Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Tuần 24 đến tuần 31
Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
I . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức , kỹ năng, thái độ:
- Khái niệm khí áp, gió và hoàn lưu khí quyển.
- Các vành đai khí áp và các loại gió trên Trái đất.
Kĩ năng :
- Trình bày được sự phân bố các vành đai khí áp trên Trái đất.
- Mô tả được hướng các loại gió trên Trái đất.
Thái độ :
- Thấy được những lợi ích và tác hại của gió.
- Biết tôn trọng và bảo vệ không khí
2. Phẩm chất năng lực:
- Năng lực khai thác kênh hình, tư duy địa lí đại cương.
- Thảo luận nhóm , trình bày .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Bản đồ khí hậu trên Trái đất
- Hình 50 ,hình 51 (phóng to)
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thời tiết khác khí hậu ở chỗ nào?
- Đọc bản tin thời tiết mà em ghi đựơc, bản tin đó nói đến những yếu tố nào?
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động
Con người không cảm nhận được sức ép của lớp khí quyển lên bề mặt Trái đất nhưng có cảm nhận được tính chất và hướng gió thổi. Vậy tại sao có gió?gió có liên quan gì đến khí áp hay không?Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài 19.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Tuần 24 đến tuần 31
Tuần: 24 ; tiết 23 Ngày dạy : 28/04/2020 Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức , kỹ năng, thái độ: - Khái niệm khí áp, gió và hoàn lưu khí quyển. - Các vành đai khí áp và các loại gió trên Trái đất. Kĩ năng : - Trình bày được sự phân bố các vành đai khí áp trên Trái đất. - Mô tả được hướng các loại gió trên Trái đất. Thái độ : - Thấy được những lợi ích và tác hại của gió. - Biết tôn trọng và bảo vệ không khí 2. Phẩm chất năng lực: - Năng lực khai thác kênh hình, tư duy địa lí đại cương. - Thảo luận nhóm , trình bày . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Bản đồ khí hậu trên Trái đất - Hình 50 ,hình 51 (phóng to) 2. Học sinh : - Sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Thời tiết khác khí hậu ở chỗ nào? - Đọc bản tin thời tiết mà em ghi đựơc, bản tin đó nói đến những yếu tố nào? 2. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Con người không cảm nhận được sức ép của lớp khí quyển lên bề mặt Trái đất nhưng có cảm nhận được tính chất và hướng gió thổi. Vậy tại sao có gió?gió có liên quan gì đến khí áp hay không?Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài 19. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới KT 1: Khí áp và các đai áp trên trái đất ( 15 phút ) - Cho biết độ dày của khí quyển? - Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm lượng không khí của khí quyển? - Không khí có trọng lượng không? - Vậy khí áp là gì. Để đo khí áp ta dùng dụng cụ gì - Khí áp ở mỗi nơi trên bề mặt đất có giống nhau không? - Khí áp trung bình chuẩn là bao nhiêu? Đơn vị đo? ( 760mmHg – Đơn vị: áp-mốt-phe.) - Gv giới thiệu cho Hs mô hình của áp kế - Hs quan sát hình 50 sgk cho biết : - Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào? - Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào? - Gv cho biết thêm tên của các đai khi áp này . + KT 2 : Gió và các hoàn lưu khí quyển ( 20 phút ) - Gió là gì? - Nguyên nhân sinh ra gió? - Do sự chuyển động của khối không khí từ áp cao xuống áp thấp và ngược lại - Sự chênh lệch khí áp càng lớn thì tốc độ của gió như thế nào? - Tốc độ gió càng lớn - Nếu áp suất của 2 vùng bằng nhau thì gió sẽ ntn? - Hoàn lưu khí quyển là gì? - Là các hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao và áp thấp tạo thành. - Quan sát hình52: - Vì sao gió Tín phong lại thổi từ 300 Bắc và Nam về Xích đạo? - Vì sao gió Tây ôn đới thổi từ 300 Bắc và Nam →600 Bắc và Nam? - Vì sao gió Đông cực thội từ 2 cực về 600 Bắc và Nam? - Thảo luận nhóm: - Quan sát hình 51. - Vì sao các loại gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lại bị lệch hướng? - Nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió thổi thường xuyên nào? - Gió tín phong - Ngoài những loại gió trên, em còn biết có loại gió nào? (Câu hỏi 3phần câu hỏi và bài tập không yêu cầu Hs trả lời) 1. Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất : a. Khí áp - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất - Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân . - Dụng cụ để đo khí áp là áp kế b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái đất - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ xích đạo về cực như sau: + Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam . +Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam . 2. Gió và các hòan lưu khí quyển : - Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu vực áp cao về các khu vực áp thấp . +Tín phong (Gió mậu dịch): thổi từ 300 Bắc và Nam(đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo(đai áp thấp Xích đạo). - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc; Nửa cầu Nam:hướng Đông Nam. +Gió Tây ôn đới: thổi từ 300 Bắc và Nam (đai áp cao chí tuyến) lên 600 B và N(đai áp thấp ôn đới). - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam; Nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc. +Gió Đông cực: thổi từ 900 Bắc và Nam (đai áp cao cực) về 600 Bắc và Nam (đai áp thấp ôn đới). - Hướng gió: Nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc; Nửa cầu Nam: hướng Đông Nam. Hoạt động 3 : Vậng dụng mở rộng - Trình bày sự phân bố các đại khí áp trên Trái Đất ? - Cho biết sự phân bố gió Tín phong và gió Tây ? 4. Dặn dò : - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài 20 : Hơi nước trong không khí . Mưa . - Khái niệm độ bão hòa, nắm được điều kiện để hơi nước ngưng tụ, gây mưa. - Cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm, mưa trung bình năm. - Đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa. IV. Kiểm tra đánh giá : V. Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tuần : 25 ; Tiết :24 Ngày dạy : 7/5/2020 Bài 20 :HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA. I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức , kỹ năng, thái độ : - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. - Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Kĩ năng : - Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương, đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Quan sát ghi chép lượng mưa trong một ngày, qua quan sát thực tế. - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : - Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin , phân tích, so sánh để có khái niệm về độ ẩm, độ bão hòa hơi nước, hiện tượng ngưng tụ hơi nước và sự phân bố lượng mưa trên thế gới . - Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm. - Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : - Động não, đàm thoại, gợi mở ,học sinh làm việc cá nhân, trình bày 1 phút , cặp đôi , thảo luận nhóm. Thái độ : - Nghiêm túc, tự giác chú ý tìm hiểu và phát biểu xây dựng bài, vận dụng vào bài và thực tế. 2. Phẩm chất năng lực : - Tự nhận thức :Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân. - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. - Tìm kiếm xử lí thông tin (hoạt động1) - Trình bày suy nghĩ (hoạt động 2) II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Thùng đo mưa - Bản đồ phân bố lượng mưa trên Thế giới. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : - Khí áp là gì?Trên Trái đất khí áp phân bố như thế nào? - Gió là gì?Trình bày về các loại gió chính trên Trái đất. 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Khởi động : - Trong các thành phần của không khí, hơi nước tuy chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng vì nó là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng:mây, mưaVậy để tạo thành mây và gây mưa, hơi nước phải trải qua những quá trình nào?... Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới. KT 1: Hơi nước và độ ẩm của không khí- 15 phút - Hơi nước trong không khí do đâu mà có? Do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi.. - Nguồn cung cấp chính hơi nước cho khí quyển là nước ở đâu?(Biển và đại dương.) - Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí?(Ẩm kế) - Thế nào là không khí đã bảo hòa hơi nước? Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa. - Dựa vào bảng “lượng hơi nước tối đa trong không khí”, em hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi ở nhiệt độ: 100C, 200C, 300C. - Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới lượng nước của không khí?( Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều,độ ẩm càng cao) - Khi nào hơi nước trong không khí sẽ bị ngưng tụ?(Khi không khí đã bảo hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước. - Khi ngưng tụ thì sinh ra hiện tượng gì?( Sương, mây,mưa). + KT 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất – 20 phút - Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây ? - Gv vẽ sơ đồ thể hiện quá trình tạo mây, mưa . - Thảo luận nhóm – bàn - Trình bày lại quá trình tạo mưa theo sơ đồ đã vẽ. - Quá trình tạo thành mây, mưa như thế nào? - Quan sát hình 54 hãy: - Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm, dưới 200mm? - Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới? - Việt Namcó lượng mưa khoảng bao nhiêu?(1001- 2000 mm) - Quan sát hình 52 và cho biết dụng cụ để đo lượng mưa? Thùng đo mưa( vũ kế) - Làm thế nào để tính được lượng mưa trung bình ngày, trung bình tháng, trung bình năm? - Đơn vị tính lượng mưa?(mm) - Thảo luận cặp - Quan sát hình 53 cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, tháng nào mưa ít nhất? Lượng mưa là bao nhiêu?(Tháng 9 = 340 mm, tháng 2= 3 mm) - Hướng dẫn hs quan sát hình 53, về màu, cột dọc, ngang. 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí: a. Độ bảo hòa nước trong không khí. - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. - Dụng cụ đo độ ẩm không khí: ẩm kế. - Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều( độ ẩm càng cao) b. Hiện tượng ngưng tụ của hơi nước. - Không khí khi đã bảo hòa, nếu vẫn được cung cấp them hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại thành hạt nước, tạo thành mây, mưa, sương. 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. - Quá trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. - Trên Trái đất , lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo đến cực . Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất ở hai vùng cực Bắc và Nam . a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương. - Để tính lượng mưa của một địa phương người ta dùng thùng đo mưa( vũ kế) - Lượng mưa TB năm = lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại : số năm. Hoạt động 3: Vận dụng mở rộng: - Dụng cụ đo độ ẩm không khí?Độ bão hoà của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố gì ? Hoạt động 4: Thực hành thí nghiệm - Quan sát luợc đồ nêu sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Làm bài tập 1/63,64/sgk - Chuẩn bị bài : Thực hành - Trả lời câu hỏi gợi bài thực hành cạu 1,4,5.( câu 2,3 giảm tải ) IV. Kiểm tra đánh giá: V. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần : 26; Tiết : 25 Ngày soạn : 14/5/2020 Bài 21:THỰC HÀNH:PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA. I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức , kỹ năng, thái độ: - Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ Kĩ năng : - Cách đọc, khai thác thông tin và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.. - Nhận dạng khí hậu ở 2 nửa cầu Thái độ : - Nghiêm túc, tự giác chú ý tìm hiểu và phát biểu xây dựng bài, vận dụng vào bài và thực tế. 2. Phẩm chất năng lực: - Năng lực khai thác kênh hình, tư duy địa lí đại cương. - Thảo luận nhóm , trình bày . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các địa điểm ở hai bán cầu. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút 2. Bài mới : Hoạt động 1: khởi động Để biểu đạt nhiệt độ và lượng mưa, người ta thường dùng 1 loại biểu đồ-gọi là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Vậy cách thể hiện và khai thác biểu đồ đó như thế nào? Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu ở nội dung bài thực hành 21. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1 – 10 phút Cá nhân - Hs đọc thông tin ở bài tập 1. - Những yếu tố nào được thể hiện trên bản đồ ? Trong thời gian bao lâu ? - Yếu tố nào được thể hiện theo đường ? - Yếu tố nào được thể hiện bằng hình cột ? - Trục dọc bên phải dùng để tính đại lượng nào ? - Trục dọc bên trái dùng để tính đại lượng nào ? - Đơn vị để tính nhiệt là gì ? - Đơn vị để tính lượng mưa là gì ? - Hs:trả lời-nhận xét –bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. - Hs dựa vào biểu đồ xác định các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa và điền vào bảng . - Gv hướng dẫn Hs cách xác định nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất và các tháng tương ứng với nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất đó. ( Bài tập 2.3 giảm tải ) + Hoạt động 2: Bài tập 4 – 7 phút - Thảo luận nhóm – theo bàn – 4 phút - Quan sát 2 biểu đồ hình 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau. - Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng mấy? - Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng mấy? - Những tháng có mưa nhiều( mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy? - Đại diện hs trình bày- nhận xét- bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. + Hoạt động 3: Bài tập 5- 8 phút Cá nhân - Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm nửa cầu bắc, biểu đồ nào là của địa điểm nửa cầu nam? - Gợi ý Hs liên hệ với kiến thức đã học về hiện tượng mùa trên Trái đất - Nhắc lại thời gian các mùa hạ và đông ở 2 bán cầu. Hướng dẫn Hs đối chiếu các tháng có nhiệt độ cao nhất, tháng có nhiệt độ thấp nhất với thời gian các mùa ở hai nửa cầu Bài tập 1: - Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ là : nhiệt độ và lượng mưa trong thời gian 12 tháng. - Nhiệt độ được biểu hiện theo đường. - Lượng mưa được biểu hiện bằng cột. - Trục dọc bên phải chỉ nhiệt độ. - Trục dọc bên trái chỉ lượng mưa. - Đơn vị tính nhiệt độ là 0C. - Đơn vị tính lượng mưa là mm. Cao nhất Thấp nhất Chênh lệch Trị số Tháng Trị số Tháng Nhiệt độ 300C 7 170C 1 130C Lượng mưa 300mm 8 20mm 12 280mm - Ở Hà Nội: nhiệt độ và lượng mưa đều có sự chênh lệch lớn. Nhiệt độ cao vào các tháng mùa hạ, mưa nhiều vào các tháng mùa hạ ( Nửa cầu bắc) Bài tập 4: Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ A Biểu đồ B Tháng có nhiệt độ cao nhất Tháng 4 Tháng 12 Tháng có nhiệt độ thấp nhất Tháng 1 Tháng 7 Mùa mưa Tháng 5-10 Tháng 10-3 Bài tập 5: - Biểu đồ A là của địa điểm ở nửa cầu Bắc, biểu đồ B là địa điểm ở nửa cầu Nam Hoạt động 3: Vận dụng mở rộng - Nửa cầu Bắc nhiệt độ cao nhất tháng mấy ?Mưa nhiều các tháng nào ? Hình dạng biểu đồ ra sao ? - Nửa cầu Nam nhiệt độ cao nhất tháng mấy ?Mưa nhiều các tháng nào ? Hình dạng biểu đồ ra sao ? 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài thực hành và hoàn chỉnh các bài tập . - Chuẩn bị bài 22 : Các đới khí hậu trên Trái đất ( phần 1 và 2a ) - Vị trí và đặc điểm của các chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất - Vị trí và tên gọi của các vành đai nhiệt. - Vị trí và đặc điểm của đới nóng trên Trái đất. IV. Kiểm tra đánh giá: V. Rút kinh nghiệm :. ............................................................................................................................................ Tuần : 26 ; Tiết :27 Ngày dạy : 14/5/2020 Bài 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức : - Nắm được vị trí và đặc điểm của các chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất. - Vị trí và tên gọi của các vành đai nhiệt. - Vị trí và đặc điểm của các đới nóng trên Trái đất. Kĩ năng : - Trình bày được vị trí các đai nhiệt , các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất Thái độ : - Có thái độ và hành vi tốt trong việc bảo vệ khí hậu trên Trái đất. 2. Phẩm chất năng lực: - Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua Át lát - Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Bản đồ khí hậu thế giới ( nếu có ) - Hình vẽ trong sgk ( phóng to ) 2. Học sinh : - Sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy cho biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là loại biểu đồ thể hiện nội dung gì? 2. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động - Nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố cơ bản của khí hậu. Trên Trái đất có bao nhiêu đới khí hậu? Các đới khí hậu có đặc điểm gì ?Giống và khác nhau như thế nào ? Căn cứ vào đâu để phân chia các đới khí hậu trên Trái đất?Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay :Bài 22 Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới KT 1: Các chí tuyến và vòng cực – 20 phút - Quan sát hình 24 trang 28 ( sgk) và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết: - Các chí tuyến này nằm ở những vĩ độ nào? Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này vào các ngày nào? ( 23027’ Bắc ngày 22/6 và 23027’ Nam ngày 22/12.) - Trên bề mặt Trái đất còn có các vòng cực Bắc và vòng cực Nam. Các đường này nằm ở những vĩ độ nào? ( 66033’Bắc và 66033’Nam) - Xác định trên bản đồ các đường chí tuyến Bắc , đường chí tuyến Nam ,đường vòng cực Bắc và vòng cực Nam. - Theo em góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời đến bề mặt đất ở các vị trí khác nhau giống hay khác nhau?( khác nhau ) - Như vậy nhiệt độ trên bề mặt Trái đất giống hay khác nhau?( khác nhau ) - Gv:Căn cứ vào sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, các nhà khoa học đã chia bề mặt Trái đất ra các vành đai nhiệt (gv:treo hình minh hoạ các vành đai nhiệt) - Hãy cho biết trên Trái đất có bao nhiêu vành đai nhiệt? - Các vành đai nhiệt được giới hạn bởi những vĩ tuyến nào?(đường nào?) - Các đường chí tuyến và các đường vòng cực có vai trò như thế nào? Là những đường ranh giới phân chia bề mặt Trái đất ra 5 vành đai nhiệt . + KT 2 : Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ - 15 phút - Gv:cho hs biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu trên Trái đất và nhấn mạnh yếu tố vĩ độ. - Quan sát hình 58 Kể tên các đới khí hậu trên Trái đất. - Cho biết điểm tương đồng giữa các đới khí hậu và các vành đai nhiệt. - Thảo luận nhóm- bàn – 2 phút Đới Vị trí (Vĩ độ) Đặc điểm Góc chiếu và thời gian chiếu sáng Nhiệt độ Lượng mưa trung bình Gió thổi thường xuyên Nhiệt đới Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam Góc chiếu lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít Nóng quanh năm Từ1000mm đến 2000mm Tín Phong Dựa vào hình 58, hãy cho biết đới ôn đới: - Vị trí giới hạn nằm ở đâu? Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. - Có góc chiếu và có thời gian chiếu sáng như thế nào trong năm?(Góc chiếu trung bình, chênh nhau nhiều.) - Nhiệt độ ?( Trung bình) - Gió thổi thường xuyên quanh năm là gió gì? Gió Tây ôn đới - Lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? Từ 500 – 1000mm + Hoạt động 2: Hai đới lạnh: (Hàn đới) – 20 phút Dựa vào hình 58, hãy cho biết đới hàn đới: - Vị trí giới hạn nằm ở đâu? Giới hạn : từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam . - Có góc chiếu và có thời gian chiếu sáng như thế nào trong năm?( Góc chiếu nhỏ) - Nhiệt độ ? Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm. - Gió thổi thường xuyên quanh năm là gió gì? Gió đông cực thổi thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? Lượng mưa dưới 500mm. - Ngoài 5 đới trên còn có các đới khí hậu nào khác ? - Ngoài 5 đới trên còn có các đới khí hậu trong phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng như : khí hậu xích đạo, khí hậu cận nhiệt - Nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?( Nhiệt đới ) - Gv:cho hs tìm ra mối quan hệ giữa khí hậu và sinh vật (trong đó nhấn mạnh nơi cư trú của con người) và nhấn mạnh vai trò của con người trong bảo vệ khí hậu. sinh vật (trong đó nhấn mạnh nơi cư trú của con người) và nhấn mạnh vai trò của con người trong bảo vệ khí hậu. - So sánh đặc điểm các đới khí hậu . I . Các chí tuyến và vòng cực Chí tuyến:Là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí ( 23027’ Bắc là chí tuyến Bắc; 23027’ Nam là chí tuyến Nam ) Vòng cực :Là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24giờ (66033’ Bắc là vòng cực Bắc; 66033’ Nam là vòng cực Nam ) - Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt (5 vành đai nhiệt ) 2.Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ: -Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, Trái đất cũng chia ra 5 đới khí hậu:1 nhiệt đới, 2 ôn đới và 2 hàn đới. - Đặc điểm : a. Đới nóng: (Nhiệt đới) - Giới hạn từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam - Quanh nămcó góc chiếu của ánh sáng Mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít - Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng - Gió thổi thường xuyên: Tín phong - Lượng mưa trung bình năm : 1000mm – trên 2000mm b. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. - Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. - Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới - Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến trên 1000mm c. Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Giới hạn : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc và từ vòng cực Nam đến cực Nam . - Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm. - Gió Đông cực thổi thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm - Ngoài 5 đới trên còn có các đới khí hậu trong phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng như : khí hậu xích đạo, khí hậu cận nhiệt Hoạt động 3: Vận dụng mở rộng - Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vành đai nhiệt đới nào ? - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới . 4. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất( tiếp theo ) - Vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái đất. - Mối quan hệ giữa khí hậu và sinh vật - So sánh sự khác nhau giữa các đới khí hậu . IV. Kiểm tra đánh giá: V.Rút kinh nghiệm : Tuần : 27 ; Tiết :26 Ngày soạn: 26/5/2020 KIỂM TRA 1TIẾT I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức , Kĩ năng, thái độ: Kiến thức - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức , hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung của chủ đề :Các thành phần tự nhiên của trái đất ( Địa hình , Lớp vỏ khí) Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng tự giác làm bài của học sinh,độc lập suy nghĩ Thái độ : - Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II. Chuẩn bị: Giáo viên : - Ma trận. Đề bài. Đáp án ,biểu điểm Học sinh : - Đồ dùng học tập III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Mức độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Lớp võ khí 1câu 0,5điểm 1câu 0,5điểm Thời tiết khí hậu nhiệt độ không khí 1câu 0,5điểm 1câu 0,5điểm 2câu 1điểm Khí áp và gió trên Trái Đất 1 câu 2 điểm 2câu 1điểm 3câu 3điểm Hơi nước và không khí. Mưa 1câu 0,5điểm 1câu 0,5điểm 1 câu 2 điểm 3 câu 3 đ Các đới khí hậu trên Trái Đất 1câu 0,5điểm 1 câu 2 điểm 2 câ 2,5 đ Tổng 4 câu 3,5 đ 5 câu 4 đ 2 câu 2,5 đ 11câu 10điểm ĐỀ KIỂM TRA: I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong không khí là: A. khí Ôxi. B. khí Nitơ. C. hơi nước. D. các khí khác. Câu 2: Người ta đo nhiệt độ không khí lúc 5 giờ là 210C, lúc 13 giờ là 230C lúc 21 giờ là 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? A. 200C. B. 210C. C. 220C. D. 230C. Câu 3: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào lúc: A. 11 giờ. B. 12 giờ. C. 13 giờ. D. 14 giờ. Câu 4: Không khí luôn luôn chuyển động từ: A. nơi áp thấp về nơi áp cao. B. biển vào đất liền. C. nơi áp cao về nơi áp thấp. D. đất liền ra biển. Câu 5: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì? A. Gió Mậu Dịch. B. Gió núi - thung lũng. C. Gió Phơn. D. Gió Đông cực. Câu 6: Nguồn cung cấp nước chính cho khí quyển là từ: A. ao hồ. B. Sông ngòi. C. Biển, đại dương. D. Sinh vật. Câu 7: Lượng hơi nước chứa đựng được càng nhiều khi nhiệt độ không khí càng: A. Cao. B. Thấp. C. Trung bình. D. 00C. Câu 8: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Cận ôn đới. D. Hàn đới. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu 1: (2 điểm) khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp? Câu 2: (2 điểm) Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu ? kể tên các đới khí hậu? Việt Nam thuộc đới khí hậu nào? Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu lượng mưa của Bạc Liêu như sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa TB tháng (mm) 16 4 15 47 174 198 216 213 266 266 154 39 Dựa vào bảng số liệu lượng mưa của Bạc Liêu, hãy: a. Tính lượng mưa trung bình năm của Bạc Liêu. b. Cho biết có bao nhiêu tháng lượng mưa trên 50mm, có bao nhiêu tháng lượng mưa trên 100mm? Đó là những tháng nào? ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM: I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C C A C A A Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM) Câu 1: - Khí áp là sức ép của không khí lê bề mặt đất. (1 điểm) - Là khí áp kế. ( 1 điểm) Câu 2: - Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu: 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới hàn đới. (1,5 điểm) - Việt Nam thuộc đới nóng. (0,5 điểm) Câu 3: a. Tính lượng mưa trung bình của năm. Lấy lượng mưa 12 tháng cộng lại chia cho 12. Lượng mưa trung bình năm của Bạc Liêu là 134mm. ( 1 điểm) b. + Có 5 tháng có lượng mưa trên 50mm là các tháng 12,1,2,3,4. (0,5 điểm) + Có 7 tháng có lượng mưa trên 100mm là các tháng 5,6,7,8,9,10,11. (0,5 điểm) Tuần : 28, Tiết : 27 Ngày soạn: 4/6/2020 BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ I . Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức , Kĩ năng, Thái độ : Kiến thức: - Trình bày được các khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng, chế độ chảy của sông. - Trình bày được khái niệm hồ, nguyên nhân hình thành hồ.Vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất.Nguyên nhân làm ô nhiễm nước và hậu quả, sự cần thiết phải bảo vệ nước sông hồ. Kĩ năng : - Mô tả và đọc kí hiệu sông và hồ trên bản đồ. - Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước sông hồ qua tranh ảnh và trên thực tế. - Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : - Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở,thuyết giảng tích cực. Thái độ : - Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ. 2. Phẩm chất năng lực: - Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông tin qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ và bài viếtđể có khái niệm sông , phụ lưu , chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông , lưu lượng, chế độ nước sông ,hồ , nguyên nhân hình thành hồ .... - Tìm kiếm xử lí thông tin(hoạt động1). Trình bày suy nghĩ(hoạt động 2) - Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực;trình bày suy nghĩ/ý tưởng,hợp tác, giao tiếp khi làm việc theo nhóm. - Làm chủ bản thân:đảm nhận trách nhiệm trong nhóm. - Năng lực khai thác kênh hình, tư duy địa lí đại cương. - Thảo luận nhóm , trình bày . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Bản đồ sông ngòi Việt Nam. - Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Địa phuơng em có sông nào chảy qua . Em biết gì về sông . 2. Bài mới : - Hoạt động 1: Khởi động Từ thuở khai sinh, con người đã biết sống tập trung xung quanh những dòng sông lớn hoặc những hồ có nguồn nước dồi dào. Vậy sông và hồ là gì? Và chúng có những đặc điểm như thế nào khiến con người phải chọn làm nơi sinh sống? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sông và hồ để lí giải những điều này Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 2: Tìm tòi kiến thức mới. KT 1: Sông và lượng nước của sông – 20 phút - Quê em có dòng sông nào chảy qua ? - Sông là gì? (Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa) - Nguồn cung cấp nước cho sông? (Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.) - Quan sát mô hình hệ thống sông .Lưu vực sông là gì? (Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.) - Hệ thống sông chính bao gồm? ( Phụ lưu. Sông chính.Chi lưu.) - Dựa bản đồ sông ngòi Việt Nam. Giới thiệu cách thể hiện các dòng sông trên bản đồ . - Hs lên bảng chỉ một vài con sông lớn trên bản đồ. - Lưu lượng nước của một con sông là gì? Đơn vị đo lưu lượng nước là gì?(là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang của lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây, tính bằng m3/s) - Để tính được lưu lượng nước của sông người ta làm cách nào ? - Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào điều kiện gì ? (lưu vực sông và nguồn cung cầp nước ) - Chế độ chảy là gì?(là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của sông trong một năm) - Thảo luận nhóm – bàn – 2 phút - Quan sát bảng số liệu để so sánh diện tích lưu vực và lưu lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công.So sánh lưu vực, tổng lượng nước , tổng lượng nước mùa cạn, tồng lượng nước mùa lũ của hai sông và cho nhận xét - Sông có ý nghĩa gì đối với con người? - Bên cạnh những thuận lợi sông mang lại cho con người, sông còn gây ra những khó khăn gì? - Hs trình bày – nhận xét . ( Tích hợp giáo dục môi trường ) + KT 2 : Hồ – 15 phút - Hs quan sát tranh ảnh về hồ, xác định một vài hồ trên bản đồ tự nhiên. Vậy hồ là gì? Hồ khác sông ở những điểm nào? (hồ là khoảng nước đọng, không có phụ lưu và chi lưu) (là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trên lục địa) - Dựa vào nguồn gốc hình thành có mấy loại hồ? Kể tên. - Gv giảng về nguồn gốc hình thành hồ vết tích các khúc
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_li_lop_6_tuan_24_den_tuan_31.doc