 Mẩu chuyện: Ông già và thần chết. - Phương thức tự sự thể hiện ở việc kể lại một chuỗi sự việc: + Ông già đẵn củi, vác củi kiệt sức. + Ông già nghĩ đến cái chết. + Thần chết đến + Ông già sợ hãi thay đổi ý nghĩ. - ý nghĩa: T2 yêu cuộc sống, dù mệt nhọc, vất vả thì sống vẫn hơn chết. Bài tập 2: Sa bẫy là bài thơ tự sự vì tuy diễn đạt bằng thơ ngụ ngôn nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, sự việc và diễn biến nhằm chế giễu tính tham ăn của mèo con Bài tập 3: Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự - Văn bản 1: là 1 bản tin kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3 - Văn bản 2: là kể về việc người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược * Vai trò giơi thiệu, tường thuật, thuyết minh. 3. Củng cố (3’) - Em hiểu tự sự là gì? - Tại sao khi kể chuyện cần trình bày theo chuỗi sự việc? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ. - Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học. - Xác định phương thức biểu đạt sẽ sử dụng để giúp người khác hình dung được diễn biến một sự việc. - Làm bài tập 4,5 IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.docx