Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 18

I/ - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, thái độ, kĩ năng: 

1/ Kiến thức:

- Giúp học sinh trả lời được tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa, rèn kĩ năng tự học cho học sinh qua hệ thống câu hỏi.

- Khái quất lại những kiến thức đã học ở chương III.

  2/ Thái độ:

     - Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật…mà các dân tộc đã đạt được.

     - Thuộc bài và hiểu bài.

3/ Kyõ naêng.

    Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh và phân tích những kiến thứcđã học và liên hệ thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua nội dung bài học:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật hiện tượng lịch sử, để phân tích, nhận xét, đánh giá…

II / CHUẨN BỊ: 

1. GV: Hệ thống câu hỏi, sách bài tập lịch sử.

2. HS: Sưu tầm tư liệu, trả lời 1 số câu hỏi cuối bài.

doc 4 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 18

Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 18
Tuần 18, tiết 35
BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ - MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức, thái độ, kĩ năng: 
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh trả lời được tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa, rèn kĩ năng tự học cho học sinh qua hệ thống câu hỏi.
- Khái quất lại những kiến thức đã học ở chương III.
 2/ Thái độ:
 - Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuậtmà các dân tộc đã đạt được.
 - Thuộc bài và hiểu bài.
3/ Kyõ naêng.
 Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh và phân tích những kiến thứcđã học và liên hệ thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua nội dung bài học:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật hiện tượng lịch sử, để phân tích, nhận xét, đánh giá
II / CHUẨN BỊ: 
1. GV: Hệ thống câu hỏi, sách bài tập lịch sử.
2. HS: Sưu tầm tư liệu, trả lời 1 số câu hỏi cuối bài.
III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: (ss)
 2/Kiểm tra bc: 
3/ Bài mới: 
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Chữ Phạn là chữ viết ra đời rất sớm của quốc gia nào?
 A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Lào. 	 D. Thái Lan.
Câu 2: Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ mấy?
 A. Thế kỉ XII - XIII. 	 B. Thế kỉ XIII-XIV. 	
 C. Thế kỉ XIV - XV. 	 D. Thế kỉ XV - XVII.
Câu 3: Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở đâu?
 A. Cổ Loa. 	B. Phú Thọ. C. Hoa Lư. D. Thăng Long.
Câu 4: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư vào năm nào?
 A. Năm 1009. B. Năm 1010. C. Năm 1042. D. Năm 1054.
Câu 5: Triều đại nào chủ trương xây dựng quân đội “ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông ”?
 A. Nhà Đinh. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Lý. D. Nhà Trần.
Câu 6: Lá cờ của danh tướng trẻ Trần Quốc Toản có thêu 6 chữ gì?
 	 A. Phá giặc mạnh, ơn trả vua. 	 B. Phá cường địch, báo hoàng ân. 
 C. Báo ơn vua, đánh giặc mạnh. 	 D. Giặc mạnh, ơn vua, ta phá. 
Câu 7. “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?
 	 A. Trần Khánh Dư. 	 B. Trần Quang Khải. 
 C. Trần Thủ Độ. 	 D. Trần Quốc Tuấn. 
 Câu 8. Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Hồ là: 
 	 A. Đại cồ Việt. B. Đại Việt. C. Đại Ngu. D. Việt Nam.
Câu 9. Các vua thời Lý ra lệnh kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu phạt bao nhiêu trượng?
 A. 90 trượng. B. 60 trượng. C. 70 trượng. D. 80 trượng.
Câu 10. Bộ luật: “Quốc triều hình luật” được ban hành dưới triều đại nào?
 A. Nhà Hồ. 	 B. Nhà Ngô. C. Nhà Lý. D. Nhà Trần. 
Câu 11. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu trả lời của ai?
 	 A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ. 
 	 C. Trần Quang Khải. 	 D. Trần Khánh Dư.
Câu 12. Thành thị trung đại xuất hiện từ thế kỷ mấy?
 A. Thế kỷ XIII. B.Thế kỷ XII. C. Thế kỷ XI. D. Thế kỷ X. 
Câu 13. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, nhà Trần bắt sống tướng giặc nào?
 A. Ô Mã Nhi. B. Trương Văn Hổ. 
 C. Toa Đô. D. Thoát Hoan.
Câu 14. Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu nước?
 A. 12. 	 B. 10. 	 C. 11. D. 9. 
Câu 15. Lãnh chúa và nông nô là hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến nào?	
 A. Xã hội tư bản chủ nghĩa. B. Xã hội phong kiến phương Đông. 
 	 C. Xã hội chiếm hữu nô lệ. 	 D. Xã hội phong kiến phương Tây. 
 Câu 16. Triều đại nào chủ ban hành bộ luật Hình Thư?
 A. Nhà Trần. B. Nhà Lý. C. Nhà Đinh. D. Nhà Tiền Lê. 
II. Phần tự luận: 
 Câu 1. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - 
Nguyên? 
 Câu 2. Bộ luật Hình Thư của nhà Lý được quy định như thế nào? 
 Câu 3. Những nét độc đáo trong cách chống giặc của Lý Thường Kiệt? 
III. Hướng dẫn trả lời tự luận:
 Câu 1. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: 
	- Tất cả các tầng lớp nhân dân, dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ đất 	nước tạo khối đoàn kết toàn dân. 
 	- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. 
 - Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân ta, mà nồng cốt là 
 quân đội nhà Trần. 
 - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. Đặc biệt là của vua Trần Nhân 
 Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, 
 Câu 2. Bộ luật Hình Thư của nhà Lý quy đinh như sau:
	- Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện. 
	- Xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân. 
	- Nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. 
	- Những người phạm tội bị xử phạt nghiêm 
Câu 3. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: 
 - Chủ động tiến công trước để tự vệ. (0,5 điểm)	
 - Cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
 - Để kích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho 
 người vào một ngôi đền bên bờ sông, ngâm vang bài thơ “Thần”.
 - Chủ động tiến công và kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, 
 thương lượng, đề nghị “giảng hoà”
Tuần 18 
Tiết 36 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I / Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức lịch sử mà các em đã được học ở học kì I.
- Giúp học sinh tự đánh giá được năng lực học tập của mình.
2. Tư tưởng :
Thấy được tầm quan trọng của việc học tập.
3. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng học, ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học.
II / Thiết bị :
Đề kiểm tra.
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập.
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
KIỂM TRA HỌC KÌ I
- Giáo viên yêu cầu học sinh cất hết tập sách.
- Phát đề kiểm tra hướng dẫn cách làm và tính thời gian.
IV / Củng cố :
- Nhắc thời gian làm bài.
- Cuối giờ thu bài.
V / Dặn dò : 
- Xem trước bài mới.
- Sưu tầm tư liệu cho tiết sau. 
VI / Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_7_tuan_18.doc