Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Học vui vẻ, chơi an toàn
- MỤC TIÊU:
Với chủ đề này, HS:
1. Kiến thức: - Thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và tự bảo vệ bản thân.
- Biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia hoạt động.
2.Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Chăm học, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề, bài hát Em yêu trường em
2. Học sinh: SHS, vở BTTN, bộ thẻ .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Học vui vẻ, chơi an toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Học vui vẻ, chơi an toàn
CHỦ ÐỀ 2: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN MỤC TIÊU: Với chủ đề này, HS: 1. Kiến thức: - Thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và tự bảo vệ bản thân. Biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia hoạt động. 2.Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Chăm học, nhân ái. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề, bài hát Em yêu trường em 2. Học sinh: SHS, vở BTTN, bộ thẻ . III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Tiết 1 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 5’ 10’ 12’ 3’ Kiểm tra bài cũ: Chào lớp Một - Em đã làm quen được bao nhiêu thầy cô, bạn bè mới? - Em cảm thấy như thế nào khi gặp thầy, cô và bạn bè mới? - Em ấn tượng hay thích người nào nhất? Vì sao em thích người ấy? - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề Mục tiêu: Giúp HS có cảm xúc tích cực với các hoạt động trong một ngày ở trường, hào hứng khám phá chủ đề mới. Cách tổ chức: -GV cho cả lớp hát bài Em yêu trường em. -Hỏi cả lớp:+ Cảm xúc của HS sau khi hát bài hát này? + Bạn nào không còn khó chịu khi buổi sáng bố mẹ gọi dậy đi học? + Vì sao em vui vẻ đến trường? + Vì sao chưa vui vẻ khi đi học? - HS trả lời, GV lắng nghe, động viên, khích lệ HS. - GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh? + Phía trên là hoạt động trong giờ chơi. + Bên dưới là giờ học với hình ảnh cô giáo đang giảng bài, các bạn HS đang giơ tay phát biểu với gương mặt vui vẻ. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: + Các bạn trong tranh có cảm xúc như thế nào khi tham gia các hoạt động ở trường? + Các em thích mình giống bạn nào trong bức tranh này? GV chốt: Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động trong một ngày ở trường, nhận biết và thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, biết được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ khi ở trường. *Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường - Mục tiêu: Giúp HS kể tên được các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường và xác định được hoạt động đó có ích lợi gì, mình thích nhất hoạt động nào. Cách tổ chức: Quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: + Tên các hoạt động diễn ra 1 ngày ở trường theo trình tự các bức tranh. + Các hoạt động khác ở trường của em ( nếu có) GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chốt đá GV hỏi:+ Trong các hoạt động đó, em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? + Trong các giờ học, em thích giờ học nào nhất? Vì sao? GV tổng kết ý kiến của HS, nêu ý nghĩa của các HĐ diễn ra trong 1 ngày và khuyến khích HS thực hiện giờ nào việc nấy. *Hoạt động 3: Thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Thông qua HĐ này, GV củng cố viêc thực hiện nhiệm vụ 2 trong SGK HĐTN 1. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 3. GV yêu cầu mở VBT HĐTN1, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Những bạn nào trong tranh học tập tích cực? Vì sao? +Những bạn nào học tập không tích cực? Vì sao? HS chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã làm trong giờ học tích cực trong tuần qua và những lợi ích của việc học tập mang lại. (VD: Tớ chăm chú nghe cô giảng nên tớ hiểu bài nhanh). GV đặt câu hỏi cho lớp chia sẻ trong nhóm: Em thực hiện những việc làm nào để giờ học tích cực? GV mời HS chia sẻ phần thảo luận của nhóm. GV rèn một số tín hiệu để quản lí hành vi để quản lí HS trong giờ học. VD: Khi cô để ngón tay lên miệng cả lớp giữ yên lặng. Cô gõ thước vào bảng tất cả chú ý nhìn lên bảng,... ( GV đưa các tín hiệu mà mình hay dùng với HS để HS hiểu và làm theo, để giờ học tích cực hơn,) GVchốt: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu, ghi chép bài cẩn thận, không nói chuyện riêng, không trêu chọc bạn, không ăn quà vặt, không ngủ gật, không mất tập trung và nhìn ra cửa sổ hay nằm bò ra bàn trong giờ học,gây ảnh hưởng đến lớp học, tích cực tham gia làm việc nhóm. 3.Củng cố, dặn dò: - Ở trường,em cảm thấy như thế nào? Trong các giờ học em thích giờ học nào nhất? vì sao? Em muốn thay đổi gì ở giờ học của cô để giờ học trở nên thú vị hơn? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. HS trả lời - Cả lớp hát. - HS trả lời + Một nhóm bạn đứng góc bên trái đang ngắm hoa và trò chuyện vui vẻ; + Ở giữa là nhóm các bạn nam và nữ đang chơi trò chơi dân gian “ Mèo đuổi chuột”; + Một nhóm bạn đứng góc bên phải đang thích thú nhìn các bạn chơi. + Tranh 1: Bố mẹ đưa con đến trường. + Tranh 2: Giờ học ở lớp + Tranh 3: Vui chơi trong ra chơi + Tranh 4: Giờ học chiều + Tranh 5: Giờ học ngoại khóa ( học võ). Tranh 6: Bố/ mẹ đón con khi tan học. HS thảo luận nhóm Đại diện HS trả lời + Những bạn trong tranh học tập tích cực: giơ tay phát biểu; những bạn chăm chú nghe giảng; những bạn đang ghi chép bài; Bạn đứng lên phát biểu. + Những bạn trong tranh học tập không tích cực: Ở dãy bàn bên trái: Hai bạn nam ngồi bàn cuối cùng đang nói chuyện riêng; bạn nữ ngồi bàn thứ 4 đang ăn quà vặt; bạn nam ngồi ở bàn thứ 3 đang ngủ gật. Ở dãy bàn bên phải: Bạn nam ngồi ở bàn cuối cùng đang không tập trung, lơ đãng nhìn ra ngoài của sổ; bạn nam ngồi ở bàn 4 đang nằm gục xuống bàn; bạn nam ở bàn 3 đang giật tóc trêu chọc bạn tr Tiết 2 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 10’ 5’ 13’ 3’ Ổn định : Kiểm tra bài cũ: Học an toàn, chơi vui vẻ. Em hãy kể những hoạt động thường diễn ra ở lớp? Để giờ học tích cực, em cần làm gì? GV nhận xét, tuyên dương. Bài mới: * Hoạt động 1: Thực hiện và chia sẻ những việc làm trong giờ ra chơi. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những việc nào nên làm và không nên làm trong giờ ra chơi. Cách tổ chức: Hướng dẫn nhóm lớn, chia sẻ nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 18/ 19 và trả lời các câu hỏi: + Những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm trong giờ ra chơi? + GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, góp ý. - GVyêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi: Những việc mà em thường làm trong giờ ra chơi; việc nào nên làm; việc nào không nên làm. -GV mời một số HS chia sẻ về việc mình đã làm trong giờ ra chơi và cảm xúc khi làm những việc đó. GV nhắc HS nên tham gia những hoạt động có tính vận động phù hợp, giao lưu trò chơi, thư giãn cùng các bạn, để tiết học sau hiệu quả hơn, vui vẻ hơn. - GV HD một số HS chưa biết cách hòa nhập cùng chơi với các bạn để các em tự tin, chủ động hơn tham gia vào hoạt động. - GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động có ích trong giờ ra chơi. GV quan sát và có phản hồi sau đó. *Hoạt động 2: Giữ an toàn khi ở trường - Mục tiêu: giúp HS nhận diện được những việc làm có thể gây ra nguy hiểm để từ đó tự bảo vệ bản thân và giữ an toàn khi ở trường. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 4. GV giao nhiệm vụ nhóm: Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh ở HĐ 1- nhiệm vụ 4 SGK/20 trả lời câu hỏi: + Vì sao các bạn trong tranh bị đau, bị ngã? + Nếu là các bạn trong tranh, em sẽ làm gì để giữ an toàn khi vui chơi? - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được giao. - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - GV giao nhiệm vụ lần 2: tương tự như lần 1 với các tranh ở HĐ 3SGK/21 với câu hỏi: + Việc làm trong tranh của các bạn trong tranh có thể gây ra những nguy hiểm gì? - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - GV hỏi cả lớp: + Tuần vừa qua, em đã thực hiện những việc làm nào đẻ tự bảo vệ bản thân? - GV dặn dò HS luôn giữ an toàn khi ra chơi và nhận xét về hoạt động. - Dặn dò HS thực hiện. *Hoạt động 3: Xử lý tình huống Mục tiêu: Giúp HS thể hiện được các kĩ năng xử lý tình huống liên quan đến việc thực hiện những việc làm cho giờ học vui vẻ và tự bảo vệ bản thân khi ở trường. Cách tổ chức: Sắm vai, thảo luận GV giao nhiệm vụ xử lý tình huống, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp nhất. GV nêu từng tình huống cho HS thảo luận và giải quyết: + Tình huống 1: Khi em đang đứng ở cổng trường chờ bố mẹ đến đón, có một bác mà em chưa từng gặp đến và nói: “ Bác là bạn cùng cơ quan với mẹ cháu, hôm nay mẹ cháu về muộn nên nhờ bác đưa cháu đến cơ quan”. Nếu là em, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Bạn ngồi cùng bàn với em mang bim bim đến lớp và để trong ngăn bàn, trong giờ học bạn ấy bóc ra và rủ em cùng ăn. Em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Trong giờ ra chơi, em nhìn thấy các bạn nô đùa và nhảy cả lên bàn ghế trong lớp, em sẽ làm gì? + Tình huống 4: Ở góc sân trường có một cây xoài, quả đã chín. Một bạn rủ em trèo cây để hái quả. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? GV cho HS thảo luận theo bàn về cách giải quyết và có thể yêu cầu HS sắm vai để xử lý tình huống. GV tổ chức cho HS sắm vai xử lý tình huống và yêu cầu các nhóm bổ sung. GV phân tích cách xử lý của HS và chốt lại cách xử lý phù hợp nhất. GV tiếp tục như vậy với các tình huống tiếp theo. ( GV có thể thay tình huống phù hợp với địa phương) Củng cố, dặn dò: *GDHS: Khi bị thấy bạn đau hoặc bạn – Em ngã ở trường, em sẽ làm gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. -Hát HS trả lời + Những việc nên làm trong giờ ra chơi: trò chuyện với bạn; chơi ô ăn quan; đá cầu; nhảy lò cò; tưới cây, nhổ cỏ,kể chuyện cho các bạn nghe. + Những việc không nên làm trong giờ ra chơi: đá bóng không đúng nơi quy định; ngồi trên lan can đọc sách; đứng một mình ở trong lớp; đứng trên lan can. + Các bạn trong tranh bị đau, bị ngã vì: Tranh 1: Một bạn HS chạy ở ngoài hành lang và va vào một bạn khác đi ngược chiều. Tranh 2: Bạn HS bị trượt chân khi chạy qua chỗ có vũng nước. Tranh 3: Bạn HS bị va đầu vào cửa sổ khi đi trên hành lang do không quan sát xung quanh. + Nếu là các bạn nhỏ trong tranh, em sẽ chú ý quan sát khi đi học. + HS trả lời: Tranh 1: 2 bạn có thể làm hỏng bàn ghế, bị ngã, bị đau, Tranh 2: Bạn nam có thể làm bẩn tường, bị ngã, nguy hiểm đến tính mạng. Tranh 3: Hai bạn có thể va vào các bạn khác, bị ngã, bị đau. HS thảo luận, sắm vai HS giải quyết vấn đề Tiết 3 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 3’ 13’ 15’ 3’ Ổn định: Kiểm tra bài cũ:Học vui vẻ, chơi an toàn Để giữ an toàn khi ở trường em cần phải làm gì? Em sẽ làm gì khi bạn em thấy có người lạ đón bạn em? GV nhận xét, tuyên dương. Bài mới: *Hoạt động 1: Nhìn lại tôi Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực, thực hiện những việc nên làm trong giờ ra chơi, tự bảo vệ bản thân khi ở trường và thông qua tự đánh giá, HS hiểu hơn về chủ đề. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân Yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 5 SGK/ 22. GV hướng dẫn và giải thích các nội dung tranh. GV đặt câu hỏi theo gợi ý từ tranh để HS có thể tự đánh giá, GV đặt câu hỏi: + Nếu HS có thực hiện thì giơ tay, nếu không thực hiện thì không giơ tay. + Các em có tích cực trong giờ học không?( VD: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu,) + Các em có tham gia chơi cùng các bạn trong giờ ra chơi không? + Khi đi lại các em có chú ý quan sát, giữ trật tự khi di chuyển không? GV tổng kết, động viên, khuyên khích HS. *Hoạt động 2: Thích gì, mong gì ở bạn. Mục tiêu: Giúp HS thông qua đánh giá của các bạn, thấy được sự tiến bộ của bản thân, thực hiện được những việc làm phù hợp trong giờ học, trong giờ chơi, biết giữ an toàn chơi và bảo vệ bản thân. Cách tổ chức: nhóm 3-4 người GV giao nhiệm vụ nhóm: Lần lựợt theo chiều kim đồng hồ, mỗi HS nói một việc mà bạn kế bên đã làm tốt để giờ học tích cực, một việc bạn làm có ích và an toàn trong giờ ra chơi. GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm, GV quan sát, điều chỉnh. GV yêu cầu nhóm chia sẻ theo vòng tròn ngược lại, nói một điều mình mong muốn bạn thay đổi hoặc cố gắng hơn. GV hỗ trợ HS cách hoàn thiện những điều mà bạn được mong chờ điều chỉnh và tiến bộ hơn. GV khen ngợi, động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của HS. Củng cố, dặn dò: - GDHS: Để giờ học tích cực em cần làm gì ở nhà, ở lớp? Em mong gì những bạn còn hạn chế? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. -Hát + Tranh 1: hăng hái trong giờ ra chơi, tích cực trong giờ học. + Tranh 2: Chơi cùng bạn +Tranh 3: Chú ý quan sát, giữ trật tự khi di chuyển. HS thảo luận nhóm HS chia sẻ Em cần chuẩn bị bài ở nhà, cần phát biểu bài, cần chú ý nghe giảng Tiết 4 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 3’ 13’ 15’ 3’ 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: Học an toàn, chơi vui vẻ. Em có thích lớp học sôi nổi, tích cực không? Vì sao? Để giờ học tích cực, em cần làm gì? GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Khảo sát những điều HS làm được - Mục tiêu: Giúp GV đánh giá HS về mức độ thực hiện những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, giữ an toàn khi vui chơi và thực hiện những việc làm tự bảo vệ bản thân. Cách tổ chức: HD nhóm lớn - GV nêu các việc đã làm đượcvà yêu cầu HS giơ thẻ ngôi sao theo mức độ thực hiện. + Màu xanh: thường xuyên thực hiện + Màu vàng: thỉnh thoảng thực hiện + Màu đỏ: chưa thực hiện - GV cho HS làm vào bảng tự đánh giá. - GV quan sát, ghi những trường hợp đặc biệt. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi, khuyến khích HS tiếp tục rèn luyện. *Hoạt động 2: Luôn giữ an toàn, vui vẻ cho bản thân Mục tiêu: giúp HS bước đầu có ý thức về việc rèn luyện tiếp theo để rèn luyện bản thân. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân GV cho HS nói dự định rèn luyện tiếp theo để hoàn thiện bản thân. + Em sẽ làm gì để giờ học tích cực hơn? + Em sẽ làm gì để giờ chơi bổ ích và an toàn hơn? Hướng dẫn HS cách lập kế hoạch theo dõi sự tiến bộ của bản thân. ( VD: Trang trí bảng dự định thay đổi như một bản cam kết và treo lên góc học tập, hằng ngày đánh dấu vào những việc mình đã làm được). Thường xuyên chia sẻ với người thân, bạn bè, thầy cô giáo về những việc em đã làm được trong dự định của mình. Yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Thực hiện những việc làm phù hợp trong giờ học, giờ chơi. Tự bảo vệ bản thân khi vui chơi ở trường. Tích cực tham gia các hoạt động ở trường, lớp. GV động viên, khuyến khích và tôn trọng kế hoạch HS. Phối hợp cùng phụ huynh theo dõi, điều chỉnh quá trình thực hiện của HS. 4.Củng cố, dặn dò: -GDHS làm bảng nội quy, bảng trang trí lớp học chơi vui vẻ, học an toàn. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo. HS hoạt động cá nhân và trả lời
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_2_hoc_vui_ve_choi.docx