Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tuần 13, Tiết 13, Bài 12: Nước Văn Lang - Năm học 2018-2019
Bài 12. NƯỚC VĂN LANG
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết: Những nét cơ bản về điều kiện hình thành của nhà nước Văn Lang.
- Hs hiểu: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử,tuy còn sơ khai,nhưng đó là 1 tổ chức đất nước vững bền,đánh dấu sự mở đầu cho thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng vẽ sơ đồ 1 tổ chức nhà nước sơ khai.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ:
- Thói quen: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử
- Tính cách: Tự hào dân tộc, nước ta có 1 quá trình lịch sử lâu dài,đồng thời giáo dục cho HS tình cảm cộng đồng
II.CHUẨN BỊ
- GV: Sơ đồ nhà nước Văn Lang
HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
? Sự phân công lao động được hình thành như thế nào ?(10đ)
TL:Do sản xuất phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông và phụ nữ.
? Nêu những nét mới về kinh tế- xã hội của cư dân Lạc Việt?(10 đ)
TL: Kinh tế: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Có sự phân công trong lao động .
Xã hội: Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ, xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
Làng bản được hình thành và càng mở rộng.
GV nhận xét và cho điểm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tuần 13, Tiết 13, Bài 12: Nước Văn Lang - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 27/10/2018 Tuần: 13 Tiết: 13 Tên bài dạy: Bài 12. NƯỚC VĂN LANG I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết: Những nét cơ bản về điều kiện hình thành của nhà nước Văn Lang. - Hs hiểu: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử,tuy còn sơ khai,nhưng đó là 1 tổ chức đất nước vững bền,đánh dấu sự mở đầu cho thời kì dựng nước. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Kĩ năng vẽ sơ đồ 1 tổ chức nhà nước sơ khai. - HS thực hiện thành thạo: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ: - Thói quen: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử - Tính cách: Tự hào dân tộc, nước ta có 1 quá trình lịch sử lâu dài,đồng thời giáo dục cho HS tình cảm cộng đồng II.CHUẨN BỊ - GV: Sơ đồ nhà nước Văn Lang HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ ? Sự phân công lao động được hình thành như thế nào ?(10đ) TL:Do sản xuất phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông và phụ nữ. ? Nêu những nét mới về kinh tế- xã hội của cư dân Lạc Việt?(10 đ) TL: Kinh tế: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Có sự phân công trong lao động . Xã hội: Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ, xã hội có sự phân hoá giàu nghèo. Làng bản được hình thành và càng mở rộng. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ tổ mùng mười tháng ba.” Câu ca dao đó nói về ai? Và người đó có công gì đối với đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà nước đầu tiên của dân tộc ta đó là nhà nước Văn Lang. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG ? Vào khoảng thế kỉ VIII_ VII TCN, trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có điểm gì mới? HS: Hình thành những bộ lạc lớn, nền kinh tế phát triển, mâu thuẫn người giàu, người nghèo nảy sinh, nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thiên tai lũ lụt. ? Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ? HS: Lúc bấy giờ lụt lội thường xuyên xảy ra nhân dân ta phải đắp đê ngăn nước, chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống. GV cho HS xem công cụ phục chế ở H31, H32 ? Em có suy nghĩ gì về các vũ khí nói trên? HS: Xã hội có sự tranh chấp –xung đột giữa vùng này và vùng khác . * Liên hệ Thánh Gióng - Truyện Thánh Gióng cũng phản ánh điều này khi giặc An xâm lược nước ta, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt cùng nhân dân lên đường chiến đấu. ? Sơ kết các ý trên theo em có mấy nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nứơc Văn Lang ? HS: Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo Nông nghiệp cuộc sống làng bản luôn bị lũ lụt đe doạ. Giữa các vùng – các bộ lạc xảy ra tranh chấp xung đột, giặc bên ngoài đe doạ muốn có an ninh, yên ổn làm ăn phải có nhà nước. GV: vào thời kì này ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có đủ điều kiện để nhà nước ra đời. GV chuyển ý sang phần 2. ? Bộ lạc Văn Lang chủ yếu cư trú ở đâu? HS: Vùng đất ven sông Hồng ? So với các bộ lạc khác thì trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế nào? HS: Có nghề đúc đồng sớm phát triển, cư dân đông đúc, là 1 trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. ? Dựa vào thế mạnh của mình thì bộ lạc Văn Lang đã làm gì? HS: Hợp nhất các bộ lạc khác lại thành 1 nước: Văn Lang. ? Nước Văn Lang được thành lập như thế nào? Do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu? HS: Nước Văn Lang được thành lập vào thế kỉ VII TCN. Do thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang (ở Gia Ninh-Phú Thọ) được các tù trưởng của các bộ lạc khác suy tôn, sau đó tập hợp các bộ lạc khác lại thành 1 nước và lấy tên là nước Văn Lang. Đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc-Phú Thọ). - Ông tự xưng là Hùng Vương. *GV giải thích : Hùng là mạnh,Vương là vua. ? Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đã nói lên điều gì? HS: Nói lên cội nguồn của dân tộc. Nhưng cụ thể hơn là 50 người con theo mẹ Au Cơ lên vùng cao sinh sống và tôn người anh cả lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. GV: Đây là sự phản ánh quá trình hình thành của nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Vậy sau khi thành lập thì nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Chúng ta sang phần 3. ? Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? HS: Hùng Vương chia nước ra làm 15 bộ,vua nắm mọi quyền hành. GV giải thích: Tướng văn gọi là Lạc hầu. Tướng võ gọi là Lạc tướng. Con trai gọi là Quan Lang. Con gái gọi là Mỵ Nương. GV treo sơ đồ câm cho HS điền vào bộ máy nhà nước. ? Qua sơ đồ trên, nhà nước Văn Lang được chia thành mấy cấp? Mỗi cấp do ai đứng đầu và có nhiệm vụ gì ? (GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ và trình bày.) ? Em có nhận xét gì về cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương? HS: Tổ chức rất đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã có các cấp từ trung ương đến làng xã, có người chỉ huy chung có người chỉ huy từng bộ phận (liên hệ truyện Thánh Gióng). ? Sự ra đời của nhà nước văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?(GV cho HS xem hình 35 SGK/37 Kết luận: Thời kì vua Hùng dựng nước là thời kí có thật trong lịch sử. GV giải thích thêm câu danh ngôn của Bác Hồ. Nói lên trách nhiệm của các thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ... 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? - Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh. - Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp vùng ven sông gặp khó khăn do hạn hán, lũ lụt. - Giữa các vùng, các bộ lạc thường xảy ra tranh chấp, xung đột. - Nhà nước ra đời để điều hành quản lí xã hội tốt hơn. 2. Nước Văn Lang thành lập. - Bộ lạc Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh nhất thời bấy giờ. - Vào khoảng thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc khác lại thành 1 nước, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang. 3-Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? *Sơ đồ : SGK - Cả nước chia làm 15 bộ, vua nắm mọi quyền hành. Giúp việc còn có Lạc hầu, Lạc tướng - Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. - Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. - Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội. àBộ máy NN còn đơn giản. 4.Củng cố ? Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? - Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo. - Nông nghiệp, cuộc sống làng bản luôn gặp khó khăn - Giữa các vùng, các bộ lạc xảy ra tranh chấp, xung đột, giặc bên ngoài đe doạ. ? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? + Nhà nước Văn Lang được chia làm ba cấp: 1- Trung ương do vua đứng đầu, giúp vua còn có Lạc hầu –Lạc tướng. 2- Bộ do lạc tứơng đứng đầu. 3- Chiềng, chạ do bồ chính đứng đầu 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: +Học kĩ phần 1, 3 + Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước vào tập + Hoàn chỉnh VBT. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài 13: “Đời sống vật chất – tinh thần của cư dân Văn Lang”. ? Tìm những nét chính trong đời sống vật chất- tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở –ăn mặc- phong tục –lễ hội- tín ngưỡng. ? Xem hình 37 /SGK /39: để mô tả trống đồng – Ngọc Lũ? ? những yếu tố nào tạo nên tình cản cộng đồng của cư dân Văn Lang? IV.RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Ngày tháng 10 năm 2018
File đính kèm:
- giao_an_mon_lich_su_lop_6_tuan_13_tiet_13_bai_12_nuoc_van_la.doc