Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tính từ và cụm tính từ.
- Nhận biết cụm tính từ, xác định cấu tạo.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn văn; đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
2. Kỹ năng: Đặt câu có sử dụng cụm tính từ.
3. Thái độ: Yêu quý ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ gồm mấy phần?
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình cụm động từ gồm 3 phần:
+ Phần đứng trước động từ (phụ trước).
+ Động từ trung tâm.
+ Phần đứng sau động từ (phụ sau).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16
Tuần: 16 Ngày soạn: 27/12/2020 Tiết: 61, 62,63 Ngày soạn: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tính từ và cụm tính từ. - Nhận biết cụm tính từ, xác định cấu tạo. - Tìm cụm tính từ trong một đoạn văn; đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu. 2. Kỹ năng: Đặt câu có sử dụng cụm tính từ. 3. Thái độ: Yêu quý ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc SGK, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ gồm mấy phần? - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - Mô hình cụm động từ gồm 3 phần: + Phần đứng trước động từ (phụ trước). + Động từ trung tâm. + Phần đứng sau động từ (phụ sau). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: Tiết 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK. ?Tìm tính từ trong câu? HS tìm hiểu, trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung. ?Em hãy lấy thêm một vài ví dụ về tính từ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?Hãy nêu ý nghĩa khái quát của các tính từ trên? HS trả lời: Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. ?Vậy thế nào là tính từ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. ?KTNC: Tìm thêm một vài ví dụ về tính từ? Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ vừa tìm được? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. Giáo viên đưa ra một số ví dụ. ?Tính từ có thể kết hợp với những từ nào? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung. ?Tính từ có thể kết hợp được với các từ hãy, đừng, chớ, nên, không? HS trả lời: Không. Giáo viên lưu ý: Khả năng kết hợp của tính từ với các từ hãy, đừng, chớ, nên rất hạn chế. Đặt câu với tính từ thông minh? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung. ?Xác định thành phần ngữ pháp? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. Vậy tính từ có thể đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? Tiết 3. Chức vụ của tính từ trong câu Giáo viên nhận xét, kết luận. Giáo viên lưu ý sự hạn chế của tính từ so với động từ khi đảm nhiệm chức vụ làm vị ngữ trong câu. HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại ví dụ và cho biết: ?Những tính từ nào có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ rất, hơi, quá, lắm, ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?Những tính từ nào không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa. ?Vậy có mấy loại tính từ? Đó là những loại nào? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh ý. Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ SGK. HOẠT ĐỘNG 3: Tiết 3. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK. ?Tìm tính từ trong các cụm từ in đậm trong ví dụ đưa ra? HS trả lời: Yên tĩnh, nhỏ, sáng. Giáo viên nhận xét. ?Những từ ngữ nào đứng trước hoặc đứng sau tính từ làm rõ nghĩa cho các tính từ vừa tìm được? HS phát hiện. Giáo viên điền vào cụm từ. ?Vậy thế nào là cụm tính từ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. ?Cụm tính từ có cấu tạo gồm mấy phần? HS trả lời. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng xác lập mô hình cụm tính từ vừa tìm được? HS lên bảng hoàn thành. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. ?Phần trước và phần sau bổ sung ý nghĩa gì cho cụm tính từ? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?KTNC: Tìm thêm một vài ví dụ về cụm tính từ? Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của cụm tính từ vừa tìm được? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. HOẠT ĐỘNG 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. HS làm bài. Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa. I. Đặc điểm của tính từ: 1. Khái niệm: - Ví dụ: + Bé, oai, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. + Cao, thấp, thông minh, ngoan. - Kết luận: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. 2. Khả năng kết hợp: - Ví dụ: + Vẫn tươi tốt. + Rất thông minh. + Hơi thấp. + Quá đẹp. à Tính từ có khả năng kết hợp với các từ như: vẫn, đã, đang, rất, hơi để tạo thành cụm tính từ. 3. Chức vụ của tính từ trong câu: - Ví dụ: + Em bé / rất thông minh. CN VN + Thông minh / là điểm nổi bật của Lan. CN VN - Kết luận: Tính từ có thể làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu. II. Các loại tính từ: - Bé, oai, có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ à tính từ chỉ đặc điểm tương đối. - Vàng hoe, vàng tươi, không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ à tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. à Tính từ có 2 loại: tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. *Ghi nhớ: SGK trang 154. III. Cụm tính từ: 1. Thế nào là cụm tính từ? - Ví dụ: + Vốn đã rất yên tĩnh này. + Nhỏ lại. + Sáng vằng vặc ở trên không. - Kết luận: Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 2. Mô hình cụm tính từ: - Gồm có 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. Phần trước Phần TT Phần sau vốn/đã/rất yên tĩnh này nhỏ lại sáng vằng vặc/ở trên không còn thông minh lắm - Phần phụ trước: biểu thị về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định hay phủ định - Phần phụ sau: biểu thị về vị trí, sự so sánh, mức độ IV. Luyện tập: 1. Các cụm tính từ: - Sun sun như con đỉa. - Chần chẫn như cái đòn càn. - Bè bè như cái quạt thóc. - Sừng sững như cái cột đình. - Tun tủn như cái chổi sể cùn. 4. Củng cố: Giáo viên tổng hợp nội dung bài học. 5. Hướng dẫn tự học: - Ghi chép đầy đủ. - Nắm vững nội dung bài học. - Soạn bài: thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 16 Tiết: 64 THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm vững phẩm chất cao đẹp vị thái y. Đặc điểm, nghệ thuật của truyện. - Rèn cách đọc. Phẩm chất cao đẹp vị thái y lệnh. Ý nghĩa truyện. - Đọc, hiểu, cảm nhận truyện trung đại. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện trung đại. - Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện. - Kể lại được chuyện. 3. Thái độ: - Trân trọng và yêu mến y đức cao đẹp của người thầy thuốc. - Cảm phục và học tập noi theo tấm gương sáng của bậc lương y trong cuộc sống hiện đại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, SGK. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa có tác dụng gì trong truyện “Con hổ có nghĩa”? - Nhân hóa thể hiện tấm lòng sâu sắc của hổ với ân nhân. - Sự nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: ?Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả Hồ Nguyên Trừng? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?Văn bản được trích từ tác phẩm nào? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Giáo viên đọc mẫu một lần sau đó cho học sinh đọc lại văn bản. HS đọc văn bản. Chú ý: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện rõ giọng điệu của từng nhân vật. Giáo viên nhận xét cách đọc, chú ý cho học sinh ngắt đoạn khi gặp dấu chấm, phẩy và phát âm đúng một số từ khó. HOẠT ĐỘNG 2: ?Những chi tiết nào nói về hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm? HS bám sát văn bản, phát hiện chi tiết. Giáo viên nhận xét, đánh giá. ?Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa. ?Qua đó chúng ta thấy ông là người như thế nào? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. ?Với y đức và tài năng như vậy thì Thái y lệnh đã có cuộc sống như thế nào? HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?Em có suy nghĩ gì về lời thoại của vị sứ với Thái y lệnh: “ Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?”. HS trả lời. Giáo viên nhận xét. ?Trước thái độ đó của quan Trung sứ, Thái y lệnh đã có hành động gì? Điều đó nói lên phẩm chất gì ở vị lương y này? HS trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung. *Tích hợp KNS: Là một người thầy thuốc phải đặt tính mạng bệnh nhân lên trên hết; chữa bệnh là vì người chứ không phải vì mình. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) con trưởng của Hồ Quý Ly. - Có tài chế tạo vũ khí, làm quan lớn dưới triều Minh. - Trích từ tác phẩm Nam Ông mộng lục. 2. Đọc: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Công đức của Thái y lệnh: - Đem của cải trong nhà mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. - Gặp kẻ nghèo khổ cho ở nhà mình, nuôi ăn và chữa bệnh. - Bệnh dầm dề máu mủ, ngài không hề né tránh. - Cứu sống hàng ngàn người trong những năm đói kém. - Chữa bệnh cho người dân rồi mới chữa bệnh cho vua. à Thái y lệnh là một bậc lương y tài giỏi, có lòng thương người, có y đức. - Làm quan đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm, được người đời khen ngợi và quý trọng. - Quan Trung sứ đẩy Thái y lệnh vào sự lựa chọn kịch tính. - Thái y lệnh: “Tôi có mắc tội tôi xin chịu”. à Thể hiện tự tin và trí tuệ, bản lĩnh của bậc đại y. 4. Củng cố: Giáo viên tổng hợp nội dung bài học. 5. Hướng dẫn tự học: - Ghi chép đầy đủ. - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: “ tiếp theo mục 2” IV. RÚT KINH NGHIỆM: KÝ DUYỆT TUẦN 16 Ngày tháng năm 2017 Trần Thị Chầm
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_16.doc