Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 31 - Năm học 2019-2020

Bài 22. CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI 

TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945.

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

                  - Giúp HS nắm được hoàn cảnh dẫn tới Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng CM sau khi Việt Minh thành lập.

                  - Những chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp .

2. Tư tưởng

       - Giáo dục HS kính yêu Chủ tịch HCM, lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ HCM.

3. Kỹ năng

             - Rèn luyện cho HS khả năng: sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử. 

             - Tập dượt phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.

    4. Phẩm chất năng lực :

        - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.

       - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực. 

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bức ảnh “Đội VN tuyên truyền giải phóng quân”. Lược đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”.

  • Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch HCM ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang) và các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân, cao trào kháng Nhật....

   2.HS : học bài và xem trước bài ở nhà.

doc 59 trang Huy Khiêm 15/05/2023 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 31 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 31 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 31 - Năm học 2019-2020
Tuần: 24 Tiết : 27
Ngày soạn : 24/4/2020
Bài 22. CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI 
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được hoàn cảnh dẫn tới Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng CM sau khi Việt Minh thành lập.
 - Những chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp .
2. Tư tưởng: 
 - Giáo dục HS kính yêu Chủ tịch HCM, lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ HCM.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng: sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử. 
 - Tập dượt phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
 4. Phẩm chất năng lực :
 - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
 - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực. 
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bức ảnh “Đội VN tuyên truyền giải phóng quân”. Lược đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”.
Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch HCM ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang) và các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân, cao trào kháng Nhật....
 2.HS : học bài và xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Tình hình VN trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai .
? Trình bày cuộc k/n Bắc Sơn bằng lược đồ.
? Những bài học quý báu của 2 cuộc k/n: Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đối với CMVN.
 3. Bài mới:
 *Hoạt động 1: Khởi động: Cùng với cuộc tập dượt 30 – 31 và 36 – 39 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng tháng 8/1945, để tiến tới thành công của cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, để thấy rõ những chủ trương, đường lối của Đảng và Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cho cách mạng và thấy rõ diễn biến cao trào cách mạng chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945 -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới
KT 1: 
 Em hãy cho biết tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:
+ Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã bước sang năm thứ ba.
+Đức đã chiếm xong châu Âu.
+ 6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
+ Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến:
+ Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
+ Một bên là phe phát xít Đức, Ý, Nhật.
 Tình hình trong nước có gì đáng chú ý?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Nhật- Pháp câu kết với nhau thống trị Đông Dương
 Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng căng thẳng Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
 - HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:Trước tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, ngày 28/1/1941, HCM về nước trực tiếp lãnh đạo CM và chủ trì hội nghị BCH TW Đảng lần thứ VIII tại Pác Bó Cao Bằng.
 Cho biết những chủ trương mới của Đảng được quyết định ở hội nghị Trung Ương lần thứ 8.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:
 Vì sao Đảng ta chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Vì mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Nhật- Pháp ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra (khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kì, Binh biến đô lương), nguyện vọng tha thiết của ND ta lúc này là đánh đuổi Nhật- Pháp=> Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 
 Tại sao đến lúc này Đảng ta lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:Mâu thuẫn giữa dân tộc Đông Dương với phát xít, đế quốc Nhật- Pháp là chủ yếu nhất, để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương -> mỗi nước cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng=>Đảng ta đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
 Tại sao đến lúc này Đảng ta lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:Mâu thuẫn giữa dân tộc Đông Dương với phát xít, đế quốc Nhật- Pháp là chủ yếu nhất, để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương -> mỗi nước cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng=>Đảng ta đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
 Mặt trận Việt Minh bao gồm cỏc tổ chức nµo?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh), bao gồm các tổ chức cứu quốc nhằm”Liên hiệp hết thảy các giới, đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo,gì trẻ, gái trai, tôn giáo, xu hướng chính trị cùng đứng lên giải phóng dân tộc”.
 Mặt trận Việt Minh ra đời có ảnh hưởng như thế nào đến các tầng lớp nhân dân?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
+ Chỉ sau 1 thời gian ngắn tổ chức này được uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.
+ Sau khi thành lập M trận, Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp - Nhật.
KT 2: Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh tập trung vào những hoạt động nào?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
 Em hãy chỉ ra những thắng lợi của Đội VN tuyên truyền giải phóng quân ngay sau khi thành lập?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Đánh thắng 2 trận liên tiếp là Phay Khắp và Nà Ngần( Cao Bằng)
 Mặt trận Việt Minh XD lực lượng chính trị như thế nào? 
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Là cơ sở của MTrận Việt Minh
+ 1942, Khắp 9 Châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu hoàn toàn . Nghĩa là mọi người đều tham gia tổ chức Việt Minh.
+ Sau đó Uỷ ban Việt Minh Tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.
+ 1943 Uỷ Ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng thành lập 19 ban xung phong "Nam Tiến" để liên lạc với C2 Bắc Sơn - Võ Nhai.
+ Giải phóng ; Cờ giải phóng ; Chặt Xiềng
+ Cứu quốc; VN độc lập; Kèn gọi lính....
=> Góp phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hoá của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.
 Nhận xét, đánh giá hoạt động của mặt trận Việt Minh?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Đến cuối năm 1944 đầu 1945, Đảng ta đã xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (thông qua hoạt động của MTrận Việt Minh) cách mạng VN tiến lên 1 cao trào mới.
KT 2
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 và hỏi:
 Tại sao Nhật đảo chính Pháp?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Cuối năm 1944 đầu năm 1945 Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc ở Châu Âu phát xít Đức bị đẩy ra khỏi lãnh thổ LX và nhiều nước Đông Âu thủ đô Béc lin thất thủ nước Pháp được giải phóng chính phủ Dờ Gon trở lại nắm chính quyền.
 Nhật rất khốn đốn vì lí do gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Vấp phải các đòn tấn công dần dập của Anh - Mĩ trên bộ cũng như trên biển.
 Ở Châu Á Thái Bình Dương nhân cơ hội đó muốn dựa vào quân đôi đồng minh đánh Nhật đều này làm cho mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật thêm sâu sắc thế nhưng Nhật cố hòa hoãn với Pháp nếu xung đột xảy ra lúc này bất lợi cho Nhật).
 Tình hình ở Đông Dương lúc này như thế nào?
 - HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Đông Dương :Nhân cơ hội đó, thực dân Pháp ráo riết hoạt động chờ quân đồng minh vào sẽ đánh Nhật, lấy lại vị trí thống trị cũ.
 Nhật đảo chính Pháp như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
+Đêm 9/3/1945, thất bại của PX NHật đã gần kề buộc chúng phải làm cuộc đảo chính Pháp để trừ hậu quả bị Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ vào. Sau hơn 1 ngày đảo chính quân Pháp đã đầu hàng nhục nhã.
+Sau khi hất cẳng Pháp, Nhật hoàng tuyên bố sẽ giúp đỡ nên độc lập của các dân tộc Đông Dương, nhưng sau đó, bộ mặt thật của phát xít Nhật và bọn Việt gian đã bị bóc trần.
- Nhân dân ta ngày càng căm thù bịn phát xít Nhật và tay sai.
 Sau khi lên cầm quyền Nhật có thái độ và hành động như thế nào.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Lật đổ được Pháp, Nhật lên nắm chính quyền, chúng tuyên bố giúp cho nền Độc lập của các DT Đông Dương, nhưng lại thi hành những chính sách rất phản động như: tăng cường bóc lột nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, tấn công vào khu căn cứ cách mạng nhằm tiêu diệt Việt Minh...
=> Như vậy, bộ mặt thật của phát xít Nhật bị bóc trần và nhân dân ta vô cùng căm ghét, muốn vùng lên chống lại chúng .
? Em có nhận xét gì về tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
I. MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI
( 19/5/1941 ) 
1. Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh
a. Thế giới:
- Năm 1941 chiến tranh thế giới thứ II bước sang năm thứ ba Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. 
- Trên thế giới hình thành hai trận tuyến: một bên lực lương dân chủ do LX đứng đầu , một bên là phe phát xít ( Đức, Ý, Nhật) trong đó cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận dân chủ chống phát xít. 
b. Trong nước:
- Nhật Pháp câu kết với nhau thống trị Đông Dương.
 - Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10-19/5/1941. Để hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo cho lục lượng CM VN được đưa ra từ HNTW lần VI ( 11/1939).
c. Chủ trương của Hội nghị:
- Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp – Nhật.
- Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo...”
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
2. Hoạt động của mặt trận việt Minh
* Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Duy trì đội du kích Bắc Sơn. Năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích. Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
*Xây dựng lục lượng chính trị:
Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19/5/1941, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
II. CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 NĂM 1945.
1. Nhật đảo chính Pháp.
- Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn kết thúc. Nước Pháp được giải phóng
- Ở mặt trận Thái Bình Dương: Phát xít Nhật cũng khốn đốn.
- Ở Đông Dương: Thực dân Pháp cũng ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ. Trước tình hình đó Nhật nhanh tay hơn làm đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9 – 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật.
2. Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
(Hướng dẫn HS tự học)
4. Hướng dẫn vền hà:
 - Về nhà học bài cũ đầy đủ nắm được chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương , mặt trận việt minh ra đời có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà .
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Gv sơ kết bài học. 
*Bài tập: Nhật đảo chính Pháp nhằm mục đích gì? Hãy đánh dấu X vào đầu câu các ý trả lời đúng.
 Loại trừ nguy cơ Pháp đánh từ sau lưng khi quân Đồng Minh đổ bộ vào.
 Độc chiếm Đông Dương.
 Trao trả độc lập cho Đông Dương.
 Cứu vãn thất bại của nước Nhật.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 24 Tiết : 28
Ngày soạn : 24/04/2020
Bài 23. TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 Kiến thưc
 - Giúp HS nắm được khi tình hình thế giới diễn ra vô cùng thuận lợi cho CM nước ta, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch HCM đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội cũng như khắp các địa phương trong cả nước, nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời.
 - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945.
 Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng: sử dụng tranh ảnh lịch sử. Tường thuật lại diễn biến của CM tháng tám.
 - Tập dượt phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
Tư tưởng: 
 - Giáo dục HS kính yêu Đảng , lãnh tụ HCM, niềm tin vào sự thắng lợi của CM và niềm tự hào dân tộc.
 2. Phẩm chất năng lực :
 - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
 - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực. 
II.CHUẨN BỊ:
 GV : - Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. Ảnh: Chủ tịch HCM đọc TNĐLập ((2/9/1945)
Ảnh: Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945). Tài liệu đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng.
HS: Học bài và xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy trình bày cao trào kháng Nhật cứu nước (Hoàn cảnh, diễn biến) 
3. Dạy bài mới: 	
 Hoạt động 1: Khởi động Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Chớp thời cơ đồng bào Hà Nội và các địa phương trong ca nước nối tiếp nhau vùng dậy giành chính quyền. Cách mạng tháng 8 -1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, mở ra 1 kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới
KT 1: Em cho biết tình hình TG và trong nước lúc này như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV: Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật là điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi ,tạo thời cơ cho ND ta vùng lên giành độc lập.Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán đúng tình hình -> phát động ND ta tích cực khẩn trương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
? Khi nghe tin Nhật đầu hang đồng minh Đảng ta đã lamg gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận:
? Trong bối cảnh đó Đảng ta đã có chủ trương gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Giáo viên đọc quân lệnh số 1: Hỡi quân dân toàn quốc!
HSv q/sát ảnh cây đa, mái đình ở Tân Trào.
 Sau khi lệnh tổng k/n ban bố, Đảng ta đã làm gì để tiến tới Tổng k/n giành chính quyền?
- HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận : Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (16/8/1945),gồm đầy đủ đại biểu của 3 xứ, thuộc đủ các dân tộc, tôn giáo, đoàn thể,... tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
- Lần đầu tiên HCM ra mắt các đại biểu toàn dân.
- Đại hội nhất trí tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng.
- Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
- Lập UB Dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời sau này) do HCM làm Chủ tịch.
- Sau đó HCM gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Chiều 16/8/1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu 1 đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên).
Thảo luận nhóm 3 phút
KT 2:
( gộp mục II, III thành diển biến.)
GV hướng dẫn HS lập bảng niên biểu thống kê các sự kiện tiêu biểu.
- Ngày 19/8/1945: mít tinh tại Nhà hát lớn. 
- Từ 14 "18/8/1945, nhiều nơi đã khởi nghĩa giành chính quyền .
- 18/8/19454: giành chính quyền Bắc Giang, Hải Dương, Hà tĩnh, Quảng Nam.
- 19/8/1945: Hà Nội k/n thắng lợi.
- 23/8/1945, Huế k/n thắng lợi.
- 25/8/1945, Sài Gòn k/n thắng lợi.
- 25 " 28/8/1945, các tỉnh còn lại ở Nam bộ giành chính quyền.
-2/9/1945, Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH 
KT 3:
GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi:
 Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc CM tháng Tám 1945.
 - HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận : CM tháng 8 là sự kiện lịch sử trọng đại của CMVN.
* Trong nước:
- Nó đập tan 2 xiềng xích nô lệ là thực dân Pháp và Phát xít Nhật hơn 80 năm qua và lật đổ chế độ phong kiến tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm trên đất nước ta.
- Mở ra 1 kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do.
- Đưa nước ta từ 1 nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành 1 nước độc lập.
- Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ nước nhà.
* Quốc tế:
- Đây là thắng lợi đầu tiên của thời đại mới, 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Thắng lợi cổ vũ mạnh mẽ đối với ptrào giải phóng dân tộc trên thế giới.
 Nguyên nhân nào dẫn tới sự thắng lợi của CM tháng Tám 1945.
 - HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận : 
? Trong các nguyên nhân đó nguyên nhân nào quan trọng nhất?
I. LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
 +Tại Châu Âu: Phát Xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945)
 + Ở Châu Á: quân phiệt Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8/1945)
 - Trong nước: Quân Nhật hoang mang dao động cực độ.
- Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.	
-> Như vậy, thời cơ ngàn năm có một để Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện.
2. Chủ trương của Đảng:
- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14 - 15/8/1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta.
- Tiếp đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào họp (ngày 16/8/1945) Tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc.
- Sau đó chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa.
II. DIỂN BIẾN TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945:
IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CM THÁNG TÁM.
1. Ý nghĩa lịch sử:
a. Trong nước:
- Cách mạng tháng Tám thành công đã đập tan ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và Phát xít Nhật
-Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm trên đất nước ta.
- Nó mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do.
b. Quốc tế:
- Đây là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với ptrào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2 . Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Khối đoàn kết dân tộc được tạo dựng đến mức cao nhất, thông qua MTVM.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu là nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng 
a. Lệnh tổng k/n được ban bố trong hoàn cảnh nào?
b. Em hãy nêu nội dung chính Hội nghị toàn quốc của Đảng (14/8/1945) và Quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8/1945).
c. K/n diễn ra ở Hà Nội như thế nào?
d. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi CM tháng 8.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 HS về nhà chuẩn bị bài 24 tìm hiểu: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
 - Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám như thế nào ?
 - Bước đầu xây dựng chế độ mới ra sau ?
 - Diệt giặc đói , giặc dốt và những khó khăn về tài chính như thế nào ?
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
GV nhận xét tiết học
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 24/04/2020
Tuần: 25
Tiết PPCT: 29
CHƯƠNG IV:VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Bài 24. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của CM nước ta trong năm đầu của nước VNDCCH.
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
 Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
 Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
 2. Phẩm chất năng lực :
 - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
 - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực. 
II.CHUẨN BỊ 
 GV : - Sử dụng tranh ảnh SGK. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
 HS : Học bài và xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy trình bày lệnh Tổng k/n của Đảng được ban bố trong hoàn cảnh nào?
? Giành chính quyền trong toàn quốc diễn ra như thế nào?
? Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của CM tháng 8 1945.
3 Bài mới
* Hoạt động 1: khởi động 
 Với thắng lợi của cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, song sau cách mạng tháng tám nước ta vừa có thuận lợi nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn, thử thách như “ngàn cân treo sợi tóc” giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, tài chính không có. Đảng và chính phủ đã có chủ trương sách lược gì để vượt qua khó khăn, kết quả và ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
* Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới
KT 1: 
 Em hãy trình bày tình hình nước ta sau CM tháng 8 ( trước tiên nói đến những khó khăn về quân sự)
- HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận
 Em hãy trình bày những khó khăn về chính trị của nước ta thời kì 1945 – 1946. 
-HS: - Nền độc lập bị đe dọa nghiêm trọng.
- Nhà nước CM chưa được củng cố.
 Những khó khăn về kinh tế của nước ta thời kì này là gì?
- HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận
 Những khó khăn về văn hóa xã hội như thế nào?
 - HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận
+ Chế độ thực dân phong kiến để lạihậu quả nặng nề.
+ Hơn 90% dân ta mù chữ.
+ Các tệ nạn xã hội tràn lan: Mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút...
- GV cho HS thao luận nhóm: 
 Tại sao nói: nước VNDCCH ngay sau khi thành lập đã ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc?
-HS thảo luận nhóm.
-GV tổng kết thảo luận:
Nước ta lúc đó gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là khó khăn về quân sự. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều giặc ngoại xâm như thế này. Hơn nữa, nhà nước non trẻ chưa được củng cố. Nạn đói khủng khiếp hoành hành. Ngân sách trống rỗng, tệ nạn xã hội tràn lan. Cho nên nước ta trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
* KT 2:	
 Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố chính quyền CM?
- HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận 
+ Kết quả: Chúng ta đã bầu được 333 đại biểu đại diện cho khối đoàn kết Bắc, Trung, Nam vào Quốc hội.
 Em hãy cho biết Đảng ta giải quyết giặc đói , giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính sau CM tháng 8 như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét bỏ sung
- GV kết luận
-GV minh họa thêm:
- Sáng 3/9/1945 Hồ Chủ tịch triệu tập Chính phủ lâm thời bàn cách giải quyết ba thứ giặc: giặc đói, giặc đốt và giặc ngoại xâm.
- “Hũ gạo tiết kiệm”, mỗi gia đình còn có gạo ăn, mỗi bữa bớt 1 nắm gạo, cho vào hũ, khoảng 5 " 10 ngày, cán bộ VM đi thu gom số gạo đó để giúp những người đang bị đói.
- “ Ngày đồng tâm” là các gia đình còn gạo ăn, đăng kí với cán bộ VM, 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, lấy số gạo đó ủng hộ những người đang bị đói.
- Hồ Chủ tịch đã nói: “Một dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu”.
- Vì vậy, Người đề ra chủ trương mở 1 chiến dịch xóa nạn mù chữ, sau 1 năm thực hiện, chúng ta đã mở được 75.805 lớp học; 97.666 người tham gia dạy học; hơn 2,5 triệu người biết đọc, bi.ết viết.
GV giới thiệu H.43: lớp học bình dân học vụ
- Sau “ Tuần lễ vàng”, chúng ta đã thu được 70 kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập và 40 triệu đồng vào quỹ đảm phụ quốc phòng.
- GV kết luận :
 Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
- GV giới thiệu H.44 “ Đoàn quân Nam tiến”’ vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình.
 Em hãy nêu những biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
- GV giải thích thêm:
 Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”.
 Để tránh đụng độ với nhiều kẻ thù Đảng ta có chủ trương gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- GV kết luận: 
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng thành lập chính quyền tay sai.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
- Các lực lượng phản động ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề
- Ngân sách nhà nước hầu như, trống rỗng.Nhà nước chưa kiểm soạt được ngân hàng Đông Dương.
- Văn hoá - xã hội: (Nạn dốt)
+ 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội tràn lan.
II. CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ BẢO VỆ DỘC LẬP DÂN TỘC:
1. Bước đầu xây dựng chế độ mới:
- Ngày 6/1/1946 nhân dân cả nước đi bầu cử Quốc hội khóa I với hơn 90% cử tri tham gia.
2. Diệt nạn đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính:
- Diệt nạn đói: 
+ Biệp pháp trước mắt: quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhưởng cơm, sẻ áo.
+ Biệp pháp lâu dài: Tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chia ruộng đất cho nông dân.
-> Nạn đói đã được đầy lùi.
- Diệt giặc dốt: Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ.
- Giải quyết khó khăn về tài chính:
+ Xây dựng “Quỹ độc lập”.
 Phát động: “Tuần lễ vàng”.
+ Ngày 31/1/1946 ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
+ Ngày 23/11/1946 lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
- Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
- Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945 quân Pháp đánh trụ sở UBND Nam Bộ mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn anh dũng đánh trả, sau đó là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
- Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng:
+ Quốc Hội đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc Hội không qua bầu cử và 1 số ghế bộ trưởng.
+ Mặc khác, Chính phủ ban hành 1 số sắc lệnh nhằm trấn áp bọc phản cách mạng ; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị.
- Đảng ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946): nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
và sau đó là Tạm ước Việt Pháp ( 14/9/1946)
Hoạt động 3: Vận dụng mở rộng 
? Đánh dấu x vao ô mà em cho là đúng .
 Tại sao nói: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám là “ Ngàn cân treo sợi tóc”?
Sự xuất hiện của quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn “Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng .
Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật.
Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.
Vì nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tài chính kiệt quệ.
Vì thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề về văn hóa xã hội.
? Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa ?
4. Hướng dẫn về nhà:
 HS về nhà chuẩn bị bài 24 (tiếp theo) tìm hiểu: “ Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ”(1945 – 1946)
Nhân dân Nam Bộ đã kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào sau khi chúng trở lại xâm lược nước ta?
Chúng ta có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngoài?
Trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
GV nhận xét tiết học
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 29/04/2020
Tuần: 25
Tiết PPCT:30
Bài 25. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Kiến thức:
 - Cung cấp cho hs những hiểu biết về nguyên nhân dẫn tới bùng nổ dân số chiến tranh ở VN (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước); quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.
 - Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
 - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 – 1950).
Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bàn đồ các chiến dịch và các trận đánh.
 2. Phẩm chất năng lực :
 - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
 - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực. 
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Giáo án, sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
?. Em hãy trình bày tình hình nước ta sau CM tháng 8.
?. Chúng ta đã làm gì để giữ vững, củng cố xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân?
?. Trình bày Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 (Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa).
?. Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
?. Nêu nội dung chính Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
?. Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội (19/12/1946 "17/12/1947).
 Hoạt động 1: Khởi động 
 Với đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM đã đạt được những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_9_tuan_24_den_tuan_31_nam_hoc_2019_2.doc