Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019
- Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
* Kiến thức: - Khái niệm chỉ từ; Nghĩa khái quát của chỉ từ; Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ; Khả năng kết hợp của chỉ từ; Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
* Kĩ năng: - Nhận diện được chỉ từ; Vận dụng chỉ từ khi nói, viết.
* Thái độ: - Yêu và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Bảng phụ; sgk, sgv, TLTK.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
Nêu ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. Cho ví dụ.
- Bài mới
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 15 /11/2019 Tuần 15 Ngày dạy: Tiết 57 Tiếng Việt CHỈ TỪ Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ * Kiến thức: - Khái niệm chỉ từ; Nghĩa khái quát của chỉ từ; Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ; Khả năng kết hợp của chỉ từ; Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ. * Kĩ năng: - Nhận diện được chỉ từ; Vận dụng chỉ từ khi nói, viết. * Thái độ: - Yêu và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 2. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Bảng phụ; sgk, sgv, TLTK. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ Nêu ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. Cho ví dụ. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Kiến thức 1. GV: Treo bảng phụ ghi VD. HS: Đọc VD. Các từ in đậm trong câu văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - HS: Trả lời Các từ được bổ sung thuộc từ loại gì? Những từ in đậm có tác dụng gì? GV chốt: Chỉ từ có tác dụng tách, định vị sự vật trong không gian tách biệt sự vật này với sự vật khác. HS: Đọc VD và nêu yêu cầu. So sánh các từ và cụm từ, rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm. ông vua / ông vua nọ Viên quan / viên quan ấy Làng/ làng kia Nhà / nhà nọ So sánh cặp từ. Viên quan ấy / hồi ấy Nhà nọ / đêm nọ - HS: Trả lời GV chốt: Chỉ từ giúp XD sự vật trong khôn gian, thời gian. - HS đọc ghi nhớ Kiến thức 2 - HS: Đọc lại VD phần I Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? Tìm chỉ từ trong đoạn trích. - HS: Đọc VD và nêu yêu cầu. HS khác trả lời. Em thấy chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? - HS: Đọc ghi nhớ HĐ 3 - GV: cho HS hoạt động nhóm (4 nhóm) - Nhiệm vụ: Tìm chỉ từ trong những câu văn dưới xác định nhiệm vụ của chúng trong câu - HS: + Nhóm 1: a, Nhóm 2: b + Nhóm 3: c, Nhóm 4: d GV chốt: Chỉ từ làm phụ ngữ sau cho DT, cùng DT làm thành cụm danh từ, chỉ từ làm CN hoặc trạng ngữ trong câu. Tìm chỉ từ trong câu sau? Cho biết ý nghĩa và nhiệm vụ của chỉ từ? Thay cụm từ in đậm bằng các từ thích hợp. HS Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS: Trả lời - GV: Chỉ từ này có thể chỉ ra được những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người đọc, người nghe định vị được sự vật thời điểm ấy, trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận. Qua đây ta thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu , nhiều khi không thay thế được. HĐ 4. Đặt 4 câu có sử dụng các chỉ định từ. GV hướng dẫn. I. CHỈ TỪ LÀ GÌ? 1. Ví dụ: 1 * Nhận xét Viên quan <- ấy , ông vua <- nọ DT DT làng <- kia , nhà <- nọ DT DT => Có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này sự vật khác 2. VD: 2 * Nhận xét - Các cụm từ: ông vua nọ, viên quan ấy. Làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hoá được xác định một cách rõ ràng trong không gian. 3. VD: 3 * Nhận xét: - Giống: - Đứng sau DT. - Khác: + ấy: XĐ sự vật trong thời gian + nọ: XĐ sự vật trong không gian * Ghi nhớ ( SGK) II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU 1. VD ( SGK) - Các chỉ từ: nọ, ấy, kia làm nhiệm vụ phụ ngữ cho DT, đứng sau DT cùng danh từ và phụ ngữ trước lập thành cụm danh từ. 2. VD: SGK * Nhận xét: - Chỉ từ: a. Đó: là CN b. đấy: làm trạng ngữ * Ghi nhớ ( SGK) III. LUYỆN TẬP 1. Bài 1( 138): Tìm chỉ từ; xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ. a. hai thứ bánh ấy - Chỉ từ: ấy - Ý nghĩa: Định vị sự vật trong không gian - Nhiệm vụ: làm phụ ngữ sau DT trong cụm DT. b. Chỉ từ đây, đấy - ý nghĩa: định vị sự vật trong không gian. - Nhiệm vụ: làm chủ ngữ trong câu c. Chỉ từ: nay - ý nghĩa định vị sự vật trong không gian. - Nhiệm vụ: làm trạng ngữ d. Chỉ từ : đó - ý nghĩa định vị sự vật trong không gian làm trạng ngữ trong câu 2. Bài 2(138) Có thể thay đổi như sau: a. chân núi Sóc thay bằng Đến đấy b. bị lửa thiêu cháy thay bằng Làng ấy, làng đó, làng này. 3. Bài 3( 139) - 3 từ chỉ trong các cụm từ chỉ thời gian ở trong đoạn trích ( năm ấy, chiều hôm đó đêm nay) đều có ý nghĩa phiếm chỉ vì vậy không thay bằng từ hay cụm từ nào được. IV. Vận dụng và mở rộng Cho các chỉ định: Ấy, đó, nọ, kia. 4. Hướng dẫn về nhà - Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ; Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học. Đặt câu có sử dụng chỉ từ. - Làm BT trong sách BT. IV. Kiểm tra đánh giá Nhắc lại nội dung bài đã học. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 15 /11/2019 Tuần 15 Ngày dạy: Tiết 58 Tập làm văn LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. * Kĩ năng: - Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng. - Kể truyện tưởng tượng. * Thái độ: - GD HS yêu thích bộ môn. 2. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Bảng phụ ghi dàn bài. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Trình bày cơ sở, cách kể chuyện tưởng tượng. 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2. Kiến thức 1. Yêu cầu HS chọn đề bài số 5 - phần luyện tập bài kể chuyện tưởng tượng ( T 134) Em thấy đề yêu cầu gì? Nếu muốn tưởng tượng phù hợp phải dựa trên cơ sở thực tế nào? - GV lưu ý: tưởng tượng 10 năm sau nên phải kể theo tư cách mà 10 năm sau sẽ có. - Tuổi, nghề nghiệp, lí do thăm trường, ngày hội, nghỉ hè... ) Yêu cầu HS tìm ý - Lí do tưởng tượng - Tuổi của em - Nghề - Quang cảnh - Thầy cô cũ, mới - Bạn bè... Hãy tưởng tượng khi chia tay có suy nghĩ gì? - Bài tập tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện cổ tích. Kiến thức 2. VD truyện Cây bút thần. HĐ 3 HS: Đọc bài văn tham khảo ( SGK) I. LUYỆN TẬP Đề1 : Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. 1. Tìm hiểu đề. - Yêu cầu tưởng tượng và tưởng tượng phải dựa vào con người và sự việc có thật. - Cảnh cụ thể 10 năm sau em trở về nơi trường mà hiện nay em đang học, tưởng tượng trên cơ sở ngôi trường , thày cô, lớp học, cụ thể mà bây giờ em đang học. 2. Tìm ý: - Lí do thăm trường ( MB) - Thời gian thăm trường: mùa hè, thu ... Tuổi của em: 22 tuổi Nghề nghiệp: - Vừa tốt nghiệp ĐH - Đã đi làm nếu không học ĐH - Vừa ra quân sau 3 năm đi bộ đội - Quang cảnh trường: + To đẹp hơn. + Hiện đại hơn - Thầy cô giáo: + Cũ ( già, tóc, thái độ...) + Mới ( trẻ trung..) - Bạn bè cùng khối lớp: + Hình dáng, cao lớn. + Nghề nghiệp + Tính cách - Một người bạn đặc biệt xưa giờ ntn? Khi chia tay ( KB) Cảm động, yêu thương, trân trọng, tự hào về mái trường xưa, về bạn bè thầy cô. Đề 2: bài tập bổ sung - Đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Cây bút thần”: Mã Lương sau khi tiêu diệt cả triều đình bằng giông tố ngoài biển thì bất ngờ bị sóng cuốn đi, ra biển dạt vào đảo hoang, gặp nhiều thú dữ Mã Lương phải dùng bút thần đánh lại thú dữ bảo vệ mình, vẽ cây cối tạo màu xanh cho đảo. - Dùng bút thần chống chọi với hoàn cảnh khắc nghiệt. - Đang định trở về đất liền bằng thuyền vẽ thì có một đoàn thám hiểm rẽ vào. Mã Lương mời lên tàu, làm quen với Magenlăng được ông mời đi khắp nơi vẽ cảnh đẹp. Mã Lương sung sướng nhận lời. II. Bài tham khảo Con cò với truyện ngụ ngôn 4. Hướng dẫn - Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó. - Tiếp tục hoàn thành bài viết kể chuyện tưởng tượng, kết cục mới cho truyện Cây bút thần. - Đọc và soạn bài: Con hổ có nghĩa. IV. Kiểm tra đánh giá Nhắc lại nội dung bài đã học. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17 /11/2019 Tuần 15 Ngày dạy: Tiết 59 CON HỔ CÓ NGHĨA ( Truyện trung đại - Vũ Trinh) Hướng dẫn đọc thêm I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ *Kiến thức: - Đặc điểm của thể loại truyện trung đại; Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình. - Đặc sắc nghệ thuật của truyện: Kết cấu đơn giản, nghệ thuật nhân hoá. * Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại; Kể lại truyện. - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ. *Thái độ: - GD HS giá trị của đạo làm người. 2. Phẩm chất, năng lực. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Kiến thức 1. - HS đọc chú thích dấu * - GV giảng: Thời trung đại: thời kì lịch sử cũng là một thời kì văn học từ TK X - hết TK XIX. Thế nào là VH trung đại? - HS: Trả lời Nêu đặc điểm của truyện trung đại - HS: Trả lời GV chốt: Truyện trung đại- thể loại tự sự có 2 thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của yếu tố hư cấu và tưởng tượng. Kiến thức 2 - GV đọc mẫu. HS đọc. Truyện có mấy phần kể về sự việc gì? - GV lưu ý HS nội dung từ “nghĩa”. Nghĩa là lẽ phải trong đạo làm người, lẽ phải của nghĩa là khuôn phép ứng xử tốt đẹp giữa người và người và ở đây là lòng biết ơn với ai đó đã giúp đỡ mình. Nêu sự việc chính của truyện này. HS: Trả lời. Qua truyện tác giả đề cao điều gì? HS: Trả lời. So sánh với truyện trước hãy cho biết truyện này đề cao ý nghĩa nào về phẩm chất của con người? - HS: Đề cao lòng nhân ái của con người biểu hiện ở tình cảm gần gũi, yêu thương loài vật. Câu chuyện đề cao ý nghĩa gì? - HS: Hành động của bà đỡ Trần là bị động. Hành động của bác tiều là chủ động. - Truyện “Hổ trả nghĩa bác tiều được nâng cấp nhiều về hành động giúp Hổ của bác tiều. - Hổ trước đền ơn một lần, hổ trong truyện này đền ơn mãi, cả lúc sống đến lúc chết. Nhận xét về nghệ thuật và nội dung truyện. - GV: Câu chuyện là bài học về lòng người nhân ái tình cảm thuỷ chung, tình cảm ân nghĩa. - HS đọc ghi nhớ HĐ 3 G gợi dẫn. Kể ngắn gọn chuyện về cụ Phan Bội Châu làm bia con chó Vá. I. TÌM HIỂU CHUNG * Khái niệm truyện trung đại: VH trung đại: thể loại văn xuôi chữ Hán ra đời vào thời trung đại có nội dung phong phú và thường mang tính giáo huấn. Có cách viết không giống truyện hiện đại. * Đặc điểm của truyện trung đại: - Cốt truyện giữ vị trí quan trọng kể theo trình tự thời gian. - Tính cách nhân vật hiện nên chủ yếu qua lời kể của người dẫn chuyện. Sự phát triển thế giới nội tâm độc thoại nội tâm ít. - Có loại truyện hư cấu, có nhiều yếu tố đan xen văn, sử, triết... II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc tìm hiểu chú thích 2. Bố cục - Truyện có 2 phần: + Hổ trả nghĩa bà đỡ trần + Hồ trả nghĩa bác tiều 3. Phân tích. a. Hổ trả nghĩa bà đỡ trần. * Sự việc chính + Hổ cái sắp sinh con + Hổ đực tìm bà đỡ Trần, bà đỡ giúp hổ . + Hổ trả nghĩa bà đỡ * Ý nghĩa - Thể hiện ở lòng biết ơn, thủy chung đối với người giúp đỡ mình. b. Hổ trả nghĩa bác tiều * Sự việc chính + Hổ bị hóc xương đau đớn. + Bác tiều giúp hổ lấy xương ra. + Hổ trả nghĩa bác tiều * Ý nghĩa Đề cao cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời của con người. 4. Tổng kết . - NT: nhân hoá, ẩn dụ, mượn chuyện con vật để dạy cách làm người. - ND: truyện mang tính chất giáo huấn truyện dạy đạo làm người. Là người phải sống có đạo lí. * Ghi nhớ: SGK III. LUYỆN TẬP Kể về một con chó có nghĩa với chủ. IV. Vận dụng và mở rộng Nói qua ý nghĩa sâu xa, ám chỉ của truyện. 4. Hướng dẫn - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc; Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện. - Sưu tầm truyện trung đại; Đọc và nghiên cứu bài Động từ. IV. Kiểm tra đánh giá: Nhắc lại nội dung bài. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 17/11/2019 Tuần 15 Ngày dạy: Tiết 60 Tiếng việt ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: Nắm được khái niệm động từ; Ý nghĩa khái quát của động từ; Đặc điểm ngữ pháp của động từ; các loại động từ. * Kĩ năng: - Nhận biết động từ trong câu; Sử dụng động từ để đặt câu. - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. * Thái độ: - GD HS có ý thức khi sử dụng Tiếng Việt. 2. Phẩm chất năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1. GV: - Bảng phụ. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa và công dụng của chỉ từ. - Đặt câu văn có chỉ từ. 3. Bài mới HĐ 1. Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Kiến thức 1. HS đọc ví dụ. Yêu cầu học sinh nhắc lại KN động từ đã học ở tiểu học. + ĐT là những từ chỉ HĐ. Tìm các động từ trong câu. - HS: Trả lời. Nêu ý nghĩa khái quát của động từ. - HS: Trả lời. So sánh sự khác biệt giữa ĐT và danh từ. HS: Trả lời. GV chốt: ĐT là những từ chỉ HĐ, trạng thái. ĐT làm VN trong câu, thường kết hợp với đã, sẽ, đang. - HS ghi nhớ. Kiến thức 2. - HS: Đọc và nêu yêu cầu của ví dụ Xếp các động từ vào bảng phân loại. Tìm các ĐT có đặc điểm tương tự như trong các ĐT trong bảng trên. Em thấy ĐT chia làm mấy nhóm? GV chốt: có 2 nhóm ĐT: ĐT tình thái và ĐT chỉ HĐ trạng thái. HS ghi nhớ. HĐ 3 - HS: Đọc yêu cầu bài tập Tìm ĐT trong truyện: “Lợn cưới áo mới” cho biết những ĐT ấy thuộc loại nào? - HS: Trả lời HS: Đọc yêu cầu bài tập. Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? Từ nào? Vì sao? HĐ 4 GV hướng dẫn. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: - Các động từ: a. Đi, đến, ra, hỏi b. Lấy, làm, lễ c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, để, cất -> Các ĐT có ý nghĩa chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Danh từ - Làm CN trong câu. - Không kết hợp với đã, sẽ, đang. - Làm VN có từ là đứng trước. Động từ - Làm VN trong câu. - Kết hợp với đã, sẽ, đang. - Làm CN sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ. * Ghi nhớ (SGK) II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: Đòi hỏi ĐT ¹ đi kèm Không đòi hỏi ĐT ¹ đi kèm Trả lời câu hỏi làm gì? Trả lời các câu hỏi làm sao, thế nào? VD Dám, toan, định, Muốn, chợt, thích đi, chạy, cười, đọc,hỏi,đứng buồn,đau,gãy,nứt,ghét,vui, nhức,yêu ăn, ngủ, đạp, gõ * 2 nhóm ĐT: + ĐT tình thái (có ĐT ¹ đi kèm) + ĐT chỉ HĐ, trạng thái gồm 2 loại nhỏ: ĐT chỉ HĐ trả lời câu hỏi: làm gì? ĐT chỉ trạng thái trả lời câu hỏi: làm sao? * ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP: Bài 1: - Các ĐT: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi, chợt, chạy, giơ, bảo, tức. + ĐT tình thái: chợt, tức, liền, hay + ĐT hành động: khoe, may, đem, đợi, đứng, khen, hỏi, chạy.... Bài 2: - Nằm ở 2 từ: cầm, đưa + Cầm: nhận lấy từ người ¹ về mình. + Đưa: trao vật từ mình cho người ¹. ->Cách dùng từ này làm nổi bật tinh cách keo kiệt của nhân vật -> áp dụng máy móc, không hợp hoàn cảnh. IV. Vận dụng và mở rộng Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu. 4. Hướng dẫn - Học thuộc nội dung cần ghi nhớ; Đọc và nghiên cứu trước bài: Cụm động từ. - Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu. - Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong một bài chính tả em tự viết. IV. Kiểm tra đánh giá: Nêu đặc điểm của động từ; Động từ được phân loại như thế nào? IV. Rút kinh nghiệm Ký tuần 15
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_15_nam_hoc_2018_2019.doc