Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Tuần 17
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Củng cố lại kiến thức từ bài 1 – 14.
- Củng cố lại kĩ năng bản đồ.
- Nắm các kiến thức cơ bản học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực tự học qua nội dung bài.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề qua lược đồ.
II. CHUẨN BỊ:
GV. Các câu hỏi ôn tập.
HS- ôn lại kiến thức học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1. Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức mới.
- Mục đích.
- Nắm nội dung bài mới.
- Cách thức tổ chức.
- Nắm nội dung bài cũ.
HĐ 2. Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức mới.
1 - Đường kinh tuyến gốc có số độ là bao nhiêu? Đi qua thành phố nào?
Kinh tuyến gốc 00 - Đi qua ngoại ô thành phố Luân Đôn
2 - Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu? Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào?
Vĩ tuyến gốc 00 - dài nhất trong các vĩ tuyến
3 - Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì?
Xích đạo
4 - Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời?
Thứ ba
5 - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
Kinh tuyến 1800
6 - Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 100 ta vẽ một kinh tuyến, thì sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Tuần 17
Tuần: 17 Tiết: 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Củng cố lại kiến thức từ bài 1 – 14. - Củng cố lại kĩ năng bản đồ. - Nắm các kiến thức cơ bản học. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh. - Năng lực tự học qua nội dung bài. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề qua lược đồ. II. CHUẨN BỊ: GV. Các câu hỏi ôn tập. HS- ôn lại kiến thức học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ 1. Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức mới. Mục đích. - Nắm nội dung bài mới. Cách thức tổ chức. Nắm nội dung bài cũ. HĐ 2. Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức mới. 1 - Đường kinh tuyến gốc có số độ là bao nhiêu? Đi qua thành phố nào? Kinh tuyến gốc 00 - Đi qua ngoại ô thành phố Luân Đôn 2 - Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu? Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào? Vĩ tuyến gốc 00 - dài nhất trong các vĩ tuyến 3 - Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì? Xích đạo 4 - Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời? Thứ ba 5 - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? Kinh tuyến 1800 6 - Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 100 ta vẽ một kinh tuyến, thì sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? 360 kinh tuyến 7 - Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 100 ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam? 9 vĩ tuyến Bắc và 9 vĩ tuyến Nam 8 - Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? Khoảng cách được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực địa. 9 - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta phải dựa vào những yếu tố nào? - Dựa vào đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên và phía dưới kinh tuyến chỉ hướng Bắc và nam. Đầu bên phải và bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Đông và Tây. - Nếu bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, từ đó suy ra các hướng khác. 10 - Kí hiệu bản đồ là gì? Là những hình vẽ, màu sắc, chữ cái dùng thể hiện trên bản đồ những đối tượng địa lí và những đặc trưng của chúng. 11 - Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Có ba loại: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích. 12 - Các hướng chính trên bản đồ được qui ước và thường dùng là những hướng nào? Các hướng chính trên bản đồ được qui ước và thường dùng gồm: * Bốn hướng gốc: Bắc phía trên; Nam phía dưới Đông phía bên phải; Tây phía bên trái * Bốn hướng ghép: Đông Bắc ( Giữa Đông và Bắc ) Đông Nam (Giữa Đông vàNam ) Tây Bắc ( Giũa Tây và Bắc ) Tây Nam ( Giũa Tây và Nam ) 13 - Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất theo hướng nào và sinh ra hệ quả gì? - Trái đất tự quay quanh trục theo hướng Tây sang Đông và sinh ra các hệ quả: + Ngày đêm liên tục ở khắp nơi trên trái đất. + Giờ giấc mỗi nơi một khác. + Làm lệch hướng các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến trên cả hai nửa cầu. 14 - Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất? Vì trái đất hình cầu tự quay quanh trục từ Tây sang Đông. 15- Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Từ Tây sang Đông 16 - Khi chuyển động quanh Mặt Trời độ nghiêng và hướng nghiêng của "trục" trái đất như thế nào? Không đổi. 17 - Chuyển động như vậy gọi là chuyển động gì? Chuyển động tịnh tiến. 18 - Ngày tháng nào của nửa cầu Bắc chúc và ngả về phía Mặt Trời? Ngày 22/6. 19 - Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là bao nhiêu? 365 ngày 6 giờ. 20 - Vào những ngày nào trong năm hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như thế nào? Ngày 21/3 và 23/9. 21 - Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ trái đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người? Lớp vỏ trái đất dày chừng 5 à 70 Km, ở trạng thái rắn chắc, nhiệt độ càng sâu trong lòng đất càng cao ( tối đa 10000C ) là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của trái đất như không khí, nước rất cần thiết cho sự sống các sinh vật và cả xã hội lồi người. 22 - Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của từng lớp? Cấu tạo bên trong của trái đất gồm ba lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian, lõi ( nhân ) + Lớp Vỏ: Ở ngồi cùng, rất mỏng, dày chừng 5 à 70 Km, rắn chắc. + Lớp trung gian: Bên trong lớp vỏ, dày 3000 Km, quánh dẻo đến lỏng. + Khối lõi ( nhân ): Trong cùng, bán kính trên 3000Km, lỏng ở ngồi rắn ở trong. 23 - Theo các nhà khoa học hiện nay, lớp vỏ trái đất được cấu tạo như thế nào? Lớp vỏ trái đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. 24 - Các địa mảng có mấy cách tiếp xúc? Có ba cách: Tách xa nhau, xô vào nhau hoặc trượt bên nhau. - Nội lực yếu hơn Ngoại lực: Địa hình ngày càng bị san bằng, hạ thấp hơn. 25 - Núi lửa và động đất là tác động của nội lực hay ngoại lực? Đều do nội lực sinh ra. 26 - Núi lửa là gì? Là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất. 27 - Động đất là gì? Là hình thức các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. 28 - Sự khác nhau giữa núi già - núi trẻ? - Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoai thoải, thung lũng cạn và hẹp, tuổi hàng trăm triệu năm. - Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu, tuổi vài chục triệu năm. 29 - Bình nguyên là gì? Là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. 30 - Bình nguyên có ích lợi gì? Các đồng bằng ( Bình nguyên ) bồi tụ có lượng phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. 31 - Cao nguyên là gì? Là dạng địa hình bề mặt tương đối bằng phẳng, nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. 32 - Ích lợi của cao nguyên? Thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. 33 - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và bình nguyên? - Giống: Đều có bề mặt tương đối bằng phẳng. - Khác: + Bình nguyên ( đồng bằng ): Có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m và không có sườn, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và thực phẩm. + Cao nguyên: Có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên và có sườn dốc, thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. HĐ 4. Vận dụng và mở rộng. (2’) - Vận dụng kiến thức trả lời. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nội tiếp. - Xem bài ở nhà trước. IV. Kiểm tra, đánh giá. (3’) - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng. - Học bài để chuẩn bị kiểm tra học kì I. V. RÚT KINH NGHIỆM: Kí duyệt: 17
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_li_lop_6_tuan_17.doc