Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016

KHOA HỌC

Tiết 11: Một số cách bảo quản thức ăn

I. MỤC TIÊU : 

1.KT: - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.

- Nắm được những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.

- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.

2. KN: - HS có kĩ năng bảo quản thức ăn

3. TĐ: - Giáo dục ý thức luôn luôn bảo quản thức ăn và tuyên truyền cho mọi người trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Hình trang 24, 25 , các loại rau, đồ khô.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 

- Thế nào là thực phẩm sạch và rau an toàn?

- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

- Vì sao hàng ngày càn ăn nhiều rau và quả chín.

- GV nhận xét, tuyên dương

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn

*Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn

doc 39 trang Huy Khiêm 30/09/2023 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016
TUẦN 6
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2015.
SÁNG
KHOA HỌC
Tiết 11: Một số cách bảo quản thức ăn
I. MỤC TIÊU : 
1.KT: - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
- Nắm được những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
2. KN: - HS có kĩ năng bảo quản thức ăn
3. TĐ: - Giáo dục ý thức luôn luôn bảo quản thức ăn và tuyên truyền cho mọi người trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Hình trang 24, 25 , các loại rau, đồ khô.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là thực phẩm sạch và rau an toàn?
- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Vì sao hàng ngày càn ăn nhiều rau và quả chín.
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn
*Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn
*Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 24, 25-SGK và thảo luận: 
+ Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình. 
- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận.
- Nêu các cách bảo quản thức ăn? Gia đình em sử dụng những cách nào để bảo quản ?
*GV chốt: cách bảo quản thức ăn.
 - Tiến hành thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
+ phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS liên hệ
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
*Mục tiêu: Giải thích được cở sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: GV giảng cho HS: Các thức ăn tươi có nhiều nước và chất dinh dưỡng ® môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển.Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu ® cần bảo quản.
- Bước 2: GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- Bước 3: Cho học sinh làm bài tập.
- GV kết luận: 
+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e.
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d.
- Khi chọn thức ăn để bảo quản cần chọn ntn? Các TĂ đó có bảo quản giống nhau không? Vì sao?
- HS nghe.
- HS thảo luận, trả lời theo nhóm 4.
+ Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
+ Làm thức ăn khô để vi sinh vật không phát triển được.
- HS đọc thầm bài tập 
- HS nêu ý kiến.
- Nhắc lại.
- Chọn thức ăn tươi, ngon,...bảo quản không giống nhau...
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số các cách bảo quản thức ăn ở nhà
*Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Cho HS tìm hiểu, thảo luận theo câu hỏi.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Gọi một số HS trình bày, các em khác bổ sung và học tập lẫn nhau.
- Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản ta phải chú ý điều gì?
- GV chốt kiến thức: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu như: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
IV. CỦNG CỐ
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn?
- ích lợi của việc bảo quản thức ăn?
- Nhận xét tiết học, nhắc HS vận dụng bài học trong bữa ăn hàng ngày và chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- HS thực hiện.
VD: Phơi khô, ướp lạnh, ướp muối,...
- HS kể
- HS nhận xét, bổ sung
- Phải chọn thức ăn còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa,.. sau đó rửa sạch và để ráo nước.
- HS nhắc lại
- HS đọc lại
- HS trả lời
- HS nghe và thực hiện
TOÁN
Tiết 26: Luyện tập
I. MỤC TIÊU: 
1.KT: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
2. KN: - Rèn kĩ năng xem biểu đồ.
3. TĐ: - Giáo dục học sinh tính chính xác và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ vẽ biểu đồ trong bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm miệng BT1 (SGK)
- Biểu đồ này là biểu đồ hình gì? Có những lớp nào tham gia trồng cây?
- Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Bài 1:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
- Quan sát biểu đồ cho biết biểu đồ biểu diễn gì ?
- Muốn tính được số m vải của mỗi tuần ta dựa vào đâu ?
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm bài
- Tổ chức nhận xét, chữa bài
- Cho HS giải thích
- GV hỏi thêm:
+ Cả bốn tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
+ Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
*Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh, tác dụng của biểu đồ.
Bài 2: Treo biểu đồ
- Cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán
- Biểu đồ biểu diễn gì ?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
+ Cột dọc biểu diễn gì ?
+ Khoảng cách từ 0 đến 3 biểu diễn mấy ngày
+ Cột ngang biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV cho HS nhận xét và chữa bài.
- Hỏi thêm:
+ Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn trung bình số ngày mưa của 3 tháng mấy ngày?
+ Hãy so sánh số ngày mưa của tháng 7 với tổng số ngày mưa của tháng 8 và tháng 9.
*Củng cố cách đọc biểu đồ
Bài 3:(nếu còn thời gian)
- Gọi HS đọc đầu bài
- GV treo bảng phụ biểu đồ bài 3
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ
- Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ
- Tổ chức chữa bài
IV. CỦNG CỐ
- Nêu cách đọc biểu đồ? Tác dụng của biểu đồ?
- GV chốt nội dung tiết học; dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- 1 HS đọc đề bài
- Biểu đồ hình cột, các lớp tham gia: 4A, 4B, 5A, 5B, 5C
- HS nêu số cây trồng được của mỗi lớp
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài
- ...Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
- ....Chú giải
- 1HS làm bài trên bảng phụ. Lớp nhận xét, bổ sung
- HS giải thích
- HS đưa ra cách tính nhanh khi quan sát biểu đồ.
- HS quan sát, đọc tên biểu đồ
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài
- Số ngày có mưa trong 3 tháng năm 2004
- Tháng 7,8,9
- Số ngày
- 3 ngày
- Tháng
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng: 1 HS làm câu a,b; 1 HS làm câu c
a. Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b. 15 - 3 = 12 (ngày)
c. Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
18 - 12 = 6 ( ngày )
- ...bằng nhau : 18 ngày
- HS đọc yêu cầu
 - HS trả lời
- HS nêu tên biểu đồ
- HS vẽ biểu đồ bằng bút chì vào SGK
- HS trả lời
- HS nghe và thực hiện
*************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca.
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Đọc với giọng kể chẫm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung của bài : Nỗi dằn vặt của An- Đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quí, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc đối với lỗi lầm của bản thân. (TL được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh.
3. TĐ: - Giáo dục học sinh tính trung thực. Ứng xử lịch sự, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc + Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo” và nêu nội dung bài.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
- Gọi HS đọc bài
- YCHS chia đoạn
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đoạn
+ Lần 1: Đọc nối tiếp đoạn kết hợp phát hiện, luyện phát âm
+ Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó : dằn vặt
- 1HS đọc to trước lớp.
- HS chia 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầuđến mang về nhà.
Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo theo đoạn.( 2 lượt HS đọc ). 
- HS phát hiện từ khó: An – đrây – ca, khóc nấc lên, nức nở, dằn vặt, 
Chú ý câu: 
+ Đọc lời ông với giọng mệt nhọc “Bố khó thở lắm!....”
- Luyện cá nhân
+ Nghỉ hơi đúng: "Chơi 1 lúc cửa hàng/ mua thuốc/ rồinhà."
- Luyện cá nhân
- YCHS đọc theo cặp.
- TC thi đọc theo cặp.
- Học sinh đọc theo cặp 1 lượt.
- Giáo viên đọc mẫu: giọng trầm buồn, xúc động, thể hiện rõ lời nhân vật.
- Lớp theo dõi.
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1 và TLCH câu hỏi sau:
- 1 HS đọc.
+ Khi câu chuyện xảy ra An- đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
- Lúc đó An- đrây – ca 9 tuổi, sống với mẹ và ông
+ Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu bé như thế nào?
-  nhanh nhẹn đi ngay.
- An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn.  mang về. 
* Nêu ý của đoạn 1?
- Ý 1: An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc .
+ Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
+ Thái độ của cậu lúc đó thế nào ?
+ Cậu oà khóc, kể cho mẹ nghe. 
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- An-đrây-ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết
* Nêu ý của đoạn 2 ?
- Ý 2: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
- Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là người thế nào?
- là người yêu thương ông, trung thực và có trách nhiệm.
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Nhận xét cách đọc
- 2HS và phát cách đọc hay.
- GV treo bảng phụ chép đoạn: “Bước vào phòngra khỏi nhà.”
- YCHS đọc
- Giáo viên HD và chốt cách đọc.
- TC thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, đánh giá.
- 1HS đọc
- Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay, các từ cần nhấn giọng : hoảng hốt, khóc nấc, qua đời, an ủi, oà khóc, không có lỗi.
- 2 – 3 HS thi đọc.
- HD đọc phân vai.
- TC thi đọc phân vai.
- 4 học sinh đọc toàn bài (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An - đrây- ca).
- Nhận xét, khen HS
IV. CỦNG CỐ
- Nếu đặt tên khác cho truyện em sẽ đặt tên cho câu chuyện là gì ?
- Chú bé An - đrây- ca; Tự trách mình;
Chú bé trung thực.
- Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca cho chúng ta biết điều gì về cậu bé?
- Nỗi dằn vặt của An- Đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quí, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc đối với lỗi lầm của bản thân
- Nhận xét tiết học.
**********************************
CHÍNH TẢ (N – V)
Tiết 6: Người viết truyện thật thà
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Nghe - viết đúng và trình bày sạch sẽ bài chính tả : Người viết truyện thật thà. Trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b, hoặc bài tập do giáo viên soạn.
2. KN: - Rèn học sinh có ý thức viết chữ đẹp.
3. TĐ: - Giáo dục học sinh tính trung thực và lòng tự trọng.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ chép sẵn nội dung các BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ
- YCHS viết các từ: Lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, non nước.
- 3HS viết bảng
- Lớp viết nháp - nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung truyện.
- Gọi học sinh đọc truyện.
- 2HS
- Nhà văn Ban-dắc có tài gì ?
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
- Trong cuộc sống ông là người thế nào ?
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- YCHS viết lại các từ khó.
- HS đọc và tìm những từ khó viết: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn.
- 2HS viết bảng, lớp viết nháp.
c.Hướng dẫn trình bày.
- Khi viết lời nói của các nhân vật chúng ta viết thế nào?
- Những từ nào cần viết hoa?
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. 
- Chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng.
d Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài.
- HS nghe – viết.
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Đổi vở, tự soát lỗi cho nhau.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS
- YCHS thảo luận nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
xắp lên xe sắp lên xe
 về xớm về sớm
 cho mà sem cho mà xem
- Chấm 1 số bài chữa của HS, nhận xét. 
Bài 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu . 
- 1HS
- YCHS thảo luận nhóm tìm từ láy có chứa âm s hoặc x.
- HS thảo luận nhóm: Sum suê, san sát, xanh xao, xinh xinh, xào xạc, xanh xanh, sung sướng, 
- Gọi các nhóm trình bày KQTL 
- Nhận xét, đánh giá.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
IV. CỦNG CỐ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
**********************************
CHIỀU
ĐỊA LÍ
Tiết 6: Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên: 
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. 
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. 
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bản đồ địa lí VN 
- Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I/.Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
- Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
- GV nhận xét, đánh giá.
III/ Bài mới 
1 Giới thiệu bài GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
a / Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng 
Hoạt động 1: Làm viêc cả lớp 
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN: giới thiệu TN là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên cao thấp xếp tầng lên nhau. 
- Dựa vào bảng số liệu xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
Hoạt động 2 :
- GV giới thiệu nội dung về 4 cao nguyên:
+ Cao nguyên Đắk Lắc: thấp bề mặt bằng phẳng nhiều sông suối đồng cỏ đất phì nhiêu.
+ Cao nguyên Kon Tum: rộng bằng phẳng có chỗ giống đồng bằng thực vật chủ yếu là cỏ.
+ Cao nguyên Di Linh: gồm những đồi lượn sóng phủ lớp đất đỏ ba dan.
+ Cao nguyên Lâm Viên: Địa hình phức tạp có nhiều núi cao, thung lũng sâu, sông suối có khí hậu mát lạnh.
b / Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô 
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
- Buôn Mê Thuộc mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa, là những mùa nào?
- Mô tả mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên.
- Dặn HS học thuộc bài học SGK và xem bài sau.
- 2 HS trả lời
- HS nhắc lại 
- HS quan sát lược đồ 
- 2 –3 em chỉ vào lược đồ, đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam 
- HS chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ hình 1 SGK. 
- Đắk Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
- Cả lớp lắng nghe 
- HS dựa vào mục 2 và bảng số liệu trả lời 
- Mùa mưa vào càc tháng: 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mùa khô vào các tháng 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12.
- Có hai mùa rỏ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên .
************************************
KỂ CHUYỆN
Tiết 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU
1. KT : - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đó nghe, đó đọc, nói về lòng tự trọng. Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
- HS nêu được ý nghĩa câu chuyện. Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
2. KN: - Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh.
3. TĐ: - Có ý thức rèn luyện bản thân trở thành người có lòng trung thực và thói quen ham đọc sách.
II. CHUẨN BỊ
 GV và HS sưu tầm những câu chuyện về lòng tự trọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh kể 1 câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện.
- 2HS.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Giáo viên gạch chân các từ: được nghe, được đọc, lòng tự trọng.
- 2HS
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- 4HS đọc gợi ý SGK
- Thế nào là lòng tự trọng ?
- Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng ?
- Em đọc câu chuyện đó ở đâu ?
- Là coi trọng phẩm giá của mình.
- Sự tích dưa hấu, Buổi học thể dục, Sự tích chim cuốc...
- Đọc ở SGK, truyện đọc...
- YCHS đọc kĩ yêu cầu 3.
- Giáo viên treo các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ ND câu chuyện đúng chủ đề
+ Khuyến khích những câu chuyện ngoài SGK
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điều bộ, cử chỉ
+ Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện
- 2 HS.
b. Kể chuyện theo nhóm 
- YCHS kể lại truyện theo nhóm 4
- HS thực hiện kể chuyện theo nhóm 4.
c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện.
- TC thi kể chuyện, đặt câu trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét giọng kể, cách đặt câu hỏi của từng học sinh.
- 3 – 4 HS thi kể
- Tổ chức nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- Nhận xét. Bình chọn về câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương học sinh đạt giải.
IV. CỦNG CỐ
- Nhận xét tiết học. Khuyến khích học sinh nên tìm truyện đọc.
- Dặn dò Hs kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
********************************************************
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2015
Chiều: 
TOÁN
Tiết 27: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU: 
1. KT: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được một thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
2. KN: Rèn kĩ năng xác định giá trị của các chữ số trong số tự nhiên. So sánh số tự nhiên, đọc biểu đồ hình cột. Xác định năm, thế kỉ.
3. TĐ: - HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ vẽ biểu đồ BT3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách đọc biểu đồ? Tác dụng của biểu đồ?
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài
- Tổ chức nhận xét, chữa bài
- Cho HS đọc số 
- Muốn tìm số liền trước của một số em làm như thế nào?
- Tìm số liền trước của 10 000
- Nêu các tìm số liền sau của một số.
- Tìm số liền sau của 99 999
- Yêu cầu HS đọc số phần c rồi nêu giá trị chữ số 2 trong mỗi số 
- Giá trị của một chữ số trong số tự nhiên phụ thuộc vào đâu?
*Củng cố cách tìm số liền trước, liền sau của một số, giá trị của chữ số trong một số tự nhiên.
Bài 3 (a,b,c): 
- GV treo bảng phụ, biểu đồ bài tập 3
- Bài tập yêu cầu gì?
- Biểu đồ biểu diễn gì?
- Cho HS trao đổi nhóm, điền các ý a, b, c rồi trình bày.
*Củng cố cách đọc biểu đồ hình cột.
- Muốn tìm số TBC của nhiều số em làm thế nào?
Bài 4 (a,b) 
- 1 thế kỷ = ... năm?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Tổ chức nhận xét, chữa bài
- Nêu cách xác định 1 năm nào đó thuộc thế kỉ nào?
*Chốt về cách xác định một năm thuộc thế kỉ nào
IV. CỦNG CỐ
- Cho HS nêu cách so sánh số tự nhiên?
- Nêu cách đọc biểu đồ hình cột?
- Nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung 
- HS trả lời
- 1HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm vào vở
- 2 HS viết bảng lớp.
 a. 2 835 918 b. 2 835 916
- HS đọc số
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nêu miệng
- HS trả lời
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS quan sát biểu đồ và trao đổi nhóm đôi nối tiếp nhau nêu k/q.
- HS trả lời, tính nhanh nêu KQ phần d.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp
- HS nhận xét và giải thích
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
**********************************
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: Bày tỏ ý kiến (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. KT: - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường.
2. KN: Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
3.TĐ: - Giáo dục học sinh có thói quen biết quan tâm chia sẻ, tôn trọng người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BT đạo đức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Trẻ em có quyền tham gia ý kién của mình về những vấn đề gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài giảng: 
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm " Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa".
- GV cho HS xem tiểu phẩm do 1 số bạn trong lớp đóng. 
+ Các nhân vật : Hoa, Bố Hoa, Mẹ Hoa.
+ Nội dung : Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
- Hướng dẫn thảo luận : 
+ Em có ý kiến nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa ? 
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? 
Þ GV kết luận.
*Hoạt động 2: Trò chơi " Phóng viên"
- Cách chơi: Một số bạn xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi ở bài tập 3.
- Bạn hãy gt bài hát, bài thơ bạn thích?
- Kể 1 truyện bạn thích?
- Người bạn yêu quý nhất là ai?
- Sở thích của bạn, điều quan tâm của bạn hiện nay?
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ.
® GV kết luận chung.
IV. CỦNG CỐ
- Bạn hãy giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích?
- Bạn hãy kể về một truyện mà bạn thích?
- Nhắc nhở HS thực hành theo ND bài học; chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của
- 3 HS lên bảng trình diễn.
- Cả lớp theo dõi tiểu phẩm.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung chất vấn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nghe.
- HS thực hiện
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS thực hiện
- HS nghe và thực hiện
********************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 11: Danh từ chung - danh từ riêng
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Hiểu được khái niệm danh từ chung, danh từ riêng. 
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
2. KN: - Rèn cho học sinh biết cách viết hoa danh từ riêng.
3. TĐ: - Học sinh có ý thức viết đúng danh từ riêng khi viết chính tả hoặc khi làm văn.
II. CHUẨN BỊ
 Bản đồ tự nhiên VN (có sông Cửu Long), tranh ảnh vua Lê Lợi. + Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Danh từ là gì ? Cho ví dụ ?
- Học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi, nhận xét. 
- GV nhận xét, khen HS nhớ nội dung bài cũ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 phần nhận xét.
- 2HS
- YCHS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
- HS thảo luận, tìm từ theo yêu cầu.
a, sông b, sông Cửu Long
c, vua d, Lê Lợi
- Nhận xét và giới thiệu trên bản đồ TNVN: sông Cửu Long và vua Lê Lợi.
- HS chỉ lại con sông Cửu Long trên bản đồ.
- Gọi HS đọc yêu cầu 2.
- 1HS 
- YCHS thảo luận nhóm đôi, so sánh sự khác nhau của 4 từ vừa tìm được.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
KL: + Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
- HS lắng nghe, nhắc lại
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 3.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. 
- Cách viết các từ trên có gì khác nhau ? (So sánh a với b)
- Tên chung chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ 1 dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa
- So sánh c với d
- Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến vua không viết hoa. tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi được viết hoa.
* Từ bài tập trên, em rút ra kết luận gì?
- DT riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
- GVKL: Danh từ riêng chỉ người, địa 
danh cụ thể luôn phải viết hoa.
3. Ghi nhớ
- Thế nào là danh từ chung? Danh từ riêng? Lấy ví dụ?
- HS trả lời.
- Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
- HS.
- YC HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- YCHS lấy ví dụ về danh từ riêng và danh từ chung.
4. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu . 
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- YCHS thảo luận nhóm , ghi kết quả ra bảng nhóm.
- Thảo luận theo nhóm và làm bài trên bảng nhóm.
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả .
- 1Học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét - bổ sung.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
+ Danh từ chung : núi, sông, dòng, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dây, nhà, trái, phải, giữa, trước
+ Danh từ riêng : Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
+ Tại sao xếp từ « dãy » vào danh từ chung ?
- Vì « dãy » là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau.
+ Tại sao từ « Thiên Nhẫn » lại là danh từ riêng ?
- Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa.
- Cả lớp làm VBT, 1 HS lên bảng làm.
- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Họ và tên bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Họ và tên các bạn là DT riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
IV. CỦNG CỐ
- Tiết học hôm nay học nội dung gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dăn học sinh tự tìm: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh.
- 2 – 3 HS nhắc lại
*****************************************************
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
SÁNG
TOÁN
Tiết 28: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. 
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. 
- Tìm được số trung bình cộng.
2.KN: - Rèn kĩ năng so sánh số tự nhiên, đọc biểu đồ hình cột, đổi đơn vị đo thời gian. Giải bài toán về tìm số TBC.
3. TĐ: HS thấy hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ
Phiếu bài tập (cá nhân).
Bảng phụ vẽ biểu đồ bài 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- YCHS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng.
- 2HS
Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
1 Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: - Gọi Hs nêu y/c..
- 2HS
- Phát phiếu bài tập, y /c HS làm bài trong 5 phút.
- HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- YCHS đối chéo phiếu bài tập rồi chấm điểm cho nhau.
- Đáp án: D, B, D, C, C
Bài 2: - Gọi HS nêu y/c.
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ lên bảng.
- 2HS
- HS quan sát
- YCHS quan sát biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi bên dưới vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả kết hợp chỉ biều đồ để giải thích.
- Nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách xem biểu đồ.
- HS làm vào vở.
- HS thực hiện y/c.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra.
IV. CỦNG CỐ
Nhắc nhở học sinh về ôn tập chương 1. 
Nhận xét giờ học.
********************************
TẬP ĐỌC
Tiết 12: Chị em tôi
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ có sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho HS.
3. TĐ: - GD lòng tự trọng, tính trung thực cho học sinh. Giáo dục cho học sinh sự cảm thông, khả năng tự nhận thức, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc + Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc lại truyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca và TLCH của truyện.
- 4 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, khen HS đọc tốt và hiểu nội dung bài.
B, Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi Hs đọc bài
- Bài có thể chia thành mấy đoạn
- 1HS đọc bài.
- chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1: Dắt xe ra cửa.......cho qua.
- Đoạn 2: Cho đến một hôm.....nên người.
- Đoạn 3: Từ đó....đến tỉnh ngộ.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn.
+ Lần 1: Luyện đọc đoạn đoạn kết hợp tìm dễ đọc sai, luyện phát âm cho HS.
+ Lần 2: Luyện đọc đoạn + giải nghĩa từ khó + luyện đọc câu:
- HS tìm từ khó đọc : lễ phép, lần nói dối, tặc lưỡi, giận dữ, năn nỉ, sững sờ
 Thỉnh thoảng,/ hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi,/ làm cho tôi tỉnh ngộ.
- HS luyện đọc.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- TC thi đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc. 
- GV đọc mẫu: giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
- Lớp theo dõi.
b. Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1và TLCH
- 1 HS 
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô xin phép ba đi học nhóm
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. - ...vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.
- Đoạn 1 nói về điều gì?
- Cô chị đã nói dối ba nhiều lần.
- Gọi HS đọc đoạn 2 và TLCH
- 1 HS đọc.
+ Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?
- Cô em bắt chước cô chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, vờ làm như không thấy chị.
+Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
- Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi 
- Đoạn 2 có nội dung gì?
- Cô em đã giúp cô chị tỉnh ngộ
- Gọi HS đọc đoạn 3
- 1 HS đọc 
+Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ?
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình.
- Ý của đoạn 3 nói gì?
- Cô chị không bao giờ nói dối nữa.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- ..chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình
 c. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại bài.
- 3HS nối tiếp đọc lại bài.
- GV treo bảng phụ chép đoạn: "Cho đến một hôm....nên người."
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS phát hiện từ ngữ cần nhấn giọng.
- YCHS đọc bài theo cách phân vai.
- 2 nhóm HS đọc toàn bài theo cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc phân vai
- Tổ chức nhận xét.
- 2 – 3 nhóm thi đọc
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất.
IV. CỦNG CỐ
- Vì sao chúng ta không nên nói dối?
- Vì nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình
- Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tiết sau: "Trung thu độc lập"
- Hai chị em .
- Cô bé ngoan.
- Cô chị biết hối lỗi.
********************************
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11: Trả bài văn viết thư
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư.(đúng ý,

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2015_2016.doc