Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

 ( Hồ Nguyên Trừng)

I. Mục tiêu

   1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

*Kiến thức: - Phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh.

                   - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Gần với kí ghi chép sự việc.

                   - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

* Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại..

                   - Phân tích được các sự kiện trong truyện.

                   - Kể lại truyện.

*Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân.

2. Phẩm chất, năng lực

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.

II. Chuẩn bị

    1. GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam.

    2. HS:  - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

doc 9 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 29/11/2019	Tuần 17
Ngày dạy: 	Tiết 65
Bài 15 Văn bản 
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
 ( Hồ Nguyên Trừng)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
*Kiến thức: - Phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh.
	- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Gần với kí ghi chép sự việc.
	- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
* Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại..
	- Phân tích được các sự kiện trong truyện.
	- Kể lại truyện.
*Thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
 1. GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam.
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: - Kể các sự việc chính trong truyện “Mẹ hiện dạy con”.
 - Nhận xét về cách dạy con của bà mẹ.
3.Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2
*Kiến thức 1. HS đọc chú thích *
- GV giảng: Nam Ông mộng lục - Nam Ông là tên hiệu - bút danh của tác giả.
Tập truyện kí được viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở TQ.
*Kiến thức 2.
- GV đọc mẫu. HS đọc tiếp.
Truyện có thể phân đoạn ntn? Nêu ND từng đoạn?
- HS: Chia bố cục
*Kiến thức 3
Nhân vật thái y lệnh ... được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử ? Có nghề gia truyền, là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung vua ( Thái y)
Điều đó cho thấy thầy là người có địa vị cao, là lương y giỏi. Tuy nhiên, người đương thời trọng vọng thầy chủ yếu vì lí do gì? chi tiết nào nói rõ điều đó?
- HS: Trả lời 
? Những chi tiết đó nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
GV bình: Chỉ bằng vài lời giới thiệu hết sức ngắn gọn, tác giả đã cho người đọc hiểu hết công đức của bậc lương y. Không một chút nề hà, không nảy may vụ lợi, người thầy thuốc đã dốc toàn tâm toàn ý toàn lực đi cứu người. Cũng bởi công đức ấy mà thầy được muôn người trọng vọng, muôn đời nhớ ơn. Lời giới thiệu khái quát đó cũng là lời dẫn đưa người đọc vào câu chuyện loé sáng nhất về y đức của ông.
? Tấm lòng người thầy thuốc bộc lộ rõ nhất trong một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống nào? Phải lựa chọn: chữa bệnh cho dân nghèo hay khám bệnh cho bậc quý nhân theo lệnh nhà vua.
? Thầy thuốc họ Phạm đã quyết định thế nào? vì sao ngài quyết định như thế? Trị bệnh cứu người trước vì biết mạng sống của con người này trông cậy vào mình. 
? Làm như thế người thầy thuốc sẽ mắc tội gì với vua?
- HS: Tội chết, như lời quan trung sứ nói : “ Phận làm tôi chăng?” 
? Em hiểu gì về người thầy thuốc qua câu nói của ông: “ Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu”?
- HS: Bộc lộ nhân cách, bản lĩnh của ông : quyền uy không thắng nổi y đức; đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết, tin ở việc mình làm.
GV bình: Tình huống gay go đặt ra thử thách y đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh. Hành động ấy là minh chứng hùng hồn nhất cho tấm lòng ngay thẳng, sạch trong, hết lòng vì người bệnh của bậc lương y. Không phân biệt sang hèn, bất chấp cả quyền uy của vua chúa hay thậm chí cả tính mạng mình, hành động theo lương tâm người thầy thuốc. Lời nói của ông thể hiện một thái độ vừa mềm mỏng vừa cứng cỏi, vừa có lý, vừa có tình.
Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc đã dẫn đến kết quả gì? Người bệnh được cứu sống, vua gọi là “ bậc lương y chân chính” 
Đọc lại hai câu trong đoạn cuối và suy nghĩ xem vì sao tác giả lại kết thúc truyện như vậy? Cách kết thúc đó( không nói đến nhân vật mà nói đến con cháu của ông) có đề cao được y đức của vị Thái y lệnh không?
GV bình: Cách kết thúc này không chỉ đề cao y đức của thái y họ Phạm mà còn khẳng định quan niệm truyền thống của nhân dân về thuyết nhân quả : ở hiền gặp lành.
Truyện ca ngợi điều gì?
- HS: Rút ra ý nghĩa
Y đức này có cần cho người thầy thuốc hôm nay không? Vì sao? Rất cần, vì thời nào thầy thuốc giỏi cũng cốt ở tấm lòng. Lương y phải như từ mẫu. 
Nghệ thuật gì đã đem đến cho câu chuyện sự hấp dẫn?
Hiệu quả giáo dục của câu chuyện rất cao, theo em là do cách viết như thế nào?
HS: Trả lời. HS đọc ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3
Theo em một lương y chân chính phải ntn?
I. TÌM HIỂU CHUNG
* Hồ Nguyên Trừng - Nam ông mộng lục - Viết trong thời gian sống ở TQ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
 2. Bố cục: 3 đoạn
* Mở truyện: từ đầu đến “trọng vọng”: Giới thiệu mấy nét về tên họ, chức vụ công đức của cụ lương y.
* Thân truyện: tiếp đến lòng ta mong mỏi”: Diễn biến của câu chuyện qua một tình huống gây cấn thử thách.
* Kết truyện: Phần còn lại: Hạnh phúc chân chính lâu dài của gd lương y.
III. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Công đức của bậc lương y
- Đem hết của cải mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để cứu người.
- Không né tránh dù bệnh tình hiểm nghèo.
- Dựng nhà để chữa trị cho những kẻ khốn cùng, đói khát.
=>Có tài trị bệnh, có đức thương người.
2. Hành động của bậc lương y :
- Chữa bệnh cho dân trước -> vào cung khám bệnh theo lệnh vua sau.
- Chọn lựa : tính mạng của người bệnh và tính mạng bản thân à chọn tính mạng người bệnh.
=> Bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức àvừa có tài vừa có tâm.
 3. Hạnh phúc của bậc lương y
- Con cháu làm quan lương y, không để sa sút nghiệp nhà.
à Tài đức của Thái y lệnh họ Phạm sống mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
 4. Ý nghĩa của truyện :
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, không chỉ tài chữa bệnh mà quan trọng hơn phải có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh.
* Nghệ thuật:	
- Khai thác tình huống mâu thuẫn để làm nổi rõ tính cách nhân vật.
- Truyện dùng hình thức ghi chép người thật và việc thật nên có hiệu quả giáo dục 
trực tiếp.
* Ghi nhớ SGK
IV. LUYỆN TẬP
- Lương y chân chính phải vừa có tài năng , phải vừa có y đức.
4. Hướng dẫn: - Đọc lại truyện, nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện; Kể lại truyện.
	- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
	- Xem lại kiến thức về Tiếng Việt đã học.
IV. Kiểm tra, đánh giá
HS đọc phần đọc thêm; 	Nhắc lại ND chính của truyện.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/11/2019	Tuần 17
Ngày dạy: 	Tiết 66-67
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
*Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
*. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
*. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào văn nói, viết. 
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Bảng phụ.
 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 2
*Kiến thức 1.
Nêu những kiến thức đã học của phần tiếng Việt.
- HS: Trả lời
- GV: Hệ thống = bảng phụ
- GV vẽ sơ đồ câm và yêu cầu HS điền vào sơ đồ câm đó ( Bảng phụ).
Sơ đò cấu tạo từ.
Sơ đồ từ mượn.
Sơ đồ nghĩa của từ.
Điền nội dung sơ đồ lỗi dùng từ.
- GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ sự phân loại DT - ĐT
HĐ 3.
Nhận diện từ ghép , từ láy, từ đơn.
Xếp các từ sau vào dòng cho phù hợp.
Xác định các cụm TT, cụm ĐT , cụm TT cho các cụm từ sau.
Phát hiện những câu mắc lỗi.
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
+ Cấu tạo từ TV
+ Nghĩa của từ
+ Từ mượn
+ Chữa lỗi dùng từ
+ Từ loại, cụm từ
1. Vẽ sơ đồ từng phần kiến thức
a. Cấu tạo từ TV.
Từ
Phức
Đơn
Láy
Ghép
Phân loại từ theo nguồn gốc
b. Từ mượn
Thuần Việt
Mượn
Tiếng Hán
Ngôn ngữ khác
Hán-Việt
Gốc Hán
c. Nghĩa của từ 
Nghĩa của từ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
d. Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ
Lặp từ
Dùng từ không đúng nghĩa
Lẫn lộn từ gần âm
e. Từ loạiTừ loại và cụm từ 
LT
ĐT
TT
ST
CT
DT
Cụm TT
Cụm ĐT
Cụm DT
II. BÀI TẬP
Bài 1:
- Từ đơn: những , con , sông, hồ, thầy
- Từ ghép: công nhân, trong trắng, nhân dân
- Từ láy: Xanh xao, đúng đắn
Bài 2
Danh từ: Thủy tinh, gia nhân, chiếu
Động từ: Triệu, ngả, sinh phúc
Tính từ: Lỗi lạc, chỉnh tề, oái oăm
Từ mượn: Thuỷ tinh, gia nhân , chiếu, sinh phúc
Từ láy: oái oăm, lóc cóc, lỗi lạc
Từ ghép: Thuỷ tinh, gia nhân, sinh phúc, chỉnh tề
Bài 3	
- Những bàn chân ấy
- Trận mưa rào ( Cụm danh từ)
- Những lo lắng của ông 
-Cười như nắc nẻ
-Nói năng nhỏ nhẹ ( Cụm ĐT)
- Chậm như rùa
- Đồng không mông quạnh ( Cụm TT)
- Xanh vỏ đỏ lòng 
- xanh xanh thắm 
4. Hướng dẫn
	- Vận dụng những đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn gần nhất.
	- Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I.
IV. Kiểm tra đánh giá: Nhắc lại nội dung đã ôn tập
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/11/2019	Tuần 17
Ngày dạy: 	 Tiết: 68
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
*Kiến thức - Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động Ngữ Văn.
* Kĩ năng: - Rèn luyện HS thói quen yêu văn –TV, thích làm thơ văn, kể chuyện.
 - Rèn khả năng đứng phát biểu, trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.
* Thái độ: - Bồi dưỡng sự say mê, yêu thích bộ môn Ngữ văn. 
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Có thể định hướng cho HS một số truyện.
 2. HS: - Sưu tầm, chuẩn bị truyện và tập kể. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2. 
*Kiến thức 1. GV giới thiệu tiết hoạt động Ngữ Văn thi kể chuyện.
 - GV thông qua nội dung, yêu cầu và thể lệ cuộc thi
-Chọn ra người dẫn chương trình, một ban giám khảo để các em tập chấm điểm dưới sự hướng dẫn của GV
*Kiến thức 2
- Người dẫn chương trình nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
- Cho HS kể trong nhóm tổ. Mỗi tổ chọn đại diện HS kể trước lớp.
- Xen kẽ kể chuyện là các tiết mục hát đọc thơ
- Sau mỗi câu chuyện kể là có lời nhận xét đánh giá ghi điểm của BGK và của GV. GV nhận xét uốn nắn những hạn chế của HS.
*Kiến thức 3. Tổng kết tuyên dương và thưởng cho các em đạt vị thứ: nhất, nhì, ba.
I. CHUẨN BỊ KỂ CHUYỆN 
1. Nội dung:
Kể một chuyện mà em tâm đắc nhất thuộc bất cứ thể loại nào của VHDG ( truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, hoặc truyện cười)
2.Yêu cầu 
- Kể chứ không phải học thuộc lòng, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng lúc,
- Biết kể diễn cảm có ngữ điệu
- Khi kể phải phát âm đúng
- Tư thế kể phải đường hoàng , tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người , tiếng nói đủ nghe.
- Biết mở đầu khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể
II/ TIẾN HÀNH THI KỂ CHUYỆN
III. TỔNG KẾT
4. Hướng dẫn: Sưu tầm một số truyện ở địa phương; Kể chuyện trước người thân; Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì I.
IV. Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét, động viên HS.
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_17_nam_hoc_2018_2019.doc