Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Lùng
ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( Tiếp theo)
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc
II/ - CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ dân cư Việt Nam, bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam
HS: Xem bài trước.
III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Lùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Lùng
Tuần : 01 ; Tiết : 01 Ngày soạn : 11/8/2017 ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( Tiếp theo) Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I/ - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Sau bài học, học sinh cần : - Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc II/ - CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ dân cư Việt Nam, bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam HS: Xem bài trước. III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: GV: Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài, mục 1 Cho học sinh xem tranh về đại gia đình các dân tộc VN Đọc nội dung chữ trong SGK và hình 1.1 – đặt câu hỏi - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi : Quan sát bản đồ + SGK và sự hiểu biết của mình cho biết : Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? - Dựa vào bảng 1.1 SGK kể tên các dân tộc ở nước ta ? - Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt nào ? Nêu ví dụ? HS: Trả lời GV: - Người Bố Y ở nhà đất, hai mái ba gian, sống thành từng bản có tiếng nói riêng + Ăn : Ngô + Mặc : Phụ nữ mặc váy xòe, áo 5 thân có yếm che ngực, quấn khăn trên đầu + Tín ngưỡng : thờ Trời, táo quân và tổ tiên + Lễ hội : lễ cơm mới, lễ lên nhà mới thổi khèn lá - Người Lự : ở nhà sàn 4 mái lợp tranh. Sử dụng gùi và ngựa thồ, thờ Phật + Ăn : xôi nếp, các món ăn chế biến từ cá + Mặc : vải chàm đen thêu hoa văn, y phục nữ đủ màu sắc,đính bạc. Nữ đeo dây xà tích, nam đeo gươm để trang điểm + Lễ hội : lễ mừng năm mới, lễ té nước, lễ thả ống pháo sáng. Phụ nữ nhuộm răng đen. Thích ca hát, múa xòe GV : Dựa vào hình 1.1 SGK cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất, chiếm tỉ lệ ? HS: Trả lời GV: Nhận xét Họ sống chủ yếu là nghề gì ? HS: Trả lời GV: Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển người Việt sinh sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật Dựa vào H1,1 SGK cho biết người dân tộc chiếm diện tích như thế nào ? Ngành nghề chủ yếu của họ là gì ? HS: Trả lời GV: Trồng câu CN : chè, cà phê, cao su, dệt thổ cẩm nghề rừng, khai thác khoáng sản, khai thác đồng cỏ để chăn nuôi. Họ chiếm diện tích rất ít, ngoài ra còn tham gia các hoạt động CN, dịch vụ, KHKT Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì và có vai trò như thế nào trong việc phát triển đất nước ? Cho ví dụ HS: Trả lời GV: Nhận xét Hãy kể tên một số mặt hàng thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ? HS: Trả lời GV: Nhận xét * Tìm hiểu nội dung tranh 1.2 * Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam Hoạt động 2: * Treo bản đồ phân bố dân cư và ảnh các dân tộc Việt Nam GV : Dựa vào bản đồ + vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ? HS: Trả lời GV: Chỉ bản đồ những khu vực người Việt sinh sống : Bắc Bộ, Nam Bộ, trung du, duyên hải Nam Trung Bộ Hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? HS: Trả lời GV: - Nước ta có 53 dân tộc ít người, ngoài người Chăm, Khơmer, Hoa sống nhiều ở đồng bằng, các dân tộc ít người phần lớn đều cư trú ở các vùng núi và cao nguyên Bắc Trung Bộ - Trung du và miền núi Bắc Bộ : Là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc + Vùng thấp : Tày, Nùng, Thái, Mường ở tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả + 700 à 1000m : người Dao + Núi cao : người Mông - Khu vực Trường sơn + Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người + Đắk Lắk : người Eđê + Kontum – Gia Lai : người Gia Rai + Lâm Đồng : người Cơho - Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Chăm, Khơmer, Hoa. Chăm và Khơmer chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ GV : Sự phân bố dân tộc hiện nay đang có sự thay đổi như thế nào ? HS: Trả lời GV: - Hiện nay 1 số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của 1 số dân tộc núi cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện, Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sơn La, Tuyên Quang sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư Giải pháp để giảm dần khoảng cách trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc? è Hiện nay giải pháp hữu hiệu nhất để giảm dần trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa I. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng rất phong phú, giàu bản sắc, thể hiện qua ngôn ngữ trang phục, phương thức sản xuất cách quần cư, phong tục tập quán - Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt có số dân đông nhất chiếm khoảng 86.2% dân số cả nước * Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) Dân tộc Việt (Kinh) sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học –kỉ thuật. 2. Các dân tộc ít người - Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mổi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống. - Người Hoa, Khơmer, Chăm sống nhiều ở đồng bằng. - Các dân tộc ít người khác sống ở miền núi và cao nguyên. 4.Củng cố: . Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có đông nhất ? Nêu địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc đó ? - Đánh dấu trên lược đồ ( GV vẽ trên bảng ) vùng cư trú của dân tộc Việt và các dân tộc ít người. 5. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 3 trong SGK Sưu tầm tập quán sản xuất, văn hóa của một vài dân tộc mà em biết Chuẩn bị bài 2 theo phân công IV/ RÚT KINH NGHIỆM : GV:........................................................................................................................................................................................................................................................................................ HS:......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần : 01 ; Tiết : 02 Ngày soạn : 12/8/2016 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Sau bài học, HS cần : - Biết số dân của nước ta (Năm 2002) - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số & xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 2. Kĩ năng - Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số. - Ý thức sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. II/ - CHUẨN BỊ: GV: -Bản đồ biến đổi dân số của nước ta (phóng to theo SGK) -Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. HS: Xem bài trước. III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 : GV :Em hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay? HS: Trả lời GV: Đến năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người. Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỷ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm. Tỷ lệ tử cũng giữ ổn định ở mức tương đối thấp. Mức tăng trưởng dân số đã thấp hơn mức trung bình của thế giới đã khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Tuy vậy dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người/năm. GV : Về diện tích nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu trên thế giới? Số dân? HS: Trả lời GV: Diện tích đứng thứ 58 trên thế giới, số dân đứng hàng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á). GV : Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích & dân số của Việt Nam so với các nước trên thế giới? HS: Trả lời GV: Về diện tích tự nhiên, nước ta thuộc các nước có lãnh thổ vào loại trung bình nhưng về dân số nước ta thuộc hàng đông dân trên thế giới). Hoạt động 2 : GV : Quan sát Hình 2.1 nêu nhận xét về tình hình phát triển dân số của nước ta? HS: Trả lời GV: Nhận xét * Sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột: Þ Kết luận : dân số nước ta tăng nhanh liên tục. * Đường biểu diễn : (- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta tăng lên nhiều nhất vào khoảng thời gian từ năm 1954 – 1960 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta từ 1970 – 2003 có hướng giảm xuống dần.) GV : Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? HS: Trả lời GV: (- Quy mô dân số ngày càng lớn - Số người trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng đông ) GV : Hiện tượng “bùng nổ dân số”.? HS: Trả lời GV: (Tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử giảm nhanh). GV : Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì ? HS: Trả lời GV:GDBV MT (- Phát triển kinh tế không đáp ứng kịp thời với nhu cầu đời sống : việc làm, học hành, thuốc men chữa bệnh. - Bất ổn về xã hội. - Khó khăn trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên cạn kiệt.) Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta đang có xu hướng giảm dần do : (Thực hiện tốt chính sách dân số & kế hoạch hoá gia đình. Với số dân hiện nay, nếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% thì số dân tăng hàng năm của nước ta sẽ là 880.000 ® 900.000 người.) Þ Trong một thời gian dài, từ giữa thế kỉ XX trở về trước do đời sống gặp nhiều khó khăn, chính trị, sự chăm sóc y tế có nhiều hạn chế nên dân số nước ta tăng chậm. Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cũng cao nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp. Từ giữa thế kỉ XX, nước ta bước vào thời kỳ bùng nổ dân số, đó là do những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện đã làm cho tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử giảmÞ dẫn tới tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao. GV : Lợi ích của sự giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? HS: Trả lời GV: (Nâng cao dân trí và mức sống của người dân trong việc phát triển 1 quy mô dân số hợp lý). GV : Dựa vào bảng 2.1 hãy xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất các vùng lãnh thổ có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình của cả nước? HS: Trả lời GV:(- Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn ở nước ta cao hơn khu vực thành thị là do : sự khác biệt về kinh tế, việc thực hiện chính sách dân số và KHHHGĐ ở nông thôn khó khăn hơn thành thị. - Các vùng có hoạt động kinh tế thuần nông đều có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao hơn các khu công nghiệp. - Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH là một biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.) Hoạt động 3 : GV : Nước ta hiện nay được xếp vào nhóm nước có dân số già hay trẻ ? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV : Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét: Tỷ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979 – 1999 ? HS: Trả lời GV:(Nhìn chung trong 20 năm: số trẻ chưa tới tuổi lao động (0 – 14 tuổi) giảm bớt 9% cả nam & nữ; số người ngoài tuổi lao động (trên 60 tuổi) tăng 1% và số người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) tăng 8% cả nam lẫn nữ. Tỷ lệ nam giới kể cả 3 độ tuổi tăng lên 0,7% trong khi tỷ lệ nữ giới giảm xuống 0,7% so với tổng số dân). GV : Cũng qua bảng 2.2, em hãy cho biết tỷ lệ nhóm tuổi 0 – 14 và tỷ lệ giới tính của dân số nước ta giữa 1989 – 1999 như thế nào? HS: Trả lời GV: (Tỷ lệ nhóm tuổi 0 – 14 so vơí số dân là 39% (1989) giảm xuống còn 33,5% (1999) nhưng vẫn còn cao có ảnh hưởng lớn đến các chính sách về văn hoá, giáo dục, y tế và giải quyết việc làm trong tương lai cho nhóm người này. - Tỷ lệ giới tính nam/100 nữ trong tổng số dân đã tăng lên nhiều so với trước là 94,9% (1989), tiếp tục tăng lên 96,8% (1999) gần với con số cân bằng hơn do ảnh hưởng của cuộc sống hoà bình, ổn định lâu dài sau chiến tranh. - Tỷ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư ). * Dân số nước ta đang có xu hướng “già đi” thể hiện ở : (Tỷ trọng của dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm Tỷ trọng của dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động tăng). I. Số dân Việt Nam là một quốc gia đông dân với số dân 80,9 triệu người (2003) đứng thứ 14 trên thế giới. II. Gia tăng dân số Dân số nước ta gia tăng nhanh vào nửa sau thế kỉ XX và trải qua thời kì “Bùng nổ dân số”. - Tỉ lệ gia tăng dân số diễn biến khá phức tạp nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Dân số đông tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. III. Cơ cấu dân số Nước ta có cơ cấu dân số trẻ . Tỉ số giới tính đang có xu hướng cân bằng hơn, Tuy nhiên vẫn còn chưa đồng nhất giữa các vùng trong nước. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi , tỉ lệ trẻ em giảm xuống , tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động đang tăng lên. 4.Củng cố: 1. Em hãy cho biết tình hình dân số nước ta hiện nay? 2. Những hậu quả do dân số đông và tăng nhanh là gì? 3. Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? 5. Hướng dẫn về nhà: GVHD HS vẽ biểu đồ bài tập 3 trang 10. SGK Làm bài tập số 3 trang 10. SGK IV/ RÚT KINH NGHIỆM : GV:........................................................................................................................................................................................................................................................................................................... HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KÍ DUYỆT TUẦN 01 Ngày: 12/08/2017 Tuần : 02 ;Tiết : 03 Ngày soạn : 18/08/2017 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Sau bài học, HS cần : - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta - Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta. 2. Kĩ năng - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (1999) một số bảng số liệu về dân cư. - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II/ - CHUẨN BỊ: GV: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam - Tranh ảnh về nhà ở, 1 số hình thức quần cư ở Việt Nam. - Bảng thống kê mật độ dân số 1 số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam. HS: Xem bài trước. III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: Hoạt đông của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: GV: so sánh các số liệu (Năm 1989 mật độ dân số nước ta là 1995 người/km2. Năm 2003 mật độ dân số nước ta là246 người/km2. Trong khi đó mật độ dân số thế giơí là 47 người/km2) Mật đô dân số nước ta vào loại nào ? HS: Trả lời GV: Cao GV : Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? HS: Trả lời GV: (Dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương - Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (mât độ trung bình 600 người/km2), thưa thớt ở vùng núi & cao nguyên (mật độ khoảng 50 người/km2) - Nhiều ở nông thôn (74%) & ít ở thành thị (26%)) Vì sao? HS: Trả lời GV: (- Vùng đồng bằng & ven biển do điều kiện sinh sống thuân lợi nên mật độ dân số cao, dẫn tới sự quá tải về quỹ đất, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. - So về quy mô diện tích & dân số nước ta thì số thành thị còn khiêm tốn nên chưa thu hút được nhiều thị dân do đó tỷ lệ dân thành thị còn quá ít so với dân sống ở nông thôn) GV : Sự phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ nước ta còn nhiều điều chưa hợp lý như thế nào? Chúng ta cần giải quyết những gì? HS: Trả lời GV: (Hiện nay, sự phân bố dân cư giữa các vùng, giữa thành thị nông thôn chưa phù hợp với điều kiện sống cũng như trình độ sản xuất, dù rằng chúng ta đã có khá nhiều tiến bộ trong vấn đề này.Do đó, trước mắt chúng ta cần phải giải quyết những việc sau: - Giảm nhanh việc tăng dân số bằng việc thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con. - Nâng cao chất lượng con người về cả thể chất lẫn tinh thần qua việc nâng cao mức sống, giáo dục, y tế trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm, phát triển thu nhập. - Phân công & phân bố lại lao đông hợp lý nhằm khai thác thế mạnh về kinh tế miền núi, miền biển, đồng bằng và đô thị. - Cải tạo và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển KT – XH & bảo vệ môi trường). Hoạt động 2 : Nhóm GV : Nêu đặc điểm và chức năng của các loại hình quần cư ? Đặc điểm chung của các quần cư nông thôn ? HS: Trả lời GV: (Chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn, TLSX chính trong nông nghiệp là đất đai nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau. Ở vùng đồng bằng & ven biển dân chúng tập trung thành làng chuyên canh lúa phối hợp chăn nuôi làm nghề thủ công, nghề cá. Ở miền núi, cao nguyên tập trung thành bản, buôn chuyên trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp) GV : Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết? HS: Trả lời GV: Nhận xét Nêu đặc điểm chung của quần cư thành thị? HS: Trả lời GV: (Sản xuất CN, thương mại, dịch vụ, KHKT. Đây là hoạt đông kinh tế chính của dân cư thành thị. Các đô thị nhất là các đô thị lớn thường là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng. Nhìn chung các đô thị có nhiều chức năng. Trong quy hoạch đô thị, các phân khu chức năng được hình thành rõ nét như khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ) Nêu sự khác nhau về hoạt động kinh tế & cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị & nông thôn.? HS: Trả lời GV: (- Nông thôn : Kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Nhà ở : phân bố trải rộng theo lãnh thổ, cách xa nhau, cách bố trí đặc điểm riêng theo từng vùng và từng dân tộc. - Thành thị: kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, KHKT. Nhà ở : kiểu “nhà ống” san sát khá phổ biến chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn) Hoạt động 3 : cá nhân/cặp GV : Dựa vào bảng 3.1 hãy : Nhận xét về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta ? HS: Trả lời GV: (Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 – 2003). Cho biết sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? HS: Trả lời GV: (Quá trình đô thị hoá nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện qua việc mở rộng quy mô các thành phố và lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Phần lớn dân thành thị tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm nhất là các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng Sự tập trung quá đông dân vào thành phố lớn hiện nay đã tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng gây khó khăn cho việc giao thông, nhà ở, việc làm và công tác xã hội) GVHD vẽ biểu đồ cho bảng số liệu Bảng 3.1 I. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao, 246 người/km2 (2003). Mật độ dân số của nước ta ngày một tăng. - Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị( 600 người/km2). Miền núi ( dân cư thưa thớt (50 người/km2) - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (74%), còn ở thành thị quá ít (26%) II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn - Mật độ dân số thường thấp. - Tên gọi các điểm quần cư cũng khác nhau. - Các điểm dân cư trải rộng theo lãnh thổ. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 2. Quần cư thành thị - Mật đô dân số rất cao. - Cách bố trí nhà ở theo qui hoạch và kiến trúc hiện đại. - Các điểm dân cư phân bố tập trung hơn. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khoa học kỹ thuật. III. Đô thị hóa - Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. - Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp. 4.Củng cố: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích 2. Sự phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ nước ta còn nhiều điều chưa hợp lý như thế nào? Chúng ta cần có những giải pháp gì ? 3. Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ? 4. Em hãy nêu sơ lược về quá trình đo thị hoá của nước ta trong những năm gần đây? 5. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập số 3 trang 14 SGK IV/ RÚT KINH NGHIỆM : GV:........................................................................................................................................................................................................................................................................................ HS:......................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần : 02 ;Tiết : 04 Ngày soạn : 18/08/2017 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Sau bài học, HS cần : - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2. Kỉ năng - Có nhận xét biểu đồ cơ cấu - Khả năng tư duy địa lí II/ - CHUẨN BỊ: GV: - Các biểu đồ cơ cấu lao động (phóng to theo SGK) - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. HS: Xem bài trước. III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: GV : Nguồn lao động nước ta có đặc điểm gì ? HS: Trả lời GV: (Nguồn lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động (ở nước ta quy định là nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng lao động, có nghĩa vụ lao động và những người lao động ngoài độ tuổi lao động trên nhưng vẫn tham gia lao động (gọi là lao động dưới độ tuổi và trên độ tuổi)). GV : Mặt mạnh nguồn lao động của nước ta ? HS: Trả lời GV: (Lực lượng dồi dào, là thế mạnh được sử dụng hợp lý, giá rẻ). Hạn chế ? HS: Trả lời GV: (Thể lực và trình độ chuyên môn). Quan sát hình 4.1. SGK : Nhận xét cơ cấu về lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ? Giải thích nguyên nhân ? HS: Trả lời GV: (Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn rất chênh lệch. Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu người lao động, trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2%, khu vực nông thôn chiếm 75,8%. - Về trình độ văn hóa của lực lượng lao động có 31,5% tốt nghiệp tiểu học, 30,4% tốt nghiệp trung học cơ sở, 18,4% tốt nghiệp THPT. - Chưa tốt nghiệp tiểu học là 15,5%, chưa biết chữ là 4,2%. Sự đô thị hoá ở nước ta tuy đang phát triển nhưng chưa nhiều so với quy mô về diện tích cũng như dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề kinh tế ở thành thị còn hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn, việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay). Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta ? HS: Trả lời GV: (Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn mỏng, chỉ có 21,2% lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật, trong đó 16,6% có trình độ công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp, 4,4% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Sự phân bố lao đông có trình đô chuyên môn kỹ thuật không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước). Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì? HS: Trả lời GV: (- Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông - Đào tạo chuyên môn hoá ngành nghề - Rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý) GV thuyết trình sử dụng lao động từ 1991 đến 2003 (Số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người) Quan sát hình 4.2 nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo ngành của nước ta ? HS: Trả lời GV: Nhận xét Xu hướng chuyển dịch lao động ở nước ta ? HS: Trả lời GV: (Việc sử dụng lao động ở nước ta đang có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Khu vực nông, lâm, ngư ngiệp vận thu hút người lao động. Lao động thủ công vẫn là phổ biến, năng suất lao động thấp. Việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến đáng kể. Phần lớn lao động của nước ta làm trong khu vực ngoài quốc doanh và tỷ trọng lao động trong khu vực ngày càng tăng). Hoạt động 2: Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay ? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV : Tại sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta ? HS: Trả lời GV: (Đặc điểm vụ mùa nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn (2003 tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%) Ở các khu vực thành thị của cả nước tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp) GV : Những biện pháp để giải pháp việc làm ? Liên hệ thực tế địa phương? HS: Trả lời GV: (- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - Tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các loại cây trồng có năng suất cao phù hợp với từng vùng. - Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm. - Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy để thu hút lao động. - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý) Hoạt động 3: Giới thiệu chỉ số phát triển con người.(HDI) (-Thu nhập bình quân - Tỷ lệ người biết đọc biết viết. - Tuổi thọ) Em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống ở nước ta ? GDBVMT: Dùng hình ảnh minh họa chất lượng cuộc sống. So sánh về chất lượng cuộc sống nước ta hiện nay giữa thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng, người giàu và người nghèo? HS: Trả lời GV: Nhận xét Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ? HS: Trả lời GV: (- Tỷ lệ số dân từ 10 tuổi trở lên biết chữ cao - Mức thu nhập bình quân đầu người tăng - Phúc lợi xã hội người dân ngày càng cao hơn - Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng - Tỷ lệ, tử vong suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều bệnh dịch được đầy lùi) Liên hệ giáo dục môi trường Nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động. - Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. - Phần lớn lao động nước ta làm trong các ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn ( 75,8%). - Lực lượng lao động hạn chế vì thể lực và chất lượng ( 78,8% không qua đào tạo) - Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay:Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề. 2. Sử dụng lao động - Lao động tập trung nhiều trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp. - Số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. II. Vấn đề việc làm - Đang là 1 vấn đề gay gắt ở nước ta. - Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm nước ta còn tương đối cao cả thành thị lẫn nông thôn. - Biện pháp giải quyết việc làm: + Phân b ố lại lao động và dân cư. + Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn . + Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. III. Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội 4.Củng cố: 1. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? 2. Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ? 5. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập số 3 trang 17 SGK. IV/ RÚT KINH NGHIỆM : GV:........................................................................................................................................................................................................................................................................................ HS:......................................................................................................................................................................................................................................................................................... KÍ DUYỆT TUẦN 02 Ngày: 19/08/2017 Tuần : 03 ;Tiết : 05 Ngày soạn : 25/08/2017 Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I/ - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số, độ tuổi ở nước ta - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa gia tăng dân số với và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2. Kỹ năng: - Biết phân tích và nhận xét các biểu đồ tháp dân số. - Giáo dục kỹ năng sống: + Kỹ năng tư duy qua thu thập và xử lý thông tin rút r
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_ly_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_thi_lung.doc