Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 19

I / Mục tiêu : 

1. Kiến thức, thái độ, kĩ năng:

a. Kiến thức :

- Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau CTTG I ở Pháp, Liên Xô và Trung quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VNCM Thanh Niên.

* Trọng tâm : Những hoạt động của Bác ở Pháp và trung Quốc.

b. Thái độ :

Giáo dục cho hs lòng kính yêu, khâm phục đối với Bác Hồ và các chiến sĩ CM.

c. Kĩ năng :

Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, tập phân tích, so sanh, đánh giá sự kiện lịch sử.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua nội dung bài học:

- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo tái hiện lại sự kiện, nhân vật lịch sử.

- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá…

II / Chuẩn bị:

1. GV: Tranh ảnh ở SGK và các tài liệu về hoạt động của Bác Hồ. Các tư liệu sưu tầm về chân dung các nhân vật lịch sử nếu có..

  2. HS: Đọc bài trước, sưu tầm các tâì liệu liên quan đến nội dung bài học…

doc 8 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 19

Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 19
HỌC KỲII
Tuấn 19 Ngày soạn: 29/12/2021
Tiết 19 Ngày dạy: 
Bài 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
 TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I / Mục tiêu : 
1. Kiến thức, thái độ, kĩ năng:
a. Kiến thức :
- Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau CTTG I ở Pháp, Liên Xô và Trung quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VNCM Thanh Niên.
* Trọng tâm : Những hoạt động của Bác ở Pháp và trung Quốc.
b. Thái độ :
Giáo dục cho hs lòng kính yêu, khâm phục đối với Bác Hồ và các chiến sĩ CM.
c. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, tập phân tích, so sanh, đánh giá sự kiện lịch sử.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua nội dung bài học:
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo tái hiện lại sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá
II / Chuẩn bị:
1. GV: Tranh ảnh ở SGK và các tài liệu về hoạt động của Bác Hồ. Các tư liệu sưu tầm về chân dung các nhân vật lịch sử nếu có..
 2. HS: Đọc bài trước, sưu tầm các tâì liệu liên quan đến nội dung bài học
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (1p)
3. Bài mới : 
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, CMVN rơi vào khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành công. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối, nhưng Bác không đi theo con đường mà họ đã đi. Người quyết tâm tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba, cuối 1917 từ Anh Bác trở về Pháp, Liên Xô, Trung Quốc để học tập nghiêng cứu tìm đường cứu nước cho dân tộc. Quá trình này diễn ra như thế nào ?
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Cá nhân/nhóm: 18p
*Kiến thức: HS nắm được những hoạt động của Bác ở Pháp trong quá trình tìm đường cứu nước và rút ra điểm mới trong con đường cứu nước của Bác so với các lớp người đi trước.
*Thực hiên:
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp :
? : Nêu một vài nét về tiểu sử của Bác Hồ ?
HS: Nhớ lại kiến thức cũ.
? : Nguyên Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào, những năm đầu hoạt động của Bác như thế nào ?
HS: Dựa vào kiến thức giáo khoa lớp 8 trả lời.
GV: 
- Sau khi đi khắp Á-Âu-Phi-Mĩ, cuối 1917 từ Anh Bác trở lại Pháp hoạt động.
- Tình hình thế giới lúc này cuộc CTTG I đã kết thúc, phe hiệp ước thắng trân họp ở Vécxay để chia lại thị trường thế giới.
? : Nhân sự kiện này Bác Hồ đã làm gì ?
HS: 
- 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gởi bản yêu sách lên hội nghị Vécxay (Bản yêu sách của nhân dân An Nam) đòi quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng, quyền tự quyết.
GV: Tuy không được chấp nhận những gây tiếng vang lớn đối với nhân dân VN, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
HS: Đọc đoạn chữ nhỏ SGK.
? : từ niềm tin hoàn toàn vào Lênin và dứt khoát đứng về Quốc Tế thứ ba đã đưa đến việc làm gì của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tua ?
HS: 
- 12/1920, tại đại hội Tua Bác tán thành gia nhập Quốc Tế thứ ba và thành lập Đảng cộng sản Pháp.
GV: Giới thiệu hình 28 bức ảnh được in từ ảnh tư liệu trong bảo tàng CMVN, thể hiện quang cảnh của đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp họp tại Tua từ 25 đến 30/12/1920. Tham gia đại hội có 285 đại biểu, Nguyễn Ái Quốc tham gia với tư cách là đại biểu chính thức của Đảng. Trong ảnh là Nguyễn Ái Quốc đang phát biểu trước đại hội tố cáo các tội ác dã man của TDP ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người CM chân chính Pháp ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
? : Sau khi tìm ra chân lí cứu nước Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì trong những năm tiếp theo khi ở Pháp ?
HS: 
Tích hợp môi trường: Những hoạt động của NAQ ở Pháp, LX, TQ
- 1921, sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc htuộc địa”
- 1922, ra báo “người cùng khổ” và viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, cùng cuốn bản án chế độ thực dân Pháp.
? : Những hoạt động chính của Bác trong những năm 1921-1922 nhằm mục đích gì ?
HS: 
? : Con đường cứu nước của Bác có gì mới và khác với lớp người đi trước ?
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận:
- Bác đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật và nền văn minh phát triển ( cũ sang phương Đông nơi có nền quân chủ giống nước ta bấy giờ, KH-KT chưa tiến bộ).
- Xác định con đường cứu nước theo CM tháng 10 Nga. Vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử (phương pháp cũ là bạo động).
HĐ2: Cá nhân/lớp: 12p
*Kiến thức: HS nắm được những hoạt động chính của Bác trong những năm (1923-1924).
*Thực hiện:
II. Nguyên Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) :
? : Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô ?
HS: 
- 6/1923, Người dự đại hội V của quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
GV: 
- Giới thiệu quá trình vừa học tập nghiên cứu của Bác ở Liên Xô.
- Giới thiệu nội dung tham luận của Bác tại đại hội.
? : Những quan điểm CM mới Nguyễn Ái Quốctiếp nhân được và truyền về trong nước sau CTTG I có vai trò quan trọng như thế nào đối với CMVN ?
HS: 
- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng công sản VN.
HĐ3: Nhóm/cá nhân: 11p
*Kiến thức: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của VNTNCM và chủ trương của hội.
*Thực hiên:
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925) :
? : Nêu hoàn cảnh ra đời của VNTNCM và nhiệm vụ của tổ chức này ? 
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận.
- Cuối 1924, người về trung Quốc lập Hội VNTNCM (6/1925) có hạt nhân là cộng sản đoàn.
 Nhiệm vụ là huấn luyện thanh niên và truyền bá tư tưởng Mac-Lênin về nước để thúc đẩy sự phát triển của CMVSVN.
? : Ngoài những nhiệm vụ trên hội VNTNCm còn thực hiện chủ trương gì và có tác dụng ra sao với phong trào CMVN ?
HS:
- 1928, Hội VNCMTN thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để thúc đẩy phong trào công nhân phát triển từ tự phát lên tự giác.
? : “Vô sản hóa” là làm gì ?
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận.
4/ Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2p)
	Củng cố lại kiến thức của bài dạy. 
	Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới, Sưu tầm tư liệu cho tiết sau, 
IV/ Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (1p)
- Nêu những hoạt động của Bác ở Pháp 1917-1923 ?
- Những hoạt động của Bác ở Liên Xô và Trung Quốc là gì ?
- Tại sao nói Nuyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN ?
V / Rút kinh nghiệm:
Tuấn 19 Ngày soạn: 29/12/2021
Tiết 20, 21 Ngày dạy: 
Bài 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I / Mục tiêu :
1. Kiến thức, thái độ, kĩ năng:
a. Kiến thức :
- Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nông đã dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sự thành lập ba tổ chức cộng sản thể hiện bước phát triển mới của phong trào CMVN.
- Học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức CM ở trong nước.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của hai tổ chức CM thành lập ở trong nước, sự khác nhau giữa các tổ chức này với Hội Việt Nam CMTN do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.
* Trọng tâm : Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt CM Đảng.
b. Thái độ :
Qua các sự kiện lịch sử cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối.
c. Kĩ năng :
- Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử.
- Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức CM, đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua nội dung bài học:
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo tái hiện lại sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá
II / Chuẩn bị:
 1. GV: Các tư liệu chân dung nhân vật lịch sử nếu có. Các tư liệu sưu tầm về chân dung các nhân vật lịch sử nếu có..
 2. HS: Đọc bài trước, sưu tầm các tâì liệu liên quan đến nội dung bài học
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập. 1p
2. Bài cũ : 3p
- Nêu những hoạt động của Bác ở Pháp (1917-1923) ?
- Những hoạt động của Bác ở Liên Xô và Trung Quốc là gì ?
- Tại sao nói Nuyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN ?
3. Bài mới : 
Phong trào CMVN trước khi đảng ra đời có những nét gì nổi bậc ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Cá nhân: 20p
*Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
*Thực hiên:
I. Bước phát triển mới của phong trào CMVN (1926-1927): 
không dạy:
HĐ2: Cá nhân/lớp: 17p
*Kiến thức: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của Tân Việt cách mạng đảng và nguyên nhân phân hóa của tổ chức này.
*Thực hiện:
II. Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928) :
? : Tân Việt cách mạng đảng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS: 
 Tháng 7/1928, sau nhiều lần đổi tên cuối cùng tổ chức Tân Việt cách mạng đảng được ra đời.....
GV: Giới thiệu thành phần và địa điểm hoạt động của tổ chức Tân Việt.
? : Sau khi thành lập và hoạt động được một thời gian thì trong nội bộ của tổ chức này đã xảy ra xung đột. Vậy nguyên nhân đó là gì ?
HS: 
 .....Nhưng sau đó nhiều đảng viên tiên tiến dần chuyển sang Hội VNCMTN.
GV: Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội VNCMTN để tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
HĐ3: Cá nhân/lớp: 20p
*Kiến thức: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của VNQDĐ và những diễn biến chính của khởi nghĩa 
? : Nêu hoàn cảnh ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng?
GV: 
- Giới thiệu nền tảng tư tưởng chính trị : Theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.
+ Tôn chỉ mục đích : CM dân chủ tư sản.
 + Địa bàn hoạt động : Bắc Kì.
+ Phương thức hoạt động chủ yếu là ám sát cá nhân.
- Thành phần : Sinh viên học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề tự do, nông dân khá, thần hào, địa chủ ở nông thôn binh lính, hạ sĩ quan người Việt.
? Những hoạt động chính của VNQDĐ là gì ? 
? : Hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái trên lược đồ ?
III. Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) :
- 25/12/1927, Việt Nam quốc Dân Đảng ra đời xuất phát từ Nam Đồng Thư Xã.
- 9/2/1929 ám sát trùm mộ phu Ba Danh ở Hà Nội
- 9/2/1930, khởi nghĩa yên Bái bùng nổ
HĐ4: cá nhân/Nhóm: 
*Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta.
*Thực hiên:
IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929 :
? : Nêu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta ?
HS: 
Tích hợp Tư tưởng HCM: Ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
- Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ và phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.
? : Đứng trước yêu cầu của PTCMVN một tổ chức tiền thân của 3 tổ chức cộng sản đã ra đời. Đó là tổ chức nào ? ra đời ở đâu ?
HS: 
- Cuối 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).
GV: Giới thiệu hình 30 (SGK).
HS: Đọc đoạn chữ nhỏ còn lại cuối trang 67.
? : Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ?
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận: Vì hội VNCMTN lúc này không còn đủ sức lãnh đạo nữa nên mới dân tới sự chuyển hóa này.
? : Ba tổ chức cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS: 
- 17/6/1929, Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời.
- 8/1929, An Nam Cộng Sản Đảng ra đời tại Hương Cảng (TQ) và Nam Bộ.
- 9/1929, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ra đời ở Hà Tĩnh.
? : Nêu ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản chỉ trong vòng 4 tháng ở Việt Nam.
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận: Đã góp phần đáp ứng kịp thời sự phát triển mạnh mẽ của CMVN, thể hiện bước phát triển mới, bước nhảy vọt của CMVN. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa Mac-Lênin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào VN đã thu hút được đông đảo những người CMVN thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, giai cấp công nhân đã nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình chứ không phụ thuộc vào các giai cấp khác. Do đó tính tổ chức và tinh thần chiến đấu cũng cao hơn. Sự kiện này cũng chỉ rõ điều kiện thành lập ĐCSVN đã chín muồi.
4/ Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2p)
	Củng cố lại kiến thức của bài dạy. 
	Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới, Sưu tầm tư liệu cho tiết sau, 
IV/ Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (2p)
 - Nêu hoàn cảnh ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng và diễn biến của khởi nghĩa Yên Bái (1930) ?
 - Cho biết quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở nước ta và ý nghĩa của nó ?
V / Rút kinh nghiệm:
 Ký duyệt Tuần 19:
 (Ngày . Tháng . Năm 2021)	

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_9_tuan_19.doc