Giáo án Lịch sử 7 - Chủ đề: Đại việt dưới thời nhà Trần (Thế kỉ XIII-XIV) - Tiết 22 đến Tiết 29
A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
1, Kiến thức:
- Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua, thiết lập triều đại Trần. Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý)
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông - Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể. Trình bày những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến.Đánh giá được vai trò của các anh hùng dân tộc gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
- Trình bày được nét chính về sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần
2. Thái độ
-Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta. Biết ơn các anh hùng cách mạng
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kỉ năng trình bày giới thiệu vè các sự kiện, nhân vật lịch sử
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ. Đọc và vẽ lược đồ. Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 7 - Chủ đề: Đại việt dưới thời nhà Trần (Thế kỉ XIII-XIV) - Tiết 22 đến Tiết 29
Chủ đề ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN ( Thế kỉ XIII- XIV ) (Thực hiện trong 8 tiết từ tiết 22 đến 29) A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ 1, Kiến thức: - Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua, thiết lập triều đại Trần. Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý) - Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông - Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể. Trình bày những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến.Đánh giá được vai trò của các anh hùng dân tộc gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm - Trình bày được nét chính về sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần 2. Thái độ -Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta. Biết ơn các anh hùng cách mạng 3. Kĩ năng - Rèn luyện kỉ năng trình bày giới thiệu vè các sự kiện, nhân vật lịch sử - Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ. Đọc và vẽ lược đồ. Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt + Trình bày diễn biến bằng lược đồ. + Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử. + Vận dụng kiến thức thực hành. B. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Sự thành lập nhà Trần và sự cũng cố chế độ phong kiến tập quyền -Biết được sự ra đời của triều đại nhà Trần - Biết được tên gọi pháp luật thời Trần -Biết được tổ chức quậ đội nhà TRần -Trình bày được những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật, tổ chức quân đội thời Trần -Vẽ được bộ máy nhà nước thời Trần -So sánh với bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật thời Trân với thời Lý Đánh giá được chính sách quân đội nhà Trần và liên hệ chính sách quân đội nước ta hiện nay II.Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm dưới thời Trần -Biết được sức mạnh quân sự của Mông –Nguyên và âm mưu quyết tâm xam lược Đại Việt Của chúng -Biết các trận: Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, trận Vân Đồn, Bạch Đằng - HS trình bày được cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên của nhà Trần - Hiểu được nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử - Tường thuật trên lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên -Giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến - Dựa vào lược đồ câm, HS tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -nguyên, liên hệ văn thơ thời Trần: hịch tướng sĩ - Đánh giá công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc III, Tình hình kinh tế văn hóa thời Trần - Biêt được tình hình kinh tế thời Trần HS trình bày được những thay đổi về văn hóa thời Trần -Giải thích tại sao văn hóa thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc So sánh được sự khác nhau về sự phát triển tôn giáo giữa thời Trần và thời Lý C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi nhận biết: Cho biết nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? Trình bày nội dung pháp luật nhà Trần Nêu chính sách quân đội thời Trần Quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? : Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt nhà Trần đã làm gì? Sau chiến tranh tình hình nông nghiêp, thủ công nghiêp, thương nghiệp Sau chiến tranh xã hội có mấy tầng lớp cư dân? Đời sống của họ ra sao? Đời sống văn hóa thời Trần có những điểm nào nổi bật? Câu hỏi thông hiểu Quân đội thời Trần được tuyển dụng theo chính sách nào? Nhận xét bộ Quốc triều hình luật thời Trần so với bộ Hình thư Trước khi đem quân xâm lược nước ta vua Mông Cổ có hành động gì? Thái độ của nhà Trần ra sao? Năm 1279 Vua Nguyên Xâm Lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chúng đã thực hiện như thế nào? Tại sao Quân Nguyên lại đánh Đại Việt lần thứ 3? Lân này chúng huy động lực lượng như thế nào? Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ trên lược đồ Hãy nêu những sự kiện củ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhât? Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trên lược đồ Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Vân Đồn Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông giành thắng lợi? Những biểu hiện nào chứng tỏ các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đã tích cực chủ động tham gia kháng chiến. Căn cứ vào đâu để nói rằng: Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo cho 3 cuộc kháng chiến? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần? Thắng lợi của quân dân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên có ý nghĩa gì? Qua tìm hiểu em thấy thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có điểm gì mới? Câu hỏi vận dụng Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời trần? So sánh với bộ máy nhà nước thời LÝ Sự phân hoá tầng lớp thời Trần có gì khác so với thời Lý? Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hoá trong xã hội thời Trần. Vì sao thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển và địa vi nho So sánh quân đội nhà Trần với quân đội thời lý Đánh giá cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến là gì? Em hãy lập bảng thống kê về cuộc kháng chiến chông Mông – nguyên của nhân dân ta Nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần? So sánh đời sống văn hóa thời Trần với thời Lý Câu hỏi vận dụng cao Chính sách quân đội nhà Trần có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc bảo vệ đất nước Em hãy cho biết việc tổ chức quân đội của nước ta hiện nay có điểm gì giống so với thời Trần? Tìm hiểu về chế độ Thái Thượng Hoàng và tác dụng của nó? Nêu cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba chống quân Nguyên ? Có gì giống và khác so với hai lần trước ? So sánh với cách đánh của Ngô Quyền năm 938? Đánh giá công lao của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng xâm lược Mông Nguyên ? Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay như thế nào? Sự phát triển của các làng nghề thủ công thời Lý, Trần có mỗi quan hệ như thế nào với các làng nghề thủ công hiện nay? Theo em phải làm gì để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công đó? D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Nội dung cụ thể Thiết bị DH, Học liệu I. Sự thành lập nhà Trần và sự cũng cố chế độ phong kiến tập quyền - Dạy học tại lớp - HTKTĐ: qua kết quả hoạt động nhóm, cá nhân, cặp đôi, thuyết trình 2 22 1 Nhà Trần được thành lập 2. Nhà Trần xây dựng bộ máy quan lại và tổ chức đơn vị hành chính 3. Pháp luật nhà Trần Máy tính, ti vi Video Chiếu nhường ngôi Video Chiếu Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi 23 4. Quân đội nhà Trần 5. Xây dựng và phục hồi kinh tế Máy tính, ti vi Tranh hình chiến binh thời Trần Tanh ảnh về nông nghiệp, TCN,TN II.Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm dưới thời Trần - Dạy học tại lớp - HTKTĐ: qua kết quả hoạt động nhóm, cá nhân, cặp đôi, thuyết trình 4 24, 1.Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông – Nguyên 2, Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần Máy tính, ti vi Video giới thiểu về đế chế Mông Cổ Video cách đối phó của nhà trần Video Trần Quốc Toản 25 Các chiến thắng tiêu biểu a.Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) b.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) Máy tính, ti vi -Video Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) - VideoCuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) - Bảng thống kê 26 c. Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) Chiến thắng Vân Đồn; Chiến thắng Bạch Đằng Máy tính, ti vi - VideoCuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1288) - Bảng thống kê 27 d.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử - LUYỆN TẬP Máy tính, ti vi Video về nhân vật Trần Bình Trong, Trần Quốc Tuấn III, Tình hình kinh tế văn hóa thời Trần - Dạy học tại lớp - HTKTĐ: qua kết quả hoạt động nhóm, cá nhân, cặp đôi, thuyết trình 2 28, 1.Tình hình kinh tế, xã hội -Tranh ảnh: về các sản phẩm đồ gốm - Sơ đồ xã hội thời Trần 29 2. Sự phát triển văn hóa -Tranh ảnh: các công trình kiến trúc thời Trần THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN VÀ SỰ CŨNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình kinh tế cuối thời Lý, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn. - Thời gian: 2 phút. - Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem hình. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩa trả lời. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỷ XII- đầu XIII nhà Lý ngày càng suy yếu: Chính trị Vua quan ăn chơi, triều chính lục đục, Kinh tế suy sụp, mất mùa đói kém xảy ra liên miên, Xã hội rối loạn, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi. - Đầu 1226 nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập vua quan rất chăm lo đến phát triển đất nước. Vì vậy ở thời Trần đã đạt nhiều thành tựu rực rõ trên các lĩnh vực. vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1, Nhà Trần được thành lập Mục tiêu:- Biết được bối cảnh thành lập nhà Trần - So sánh với bộ máy nhà nước thời Lý để thấy được tổ chức bộ máy thời Trần hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời các câu hỏi trong tài liệu Tổ chức các hoạt động Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 20 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 mục I bài 13 và trả lời câu hỏi sau. ? Cho biết nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi - Giơ tay đề nghị được trình bày - Các bạn khác bổ sung *Hoàn cảnh nhà Trần thành lập: Cuối thế kỉ XII nhà Lý suy yếu -Quan lại ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống nhân dân. -Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, các thế lực phong kiến nổi dậy quấy phá. -Đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập. 2. Nhà Trần xây dựng bộ máy quan lại và tổ chức đơn vị hành chính Mục tiêu: Những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần So sánh sự giống nhau và khác nhau bộ máy nhà nước giữa thời Lý và Trần Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra Các bước tiến hành: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 20 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu HS đọc SGK mục I.2 bài 13 và hoàn thành bảng sau. Sơ đồ bộ máy hành chính ?So sánh bộ máy nhà nước thời lý bộ máy nhà nước thời trần có điểm nào giống và khác Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sáchgiáo khoa và thực hiện vào vở - Giơ tay đề nghị được trình bày - Các bạn khác bổ sung Sơ đồ bộ máy hành chính So với thời Lí: Giống nhau Khác nhau - Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (mọi quyền hành nằm trong tay vua). - Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ. - Thời Trần: + Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. + Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ. + Cả nước chia thành 12 lộ. - Thời Lý không có các cơ quan đó. Pháp luật thời Trần Mục tiêu:+ Biêt những nét chính về pháp luật và tổ chức quân đội thời Trần + So sánh pháp luật, quân đội thời trần với thời lý + Đánh giá được những chủ trương biện pháp tích cực tiến bộ trong việc xây dựng quân đội Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời các câu hỏi trong tài liệu Các bước tiến hành: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 15p Hoạt động 1 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi ? Nhà Trần đã làm gì để ổn định xã hội? ? Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý có điểm gì khác? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - HS đọc mục 3 SGK. -Thảo luận cặp đôi các câu hỏi Các cặp cử đại diện trình bày a. Pháp luật thời trần Nhà Trần ban hành bộ luật mới mang tên " Quốc triều đình luật " Hình luật cũng như nhà Lý nhưng được bổ sung thêm luật " xác nhận và bảo vệ tu hữu tài sản" Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo. Pháp luật nhà Trần đầy đủ hơn nhà Lí: Với bộ luật nhà lý : chỉ có vua, quan, công chúa và hoàng tử mới được sở hữu ruộng đất Với bộ luật nhà Trần : nhân dân được quyền sở hữu và buôn bán ruộng đất 4 Quân đội thời Trần Mục tiêu:+ Biêt những nét chính về tổ chức quân đội thời Trần + So sánh quân đội thời trần với thời lý + Đánh giá được những chủ trương biện pháp tích cực tiến bộ trong việc xây dựng quân đội Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp và trả lời các câu hỏi trong tài liệu Các bước tiến hành: 15p Hoạt động 2 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 3 SGK. - Cho Hs thảo luận cặp đôi ? Trình bày những nét chính về tổ chức quân đội thời Trần ? So sánh quân đội thời trần với thời lý có điểm nào giống và khác ? Những chủ trương biện pháp trong việc xây dựng quân đội có tác dụng như thế nào trong công cuộc bảo vệ đất nước Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - HS đọc mục 3 SGK. -Thảo luận cặp đôi các câu hỏi Cấm quân( bảo vệ kinh thành, nhà vua và triều đình) Quân ở các lộ - Ở các làng xã thì có hương binh Quân đội nhà Trần thực hiện theo chính sách " ngụ binh ư nông" và thực hiện theo chủ trương " quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông" Quân lính được học tập binh pháp và rèn luyện võ nghệ Bố trí tướng giỏi , quân đông ở những vùng hiểm yếu , nhất là biên giới phía Bắc 5 Phục hồi và phát triển kinh tế - Mục tiêu: + Học sinh nắm được chủ trương của nhà Trần đối với nông nghiệp, các chính sách về nông nghiệp của nhà Trần + Hiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần + Học sinh so sánh kinh tế thời Trần với thời Lý - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm. - Tổ chức hoạt độn 16 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV: giao nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đặt câu hỏi gợi mở Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). ? Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp? - Đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, nạo vét kênh mương. ? Việc khai hoang của nhà Trần có tác dụng gì? - Vừa tăng diện tích sản xuất vừa cải tạo môi trường. ? Tên chức quan nhà Trần đặt để coi sửa chữa đắp đê? ? Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần? - Các chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp. ? Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân? ? Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần? ? Thương nghiệp có đặc điểm gì? - Phát triển mạnh mẽ, việc buôn bán với nước ngoài diễn ra sôi nổi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. + HS: dựa vào sgk trả lời; tìm hiểu khái niệm ''điền trang'' và chính sách khuyến nông của nhà Trần 2/. Phục hồi và phát triển kinh tế - Nông nghiệp: + Khai hoang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh mương. + Đặt chức Hà đê sứ - Thủ công nghiệp: + Xưởng thủ công nhà nước và nhân được phục hồi. + Phát triển các nghề: gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy... - Thương nghiệp: + Chợ mọc lên nhiều + Thăng Long 61 phố phường + Buôn bán phát triển nhất là với nước ngoài ( Bến cảng Vân Đồn) C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là sự thành lập, pháp luật, quân đội của nhà Trần. - Thời gian: 3 phút - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. + Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1: Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương nào? A. Quân đội đông. mạnh B. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông C. Quân vừa đông vừa tinh nhuệ D. Quân văn võ song toàn Câu 3: Các loại quân dưới thời nhà Trần? A. Cấm quân B. Quân địa phương và quân ở các phủ, lộ C. Cấm quân và quân địa phương D. Quân địa phương Câu 4: Điểm giống nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần với thời Lý A. Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền B. Đứng đầu nhà nước là vua và Thái thượng hoàng C. Đều có chức Hà đê sứ D. Giúp việc cho vua có quan đại thần, quan văn. quan võ - Dự kiến sản phẩm + Phần trắc nghiệm Câu 1 3 4 ĐA B C D D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc tổ chức và chính sách quân sự của nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách pháp luật,quân đội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.. - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. ?.Em hãy cho biết việc tổ chức quân đội của nước ta hiện nay có điểm gì giống so với thời Trần? ?Tìm hiểu về chế độ Thái Thượng Hoàng và tác dụng của nó? (về nhà làm) - Thời gian: 2 phút. - Dự kiến sản phẩm Hiện nay nhà nước ta thực hiện tổ chức quân đội có một số đặc điểm giống với thời Trần đó là thanh niên nhập ngũ sau hai năm tập trung nếu không tiếp tục đi theo quân đội thì sẽ về quê sản xuất, phát triển kinh tế và sẽ được huấn luyện một thời gian nhất định trong một năm và khi cần thì quân đội sẽ triệu tập tương tự như chính sách ngụ binh ư nông thời Trần. + Chuẩn bị bài mới - Xem trước bài 14 mục - Sưu tầm tranh ảnh về quân Mông Cổ. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN (Tiết 24,25,26,27) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu: Với việc quan sát hình ảnh về Quân Mông Cổ và một số hình ảnh về Nhà Trần HS có thể biết được về đế chế Mông Cổ và lực lượng quân xâm lược của chúng cũng như chiến thắng của nhà Trần. Tuy nhiên các em chưa thể biết chi tiết về lực lượng quân đội hùng mạnh của Mông Cổ , chiến thắng oanh liệt của nhà Trần. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát mong muốn được tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2.Phương thức GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh về Quân Mông Cổ và nhà Trần, thảo luận một số vấn đề sau đây: + Em biết gì về quân Mông Cổ thế kỉ XIII? + Quân Mông - nguyên đã mấy lần xâm lược Đại Việt? lần thứ nhất thế nào? + Câu nói sau: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” Em hãy cho biết câu nói này của ai, câu nói trên nói lên điều gì? 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn một sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối với bài học mới + ( Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ quân Nguyên vào nước ta, quân giặc quá mạnh vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ, nói lên niềm tin chiến thắng của quân và dân ta.) - GV dẫn dắt HS đi vào bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên Mục tiêu : - Biết được sức mạnh quân sự của Mông- Nguyên và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp, bản đồ và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu - Phương pháp : Hoa t động cá nhân, thảo luận nhóm - Các bước tiến hành: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 30p Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 của mục I trang 55 quan sát H29 trả lời các câu hỏi: ? Qua việc tìm hiểu nội dung bức tranh và quan sát lược đồ em hãy cho biết quân Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? ? Trước khi đem quân xâm lược nước ta vua Mông Cổ có hành động gì? Thái độ của nhà Trần ra sao? - Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 của mục II trang 58 trả lời câu hỏi: ? Năm 1279 Vua Nguyên Xâm Lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chúng đã thực hiện như thế nào? - Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 của các mục III trang 62 trả lời câu hỏi sau: ? Tại sao Quân Nguyên lại đánh Đại Việt lần thứ 3? Lân này chúng huy động lực lượng như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. -HS đọc sgk và quan sát để trả lời các câu hỏi - - Đầu thế kỷ XIII, nhà nước Mông cổ được thành lập. Với một lực lượng quân sự hiếu chiến, Mông cô đã xâm lược nhiều nước, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các nước châu Á và châu Âu - Năm 1257 Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại việt để làm bàn đạp đánh lên phía Nam Trung Quốc nhằm tạo thế "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống - Năm 1279 Sau khi thống trị toàn bộ Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham Pa và Đại Việt. - 1283, tướng Toa Đô cho quân xâm lược Cham Pa. Sau khi chiếm được Cham Pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt - Sau 2 lần thất bại năm 1287 quân Nguyên quyết định tấn công lần thứ 3 => Như vậy quân Nguyên đã 3 lần tấn công vào Đại Việt 2, Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần Mục tiêu biết và hiểu về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà TRẦN Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát tranh ảnh giáo viên cung cấp, bản đồ và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu Phương pháp: trao đổi đàm thoại, HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm Các bước tiến hành: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 20p Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: + Nhóm 1,2 - HS đọc SGK mục 2 phần I. trả lời câu hỏi: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? + Nhóm 3,4- HS đọc mục 2 của phần II và trả lời câu hỏi: Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt nhà Trần đã làm gì? + Cả 4 nhóm đánh giá công tác chuẩn bị của nhà Trần? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. -HS đọc sgk thực hiện hoạt động theo nhóm -Cử đại diện trình bày -Bổ sung đánh giá nhóm bạn * Sự chuẩn bị của nhà Trần - Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập. Thực hiện “vườn không nhà trống”, 10/1282 Vua trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than, bàn kế đánh giặc. Cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến. 1285, Vua Trần mở hội nghị Diên Hồng Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu => nhà Trần rất bình tĩnh, chủ động và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Những việc làm trên đều thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần. Các chiến thắng tiêu biểu Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến ba lần khangs chiến chống quân Mông – Nguyên; hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử Nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát bản đồ và trình bày tóm tắt diễn biến trên bản đồ - Phương thức: + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, trình bày trên bản đồ + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi Các bước tiến hành: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 20 a.Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS đọc nội dung sgk phần 2 mục I trang 56,57 quan sát lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ thực hiện hoạt động theo nhóm N1.Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ trên lược đồ N2.Hãy nêu những sự kiện củ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhât? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Nhấn mạnh câu nói: “Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo” Lời tuyên bố đanh thép đó 1 lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược của quân và dân ta -HS đọc sgk và quan sát lược đồ - lên bảng trình bày diễn biến - Nêu những biểu hiện thẻ thiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta - Bổ sung góp ý cho bạn - 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lượng Hợp Thai chỉ huy tién vào nước ta. Địch bị chặn tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Ta thực hiện “vườn không nhà trống”, giặc chiếm Thăng Long gặp nhiều khó khăn: Thiếu lương ăn, lương thực hao mòn. Ta phản công ở bến Đông Bộ Đầu đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long. 29/1/1258 quân Mông cổ thua bỏ chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ kết thúc thắng lợi 20 b.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS đọc nội dung sgk phần 3 mục II trang 59,60,61 quan sát lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên thực hiện hoạt động theo nhóm N1.Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trên lược đồ N2 .Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai? *GV có thể sử dụng câu hỏi gợi mở: - Khi biết tin Quân Nguyên mượn đường đánh Cham Pa vua Trần đã làm gì? - Quân Nguyên vào nước ta như thế nào? - Chủ trương của nhà Trần trước sức mạnh của quân Nguyên Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. - HS lên bảng trình bày diễn biến trên lược đồ Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. -HS đọc sgk và quan sát lược đồ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu - lên bảng trình bày diễn biến - Nhận xet bổ sung đánh giá trình bày của bạn - Cuối 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta. Sau 1 vài trận đánh quân ta lui về Vạn Kiếp (Hải Dương). Địch tấn công Vạn Kiếp ® ta rút lui về Thăng Long ® Về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân Thăng Long thực hiện “Vườn không nhà trống”. Toa Đô từ Cham Pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế “gọng kìm”. Quân ta tiếp tục rút lui củng cố lương thực. 5/12585: Quân Trần tổ chưcá phản công ® Giặc tháo chạy ta phục kích. -> Kháng chiến thắng lợi: đánh tan 50 vạn quân Nguyên. 45 c. Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên(1287-128
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_7_chu_de_dai_viet_duoi_thoi_nha_tran_the_ki.doc