Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 17
Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức
- Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh – Nguyên nhân chiến tranh
- Những nét chính về diễn biến (giai đoạn đầu) của cuộc chiến tranh.
- Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đối với nhân loại?
Kĩ năng:
- Kĩ năng đánh giá, liên hệ
- Kĩ năng sử dụng bản đồ
Thái độ
- Bồi dưỡng học sinh nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, sự sống con người và nền văn minh nhân loại
- Giáo dục tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống CNPX.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung
bài/chủ đề dạy - học:
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc trước ở nhà
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nắm được những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh – Nguyên nhân chiến tranh
- Năng lực hợp tác nhóm:
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đối với nhân loại?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Tuần 17
Tuần: 17 Ngày soạn: 4/1/2021 Tiết 33,34 Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức - Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh – Nguyên nhân chiến tranh - Những nét chính về diễn biến (giai đoạn đầu) của cuộc chiến tranh. - Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đối với nhân loại? Kĩ năng: - Kĩ năng đánh giá, liên hệ - Kĩ năng sử dụng bản đồ Thái độ - Bồi dưỡng học sinh nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, sự sống con người và nền văn minh nhân loại - Giáo dục tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống CNPX. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học: - Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc trước ở nhà - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nắm được những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh – Nguyên nhân chiến tranh - Năng lực hợp tác nhóm: - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đối với nhân loại? II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai - Tranh ảnh, tư liệu liên quan 2. Học sinh - Học bài cũ ở nhà - Đọc và soạn bài mới III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) ? Tình hình chung trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước ĐNÁ giữa hai cuộc 3. Bài mới: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền .Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới -chiến tranh thế thứ hai. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * Hoạt động 1( 20 phút) ? Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV nhận xét ? Mẫu thuẫn về vấn đề gì? Thị trường, thuộc địa, quyền lợi ? Cuộc KHKT tác động như thế nào đến các nước trong thế giới ĐQ? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV nhận xét ? Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc dẫn đến điều gì? ( Hình thành hai khối quân sự kình địch) ? Vì sao các nước ĐQ kình địch nhau nhưng lại coi LX là kẻ thù? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV: LX không ủng hộ khối quân sự nào, là nước XHCN duy nhất trên thế giới GV: Vì coi LX là kẻ thù chung nên Anh, Pháp muốn mượn tay PX chĩa mũi nhọn vào LX ? HS quan sát Hình 75, muốn nói lên điều gì về chính sách đối ngoại của các nước ĐQ? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV kết luận: Sự thỏa hiệp của các nước ĐQ đới với Đức; Đức là kẻ châm ngòi nổ cho CTTGII, Hítle (khổng lồ), các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (tí hon) - GV: Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ giới lãnh đạo các nước châu Ấu đã tạo điều kiện cho Hítle hgành động: tấn công xâm lược châu Âu trước ? Vì sao Hítle tấn công các nước châu Âu trước? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV kết luận: Thấy chưa đủ sức đánh LX→cần chuẩn bị, tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công LX ? Sự kiện nào chứng tỏ CTTGII bùng nổ? Thảo luận nhóm 3 phút. So với nguyên nhân của CTTGI thì nguyên nhân CTTGII có gì giống và khác nhau? - HS thảo luận nhóm - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV kết luận: + Giống: nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa ĐQ với ĐQ về thị trường, thuộc địa + Khác: giải quyết mâu thuẫn giữa khối ĐQ với LX- nhà nước XHCN đầu tiên, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của Đức * Hoạt động 2: ( 16 phút) ? Nêu diễn biến giai đoạn đầu của cuộc CTTGII? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV kết luận + Từ 9/1939→6/1941: với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, Đức đánh chiếm phần lớn các nước châu Âu + Ngày 22/6/1941, Đức tấn công LX + Ngày 7/12/1941, NB tấn cônghạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng và tấn công các vùng ở ĐNÁ + Ở Bắc Phi: quân Italia tấn công Ai cập + Tháng 1/1942, khối Đồng minh chống phát xít hình thành do 3 cường quốc LX,Mĩ, Anh ? Thành lập Mặt trận đồng minh chống PX thành lập nhằm mục đích gì? - HS: trả lời, nhận xét bổ sung - GV: Đoàn kết, tập hợp các lực lượng chống PX trên toàn thế giới để tiêu diệt CNPX ? Rút ra nhận xét về giai đoạn 1? PX Đức chủ động tấn công, chỉ một thời gian ngắn hầu như không tổn thất gì→Đức chiếm toàn bộ châu Âu (trừ Anh, vài nước trung lập: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ai Len)→ưu thế thuộc về Đức HS đọc sgk “ Tiết 2” * Hoạt động 3: ( 20 phút) Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (đầu năm 1943 đến tháng 8/1945) - GV hướng dẫn Hs lập bảng thống kê *GDMT: Chiến tranh lan rộng toàn thế giới , nhà cử , làng mạc, bị tàn phá môi trường bị nhiễm. Chiến tranh kết thúc cần có các giải pháp bảo vệ môi trường. - GV hướng dẫn HS lập niên biểu Hoạt động 4: ( 16 phút) ? Em hãy nêu kết cục chiến tranh TG2. Qua các hình 77, 78, 79 em có suy nghĩ về hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2 đối với nhân loại? - GV: Yêu cầu HS nhắc lại số liệu hậu quả của chiến tranh. CTTGI CTTGII Số người chết 10tr người 60tr người Bị thương, tàn tật 20tr người 90tr người Thiệt hại vật chất 338 tỉ USD 4.000 tỉ USD * GDMT: chiến tranh thế giới để lại hậu quả rất nặng nề cho nhân loại, vậy chúng ta cần phải làm gì để không có chiến tranh xảy ra, yêu chuộng hòa bình ? Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là gì? Chống chiến tranh hạt nhân hủy diệt, bảo vệ cuộc sống và nền văn minh con người I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI HAI - Mẫu thuẫn giữa các nước ĐQ tiếp tục nảy sinh - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc dẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lươc nhằm xóa bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. - Từ những năm 30, hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau và các chính sách đối ngoại khác nhau. Các nước PX Đức, Italia, NB chủ trương phát động chiến tranh thế giới - Các nước Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về LX - Đức tấn công châu Âu trước khi tấn công LX - Sau đó thôn tính Áo (3/1938) và Tiệp Khắc (3/1939). Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. CTTGII bùng nổ. II. NHỮNG DIẾN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC CHIẾN TRANH Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (1/9/1939→đầu năm 1943) Thời gian Sự kiện 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan→CTTGII bùng nổ 9/1939→6/1941 Đức tấn công và chiếm phần lớn các nước châu Âu 22/6/1941 Đức tấn công LX 7/12/1941 NB tấn công Trân châu cảng và khu vực ĐNÁ và Thái Bình Dương 1/1942 Thành lập Mặt trận Đồng minh chống PX 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (đầu năm 1943 đến tháng 8/1945) Thời gian Sự kiện 2/1943 Chiến thắng của LX tại Xta-lin-grat Cuối 1944 - LX quét sạch Đức ra khỏi lãnh thổ. - Mĩ-Anh làm chủ Bắc Phi - Mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu 9/5/1945 Đức kí văn kiện đầu hàng → chiến tranh kết thúc ở châu Âu 8/8/1945 LX tấn công quan Quan Đông (NB) ở Đông Bắc TQ 6 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom xương 2 thành phố của NB→gây tổn thất nặng nề 15/8/1945 NB đầu hàng không điều kiện →chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất. - Tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại. - Làm biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối (2 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Lập niên biểu giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) ? Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. ? Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. 5. Hướng dẫn về nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 17
File đính kèm:
- giao_an_mon_lich_su_lop_8_tuan_17.doc