Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019
Văn bản CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ:
* Kiến thức: Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
* Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện; Kể lại được truyện.
* Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích và say mê tìm hiểu bộ môn.
2. Phẩm chất, năng lực:
- Năng lực tự học, đọc hiểu văn bản.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
1.GV: - Đọc tài liệu, sưu tầm một số khẩu hiệu mình vì mọi người.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Các bước lên lớp
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi.
Bài học cuộc đời của 2 truyện trên.
- Bài mới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 21/10/2019 Tuần 12 Ngày dạy: Tiết 45 Văn bản CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (Hướng dẫn đọc thêm) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ: * Kiến thức: Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. * Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện; Kể lại được truyện. * Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích và say mê tìm hiểu bộ môn. 2. Phẩm chất, năng lực: - Năng lực tự học, đọc hiểu văn bản. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1.GV: - Đọc tài liệu, sưu tầm một số khẩu hiệu mình vì mọi người. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Các bước lên lớp Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi. Bài học cuộc đời của 2 truyện trên. Bài mới HĐ 1. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 2. Kiến thưc 1 - GV hướng dẫn cách đọc-> đọc mẫu. - HS đọc. GV nhận xét. - GV kiểm tra một số chú thích học sinh đã đọc ở nhà. Kiến thức 2 - HS đọc . - Lớp nhận xét- GV nhận xét. HĐ3 Truyện có những nhân vật nào? Nêu tên các nhân vật trong truyện ? HS: Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng Họ là ai ? - HS: Các bộ phận trong cơ thể con người Ban đầu họ có quan hệ với nhau như thế nào ? Bỗng nhiên có chuyện gì sảy ra ? Vì sao Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tại sao lại suy bì, tị nạnh với lão Miệng ? - HS: Vì họ thấy lão Miệng ngồi ăn không . Vì thế họ đã quyết định điều gì ? Hậu quả của việc làm đó ntn ? - HS: Trả lời Từ việc làm đó họ nhận ra điều gì ? Và hành động như thế nào ? Bài học của truyện này là gì ? Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân ? GV bình: Trong cuộc sống, con người không thể tách rời tập thể, nếu chúng ta không đoàn kết, hợp tác thì mọi việc khó mà thành công ( GV liên hệ tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tinh thần tương trợ của nhân dân ta trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc.) ? Em biết có những khẩu hiệu nào nói về tinh thần vì tập thể ? -HS: Mình vì mọi người; Mọi người vì mỗi người Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện. HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ 3: Luyện tập GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời HĐ 4 Kể diễn cảm một truyện ngụ ngôn mà em thích nhất. I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH . 1. Đọc: 2.Chú thích: II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung: a. Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: - Cậu Chân, cô Mắt, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng quan hệ với nhau rất thân thiết. - Tị nạnh với lão Miệng . -> quyết định đình công, không làm việc nữa. -> Mệt mỏi rã rời, tê liệt . - Họ nhận ra sai lầm, không ai tị ai nữa . b. Bài học - Cá nhân không tách rời tập thể cộng đồng - Mối quan hệ giữa người với người phải biết nương tựa vào nhau để tồn tại . 2. Nghệ thuật : - Mượn bộ phận con người để nói con người - Miêu tả sinh động, hấp dẫn, phù hợp với bộ phận con người 3.Ý nghĩa* Ghi nhớ : sgk III. LUYỆN TẬP Nhắc laị định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học. IV. Vận dụng Hướng dẫn về nhà. Về xem lại bài; chuẩn bị bài tiếp theo. Trình bày bài học rút ra sau khi học xong truyện. - Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Học thuộc định nghĩa về truyện ngụ ngôn,Tìm đọc truyện ngụ ngôn khác. IV. Kiểm tra đánh giá - Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện. - Vận dung nội dung truyện vào thực tế đời sống. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/10/2019 Tuần 12 Ngày dạy: Tiết 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: *Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức đã học. - Tích hợp với phần Văn bản, phần Tập làm văn. * Kĩ năng: - Biết dựng đoạn văn; Ý thức làm bài độc lập. * Thái độ: Có ý thức trong học tập và yêu thích và tự hào về tiếng Việt. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: 1. GV: Ra đề, dáp án, biểu điểm. 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới A. MA TRẬN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL Chủ đề chung c8 1đ 1 1đ Từ mượn c1 0.25đ 1 0.25đ Nghĩa của từ c2 0.25đ c1.II 2đ 2 2.25đ Từ nhiều nghĩa và...từ c3 0.25đ c4 0.25đ c3.II 3đ 3 3.5đ Danh từ - Cụm danh từ c6 0.25đ c2.II 2đ c5 0.25đ 3 2.5đ Chữa lỗi dùng từ c7 0.5đ 1 0.5đ Tổng 5 3đ 4đ 1 3đ 11 10đ I.Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Bộ phận mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là: A. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh B. Tiếng Hán D. Tiếng Nga Câu 2. Hãy chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ? A. Là sự vật mà từ biểu thị. B. Là sự vật, nội dung mà từ biểu thị. C. Là nội dung(sự vật, tính chất,...) mà từ biểu thị. D. Là tính chất mà từ biểu thị. Câu 3. Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa? A. 1 nghĩa C. 3 nghĩa B. 2 nghĩa D. Nhiều nghĩa Câu 4. Từ chân trong từ chân đồi được dùng với nghĩa nào? A. Nghĩa chuyển C. Nghĩa gốc B. Nghĩa bóng D. Không có nghĩa Câu 5.Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần? A. Một lưỡi búa C. Những em học sinh B. Tất cả các bạn học sinh lớp 6 D. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy Câu 6. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.( Đúng hay Sai ?) (..............) Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: A. Khẩn thiết / khẩn trương .................: Nhanh, gấp và có phần căng thẳng. B. Bâng khuâng / băn khoăn ...................: Không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu. Câu 8. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. A B A+B 1. Từ đơn a. Các tiếng có quan hệ về nghĩa 1+ 2. Từ ghép b. Vay mượn từ tiếng nước ngoài 2+ 3. Từ láy c. Giữa các tiếng có quan hệ láy âm 3+ 4. Từ mượn d. Có thể có một hay nhiều nghĩa 4+ e. Gồm một tiếng II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1.( 2 điểm): Giải thích các từ sau theo các cách đã biết: - Hèn nhát, giếng. Câu 2.( 2 điểm): Nêu cấu tạo của cụm danh từ. Cho ví dụ minh hoạ. Câu 3.( 3 điểm): Liệt kê một số danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác và đơn vị quy ước ước chừng. Đặt hai câu với mỗi loại đó. B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiêm: 3 điểm (mỗi câu đúng 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C A A B Câu 6: Đúng Câu 7: A. Khẩn trương. B. Băn khoăn Câu 8: 1- e, 2 - a, 3 - c, 4 - b. II. Tự luận: ( 7điểm) Câu 1( 2 điểm): - Hèn nhát: Thiếu can đảm -> Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa. - Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước -> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Câu 2( 2 điểm): Cấu tạo cum danh từ: Gồm 3 phần: - Phụ ngữ ở phần trước bổ sung ý nghĩa về số lượng. - Phần trung tâm do danh từ đảm nhiệm. - Phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm, vị trí của sự vật. * Mẫu: Những con thiên nga lông trắng muốt ấy. Câu 3 ( 3 điểm): * Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: lít, yến, tạ, kg, km, mét... - Đặt câu: + Mẹ em vừa mua 3 tạ thóc. + Nhà em cách nhà bà ngoại 50 km. * Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Vốc, mớ, đoạn, tấm, hòn, mảnh, phiến, tảng.... - Đặt câu: + Phiến đá này to quá. + Mớ rau này non thế Hướng dẫn về nhà Về xem lại bài; chuẩn bị bài tiếp theo. IV. Kiểm tra đánh giá Nhắc lại yêu cầu của tiết kiểm tra. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/10/2019 Tuần 12 Ngày dạy: Tiết 47 TRẢ BÀI VIẾT VĂN TỰ SỰ SỐ 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ *Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện. *Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể cho thích hợp với nội dung truyện của mình định kể. * Thái độ: Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết. 2. HS: - Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình chữa bài của H ở nhà. Bài mới HĐ 1. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Kiến thức 1. HS nhắc lại đề bài - GV chép đề lên bảng Hãy xác định thể loại, yêu cầu về nội dung. GV cho học sinh thảo luận theo nhóm ( nhóm bàn ) xây dựng dàn ý cho đề bài. HS: Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét. GV treo bảng phụ ghi dàn ý- học sinh đối chiếu. Kiến thức 2 * Ưu điểm - Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài. - Một số bài viết cảm xúc sâu sắc, diễn đạt lưu loát, thuyết phục. * Nhược điểm: - Một số em chưa cố gắng làm bài, bài viết còn sơ sài, viết đại khái. - Chữ viết ẩu, còn sai lỗi chính tả,viết hoa tuỳ tiện, thiếu bố cục bài. - Diễn đạt chưa mạch lạc,dùng từ chưa chính xác HĐ 3 - GV trả bài và nêu một số lỗi thường mắc phải ( bảng phụ ) - HS nêu cách chữa - GV chữa lỗi - HS đọc bài và chữa lỗi theo phần giáo viên đã gạch chân. - HS trao đổi bài theo cặp kiểm tra việc chữa lỗi của bạn. - GV đọc một số bài điểm khá. HĐ 4 GV hướng dẫn viết lại bài đã chữa thêm một lần nữa. I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN BÀI 1. Đề bài: Kể về một người bạn mà em quý mến. 2. Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn tự sự - Nội dung: + kể về người bạn + người bạn mà em quý mến. 3. Lập dàn bài a. Mở bài: b. Thân bài c. Kết bài: II. NHẬN XÉT III. TRẢ BÀI- CHỮA LỖI Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - quyen, chò chơi, bạn chai, xuất từ nhỏ - quen, trò chơi, bạn trai, suốt từ nhỏ. Dùng từ - dáng người thong thả, dáng người duyên dáng. dáng người thon thả. Câu- diễn đạt - Từ đó em rất luôn ghi nhớ những thời thơ ấu. - Tình cảm của em với Hiếu rất gắn liền với nhau... Em luôn ghi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình cảm của em và Hiếu luôn gắn bó, thân thiết... IV. Vận dụng, mở rộng Hướng dẫn về nhà: - Về xem lại bài; chuẩn bị bài tiếp theo. - Tiếp tục tự chữa bài của mình. IV. Kiểm tra đánh giá - Dàn bài của bài văn tự sự. - Viết bài theo các đề còn lại. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/10/2019 Tuần 12 Ngày dạy Tiết 48 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường. * Kĩ năng: - Rèn kĩ năng kể chuyện theo hình thức nhớ lại; Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường. * Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể chuyện. 2.Phẩm chất, năng lực - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1. GV: - Bảng phụ,sưu tầm bài tập. 2.HS: - Đọc và làm bài phần luyện tập sgk Tr 99. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H ở nhà. Bài mới HĐ 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2 Kiến thức 1. GV: Dẫn dắt HS hiểu về kể chuyện đời thường. + Là những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những cảm xúc , ấn tượng nào đó. Nêu yêu cầu của kể chuyện đời thường Kiến thức 2. - HS đọc các đề bài Theo em thấy các đề bài có yêu cầu gì? Phạm vi đề yêu cầu kể ntn? HĐ 3: Luyện tập - HS đọc đề thứ 7 trong SGK. Yêu cầu làm việc gì? - GV giảng: Kể chuyện người thật, việc thật là nói về chất liệu làm văn không hẳn viết tên thực địa chỉ thực. - GV Lưu ý HS không tuỳ tiện nhớ gì kể đó. Không nhất thiết phải có tình huống li kì. + Cốt yếu các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó gây ấn tượng. - HS đọc đoạn văn đầu. - HS: Nhắc lại nhiệm vụ của các phần MB. TB, KB. - HS đọc dàn bài SGK Phần thân bài trong dàn bài này có mấy ý so với bài tham khảo đã đủ ý chưa? Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không? - HS đọc bài văn tham khảo. Bài làm có sát với thực tế không? Bài làm nêu được chi tiết gì đáng chú ý về ông? Vì sao em nhận ra ông là người già? Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý, đó là hành động gì? Các sự việc trên có xoay quanh chủ đề người ông yêu hoa, yêu cháu không. HĐ 4. Vận dụng, mở rộng - HS tự làm - GV nhận xét, bổ sung 1.Khái niệm kể chuyện đời thường - Là những câu chuyện kể về sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống. - Yêu cầu: Nhân vật sự việc cần phải chân thực, không bịa đặt, thêm thắt tuỳ tiện. Tuy nhiên cũng cho phép tưởng tượng hư cấu. Song không làm thay đổi chất liệu và diện mạo đời thường để biến thành truyện thần kì. 2. Tìm hiểu đề bài tự sự - Đề bài yêu cầu kể chuyện đời thường - Kể những chuyện xảy ra trong đời sống hằng ngày 3.Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự * Kể chuyện về người thân của em ( ông, bà) a. Tìm hiểu đề: - Kể chuyện đời thường người thật, việc thật, kể về hình dáng, tính nết, phẩm chất, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng với người thân. b. Phương hướng làm bài c. Dàn bài MB: Giới thiệu nhân vật sự việc TB: Diễn biến sự việc KB: Ý nghĩa tình cảm - Phần thân bài gồm 2 ý : + ý thích của ông + ông yêu các cháu - ý thích của mỗi người là cơ sở để phân biệt người này với người khác. 4. Bài tham khảo - Bài viết sát đề - các ý trong dàn bài đều được phát triển thành đoạn văn. - Ông hiểu từ yêu hoa, yêu cháu - Chi tiết: + ông ngủ ít + người ta nói người già thường như vậy - Chăm sóc góc học tập - Cười hiền từ bảo - Kể cho cháu nghe - Các sự việc trên đều xoay quanh chủ đề người ông yêu hoa, yêu cháu. Hướng dẫn về nhà - Về xem lại bài; viết thành văn hoàn chỉnh đề trên. - Chuẩn bị bài tiếp theo IV. Kiểm tra, đánh giá Các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường, V. Rút kinh nghiệm V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_12_nam_hoc_2018_2019.doc