Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016
KHOA HỌC
Tiết 33: Ôn tập học kì I
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Ôn tập các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Tính chất của không khí và nước; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
2. TĐ: - Có ý thức bảo vệ môi trường nước, bầu không khí chung và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, không khí trong cuộc sống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016
TUẦN 17 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015. SÁNG KHOA HỌC Tiết 33: Ôn tập học kì I I. MỤC TIÊU: 1. KT: Ôn tập các kiến thức về: - Tháp dinh dưỡng cân đối. - Tính chất của không khí và nước; thành phần chính của không khí. - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 2. TĐ: - Có ý thức bảo vệ môi trường nước, bầu không khí chung và vận động mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, không khí trong cuộc sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập: HĐ1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng: - Giáo viên chia nhóm 4, phát hình vẽ tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện. - GV gọi đại diện nhóm nêu kết quả bài làm - Tổ chức nhận xét, thống nhất kết quả - GV nêu câu hỏi 2 SGK - Cho HS ghi nhanh kết quả ra bảng con - Tổ chức nhận xét - Nêu các thành phần của không khí. Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người? - GV cho HS vẽ sơ đồ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV cho HS lên vừa chỉ sơ đồ vừa nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. *Củng cố: - Tháp dinh dưỡng cân đối - Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hoạt động 2: Triển lãm. - Yêu cầu học sinh cho các bạn trưng bày những tranh ảnh sưu tầm được theo chủ đề. - Giáo viên đánh giá nhận xét. *Củng cố về vai trò của nước và không khí. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động (Đối với HS có năng khiếu) *GV không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng tham gia vẽ tranh, triển lãm. - Giáo viên yêu cầu cho học sinh vẽ tranh cổ động theo nhóm. - Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp. IV. CỦNG CỐ - Nêu tính chất của không khí, nước? - Vai trò của không khí, nước trong sinh hoạt? - Liên hệ ý thức giữ gìn môi trường nước sạch và bầu không khí trong lành - GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Không khí cần cho sự cháy - Các nhóm thi đua hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối. - Các nhóm trình bày sản phẩm. - Các nhóm khác nhận xét Ăn hạn chế: Muối (dưới 300 muối) ăn ít: đường (dưới 500 g đường) - HS tự liên hệ với bản thân về việc ăn uống của mình đã theo tháp dinh dưỡng cân đối. - HS suy nghĩ, ghi kết quả ra bảng con - Lớp chữa bài thống nhất kết quả: A - HS trả lời - HS vẽ vở, một HS vẽ trên bảng - HS nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bài vẽ - 3, 4 HS lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung - Nhóm trưởng thuyết minh tranh của nhóm mình. - Lớp nhận xét - HS chú ý chủ đề và thực hành vẽ. - Một bạn giới thiệu tranh của nhóm - HS nêu - HS trả lời - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ********************************** TOÁN Tiết 81: Luyện tập I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. Biết chia cho số có ba chữ số. 2. KN: - Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số. 3. TĐ: - Học sinh thấy hứng thú học toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 34562 : 123 89 726 : 105 - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Nêu cách đặt tính, cách tính, cách ước lượng thương - GV nhận xét, tuyên dương 2. Luyện tập: Bài 1(a): Đặt tính rồi tính: - Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? - Yêu cầu HS làm bài - Nêu cách đặt tính, cách tính, cách ước lượng thương - Tổ chức nhận xét, chữa bài - GV lưu ý HS cách ước lượng thương *Củng cố cách đặt tính, cách tính chia cho số có ba chữ số. Bài 3(a): Gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn tính được chiều rộng của sân bóng em làm thế nào? Vì sao? - Yêu cầu HS làm bài, chấm một số vở HS. - Chữa bài, nhận xét. Củng cố cách tính cạnh HCN khi biết diện tích. IV. CỦNG CỐ - Nêu cách tính chia cho số có 3 chữ số - Nêu thứ tự mỗi lần chia - Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung - 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, lớp làm nháp - HS nhận xét - HS nêu - HS xác định yêu cầu - HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng a. 157 ; 234 (dư 3) ; 405 (dư 9) - HS nhận xét - HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả. - 1 HS đoc - HS phân tích bài toán + lấy diện tích chia cho chiều dài vì diện tích HCN = dài x rộng. - Lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. - Đối chiếu, nhận xét bài của bạn trên bảng. - HS nêu - HS nêu - HS nghe và thực hiện ************************************* TẬP ĐỌC Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng I. MỤC TIÊU 1.KT: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: - GD HS cách nhìn thế giới một cách tự nhiên, vô tư. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS đọc phân vai truyện “Trong quán ăn “Ba Cá bống”. Sau đó TLCH: Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện? 4HS thực hiện y/c. - Nhận xét, đánh giá HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài - Bài chia thành mấy đoạn? - 1HS đọc thành tiếng. - Bài chia thành 3 đoạn: Đoạn 1: ở vương quốc........ nhà vua. Đoạn 2: Nhà vua....... vàng rồi. Đoạn 3: Chú hề tức tốc..... khắp vườn. - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt). + Lần 1: LĐ nối tiếp + Giáo viên sửa lỗi phát âm, + Lần 2: LĐ nối tiếp + giải nghĩa từ và hướng dẫn ngắt giọng câu khó: - Học sinh đọc tiếp nối theo trình tự. - Nhưng ai chúa không thể thực hiện được/vì mặt trăng ở rất xa/và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. - Chú hứa cô/nhưng cô phải cho biết/mặt trăng to bằng chừng nào. + Vời có nghĩa gì? - YCHS luyện đọc theo nhóm đôi. - TC thi đọc giữa các nhóm. - Vời có nghĩa là: cho mời người dưới quyền. - HS luyện đọc theo nhóm. - 2 – 3 nhóm thi đọc - Giáo viên đọc mẫu. - HS chú ý lắng nghe. b) Tìm hiểu bài - YCHS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi: - 1 học sinh đọc thành tiếng. + Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa? + Công chúa bị ốm nặng. + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + ... mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng. + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? + Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? + Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được +Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? + Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp nghìn lần đất nước của nhà vua. - Đoạn 1 nói lên điều gì? - Công chúa muốn có mặt trăng nhưng các vị đại thần không làm cách nào có được. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: - 1 học sinh đọc thành tiếng. + Nhà vua đã than phiền với ai? + Nhà vua than phiền với chú hề + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? + Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng - Đoạn 2 cho em biết điều gì? - ý 2: Mặt trăng của nàng công chúa. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm + Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa? - Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn....đeo vào cổ. + Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó? - vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. - Nội dung chính của đoạn 3 là gì? - Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “mặt trăng” như cô mong muốn. - Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì? - Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn c) Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa) - 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Giới thiệu đoạn văn cần đọc “ Thế làbằng vàng rồi”. - Luyện đọc theo cặp. * Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn. - 3 lượt học sinh thi đọc. - Nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Nhận xét tiết học. ********************************** CHÍNH TẢ Tiết 17: Mùa đông trên dẻo cao I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “Mùa đông trên dẻo cao”. Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt l/n. Giúp học sinh cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. 2. KN: - Rèn tính cẩn thận, cách trình bày bài cho học sinh. 3. TĐ: - GD HS ý thức tìm hiểu một số phong tục tập quán của người dân miền núi. từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ - Phiếu ghi nội dung bài tập 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - YCHS viết các từ sau: ra vào, gia đình, cặp da, cái giỏ, rung rinh, gia dụng.... - Nhận xét, đánh giá. - 3HS viết bảng, lớp làm nháp. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả. a) Tìm hiểu về nội dung đoạn văn. - Gọi học sinh đọc đoạn văn. - 1HS - Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với dẻo cao? - Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, .cuối cùng đã lìa cành. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn để luyện viết. - Rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, quanh co, sạch sẽ, khua lao xao ... c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết. - HS nghe - viết. d) Soát lỗi và chấm bài. - Học sinh đổi chéo bài soát lỗi. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: a) Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 2HS làm bảng, lớp làm VBTTV: loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng - Gọi HS nhận xét, sửa bài. - HS thực hiện y/c. - Nhận xét, chốt lời giải đúng - YCHS lấy thêm ví dụ về các từ có tiếng chứa âm đầu l/n. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng - YCHS làm bài - Gọi HS chữa bài. - 2HS làm bài, lớp làm VBT: Giấc mộng - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhấc chàng - đất - lảo đảo - thật dài - nắm tay. - Nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh ghi nhớ chính tả. ********************************** CHIỀU ĐỊA LÍ Tiết 17: Ôn tập học kì I I. MỤC TIÊU Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì: - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. - HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu về các vùng và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ địa lí VN III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: trung tâm chính, trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hoá, khoa học của cả nước. - GV nhận xét, đánh giá. III / Ôn Tập HS dựa vào kiến thức các bài đã học để trả lời câu hỏi : - Những nơi cao của HLS có khí hậu như thế nào? - Nêu tên một số dân tộc ít người ở HLS. - Đồng bằng Bắc bộ do những con sông nào bồi đắp? - Trình bày những đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ? - Em hãy kể về nhà ở và làng của người dân đồng bằng Bắc Bộ? - Kể tên những lễ hôi nỗi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết? - Kể tên những cây trồng và vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ? - Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? - Kể tên một sồ nghề thủ công của người dân đồng bắng Bắc Bộ? - Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm? GV nhận xét câu trả lời chốt lại ý đúng. IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc bài chuẩn bị thi học kì I - 2 HS trả lời - 3 HS trả lời. - Có khí hậu lạnh quanh năm? - HS nêu - Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. - Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển. - Nhà được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân vườn ao, làng có nhiều nhà, sống quây quần bên nhau. - Hội chùa Hương hội liêm hội Gióng .. - Trồng chủ yếu cây lúa nuôi nhiều lợn gi cầm - Do điều kiện tự nhiên thuận lợi . - Nghề gốm , lụa , chiếu , chạm bạc ********************************** KỂ CHUYỆN Tiết 17: Một phát minh nho nhỏ I. MỤC TIÊU 1. KT: - Hiểu được nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Nêu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích. 2. KN: - Rèn kĩ năng nói cho học sinh. 3. TĐ: - GD học sinh có những mơ ước để trinh phục, khám phá thế giới xung quanh mình. II. CHUẨN BỊ. - Tranh minh hoạ trang 167 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS kể 1 câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - 2HS Lắng nghe. 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Giáo viên kể. - Giáo viên kể lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật. - Giáo viên kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ. - Học sinh lắng nghe lời kể của giáo viên, phân được được lời nhân vật, cách kể .. b) Kể trong nhóm. - Yêu cầu học sinh kể trong nhóm 4, giáo viên giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS kể theo nhóm, bổ sung cho nhau để thống nhất có 1 lời kể và nội dung tốt nhất c) Kể trước lớp. - Giáo viên YC HS thi kể tiếp nối. - 2 lượt HS thi kể, mỗi HS kể về nội dung của 1 bức tranh. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - 1 học sinh kể. - Khuyến khích dưới lớp đưa ra những câu hỏi cho bạn kể. - Học sinh đặt câu hỏi với bạn. - Theo bạn, Ma-ri-a là người như thế nào? - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Bạn học tập ở Ma-ri-a đức tính gì? - Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma-ri-a không?... - Giáo viên nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ******************************************************** Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015 Chiều: TOÁN Tiết 82: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Thực hiện phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số. Biết đọc thông tin trên biểu đồ. 2. KN: - Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh. 3. TĐ: - HS thấy hứng thú học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ BT1, biểu đồ BT4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính: 56143 x 234 67200 : 80 98751 : 35 78654 : 123 - Nêu cách đặt tính, cách tính, cách nhẩm thương - Tổ chức nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương 2. Luyện tập: Bài 1: GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - Tổ chức nhận xét, chữa bài. - Phần a : + Cột 1 cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Nêu cách tìm + Cột 2, 3 yêu cầu tìm gì? Nêu cách tìm thừa số chưa biết - Phần b : + Cột 1 cho biết gì? Yêu cầu tìm gì ? Nêu cách tìm + Cột 2 yêu cầu tìm gì? Em tìm như thế nào? + Cột 3 cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Em làm thế nào để tìm số bị chia? - Bài 1 củng cố lại kiến thức gì? *Củng cố về cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính nhân, chia Bài 4: Treo biểu đồ - Gọi HS đọc tên biểu đồ. - Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần. - GV nêu lần lượt từng câu hỏi - Yêu cầu HS giải thích - GV cùng HS thống nhất kết quả. - Tuần nào bán nhiều nhất, tuần nào bán ít nhất? Là bao nhiêu cuốn sách? IV. CỦNG CỐ - Tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - Nêu cách tìm số chia và số bị chia? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 2 - 4 HS thực hiện bảng lớp, lớp làm vào vở nháp - HS nêu - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bằng bút chì vào SGK - HS nối tiếp lên điền số thích hợp vào ô trống - HS nhận xét + ..cho biết 2 thừa số, phải tìm tích, ta lấy thừa số nhân với thừa số. + muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết + cho số bị chia và số chia. Muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia. + tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương. +muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. + ..tìm các thành phần chưa biết của phép nhân và phép chia. + Biểu đồ Số sách bán được trong bốn tuần. - HS trả lời - HS dựa vào biểu đồ trả lời - HS giải thích, nhận xét - HS trả lời + ..tuần 2 bán được nhiều nhất, tuần 1 bán được ít nhất. - HS nêu - HS nêu - HS nghe và thực hiện ********************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 17: Yêu lao động (tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Biết được giá trị của lao động - Học sinh yêu mến đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động 2. KN: - HS tích cực tham gia lao động ở gia đình nhà trường, cộng đồng phù hợp với khả năng của mình. 3. TĐ: - HS biết yêu lao động, phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Nội dung bài tập đọc Làm việc thật là vui III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu lao động đem lại lợi ích gì? - ở nhà em đã làm gì để giúp gia đình? - GV nhận xét, tuyên dương HS 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài : 2.2. Dạy bài mới: *HĐ1: Làm việc theo nhóm đôi (BT5, SGK) - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - GV mời một vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình. *HĐ2: Trò chơi: Hãy nghe và đoán - Giáo viên phổ biến luật chơi - Chia lớp làm 2 đội Cho một đội đưa ra ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao nói về lao động chăm chỉ cần cù, đội kia đọc câu tục ngữ, ca dao đó và ngược lại - Giáo viên tiểu kết, khen ngợi đội thắng cuộc *HĐ3: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ. (BT3,4,6, SGK) - Yêu cầu học sinh kể về các tấm gương yêu lao động như: Bác Hồ, các anh hùng lao động, các bạn trong lớp. - Mời HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được - GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. - Đó là công việc hay nghề nghiệp gì? - Lí do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó - Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? - Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì? *Kết luận chung: - Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. - Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả ngăng của bản thân. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK IV. CỦNG CỐ Những người yêu lao động là những người như thế nào? - Nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau ôn tập và thực hành kỹ năng cuối học kỳ I. - HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi. - Lớp thảo luận, nhận xét. - Học sinh lắng nghe - Thi tìm các câu tục ngữ, ca dao và nêu ý nghĩa - Học sinh nối tiếp kể trước lớp - HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một nghề nghiệp trong tương lai mà em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được - Lớp nhận xét - Học sinh trình bày - Học sinh nghe - 2 HS đọc ghi nhớ SGK - HS trả lời - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ******************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 33: Câu kể Ai làm gì? I. MỤC TIÊU 1.KT: - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ). Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); Viết được đoạn văn kể về việc đã làm trong đó có sử dụng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III) 2. KN: - Rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh. 3. TĐ: - Học sinh thấy hứng thú học tập. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn trong bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 3 học sinh lên bảng viết câu kể tự chọn theo các đề tài ở BT2. - 3 học sinh viết bảng lớp. - Gọi học sinh dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là câu kể? - 2 HS - Nhận xét, đánh giá. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu nhận xét Bài 1, 2: ( GV đưa bảng phụ) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2HS - Làm mẫu câu: Người lớn đánh trâu ra cày . Chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày Chỉ người hoặc hoạt động: người lớn - 1 HS đọc - Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - HS thảo luận nhóm đôi - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét - hoàn thành phiếu. - Nhận xét - kết luận lời giải đúng. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng - Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì? - Là câu: Người lớn làm gì? - Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi như thế nào? - Hỏi: Ai đánh trâu ra cày? - Gọi học sinh đặt câu hỏi cho từng câu kể. - YCHS giải thích cách làm. - 2 học sinh thực hiện. - Vì các câu trên thuộc câu kiểu Ai làm gì? -> Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai làm gì? thường có 2 bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì? con gì?) gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì gọi là vị ngữ. - Lắng nghe. * Câu kể Ai làm gì? thường gồm những bộ phận nào? Trả lời theo ý hiểu. 3. Ghi nhớ - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Gọi học sinh đặt câu kể theo kiểu Ai làm gì? - Học sinh tự đặt câu theo yêu cầu - nhận xét câu của bạn đặt. 4. Luyện tập Bài 1: ( GV treo bảng phụ) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - Đoạn văn gồm có mấy câu. - 1HS. - 4 câu - YCHS làm bài - Gọi HS nêu kết quả. - YCHS giải thích cách làm. Tại sao câu 1 lại không phải câu kể Ai làm gì? - HS làm vào vở bài tập - Câu 2, 3, 4 là câu kể Ai làm gì? - HS nêu: Đây chỉ là câu kể, nó chỉ nêu ý kiến, nhận xét của người viết. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. - HS lớp chữa bài vào vở. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - 1HS - Yêu cầu học sinh tự làm bài. GV HD HS Chủ ngữ viết tắt ở dưới là CN, vị ngữ viết tắt ở dưới là VN. Ranh giới giữa CN và VN có dấu / - 3 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở. - Gọi học sinh chữa bài. Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét kết luận lời giải đúng Chữa bài nếu sai. Câu 1: Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân CN VN Câu 2: Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ đẻ gieo cấy mùa sau. CN VN Câu 3: Chị tôi / đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. CN VN - Để xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? ta cần làm gì? - Nhận xét, củng cố cách xác đinh bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - HDHS: Khi viết đoạn cần có câu mở đoạn, kết đoạn. - Xác định bộ phận “Ai”, bộ phận “làm gì” - 1HS - Yêu cầu học sinh tự làm bài, GV hướng dẫn các em gặp khó khăn. - 2 HS viết vào bảng phụ. HS tự viết bài vào vở, gạch chân bằng bút chì dưới những câu kể Ai làm gì? 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi vở cho nhau để chữa bài. - Gọi học sinh đọc bài. - Tổ chức nhận xét. - Nhận xét, đánh giá HS 3 đến 5 học sinh trình bày. IV. CỦNG CỐ - Câu kể Ai làm gì? có những bộ phận nào? cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. ***************************************************** Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015 SÁNG TẬP ĐỌC Tiết 34: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bài “Có rất nhiều mặt trăng” và nêu nội dung của bài. - 2HS - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: - Lắng nghe 2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Gọi Hs đọc bài - Bài chia thành mấy đoạn? - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn truyện (3 lượt học sinh đọc). + Lần 1: LĐ nối tiếp + GV sửa lỗi phát âm. + Lần 2: LĐ nối tiếp + giải nghĩa từ và HD ngắt giọng câu khó -1HS đọc bài - Bài chia thành 3 đoạn: Đoạn 1: Nhà Vua rất...đều bó tay. Đoạn 2: Mặt trăng.... chuyển ở cổ. Đoạn 3: Làm sao.... khỏi phòng. - Học sinh đọc theo trình tự Nhà Vua .bệnh, nhưng/ngài lập tức lo lắng vì đêm đó / mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy ...// - giọng công chúa nhỏ dần nhỏ dần. + Lần 3: LĐ và nhận xét - YCHS đọc theo nhóm đôi - Tổ chức thi đọc nhóm - HS đọc theo nhóm bàn - Giáo viên đọc mẫu. Chú ý cách đọc. - HS lắng nghe. b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Nhà vua lo lắng về điều gì? + Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học để làm gì? + Vì sao các vị đại thần , các nhà khoa học lại không giúp đượ nhà vua? - HS thành tiếng, lớp lắng nghe. +....vì đêm đo mặt trăng sẽ sáng, cô sẽ nhận ra....ốm trở lại. + ....để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng. + Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được. - Nội dung chính của đoạn 1 là gì? - Nỗi lo của nhà vua. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : + Chú hề đặt câu hỏi về hai mặt trăng cho công chua để làm gì? + Công chúa đã trả lời thế nào? - 1 học sinh đọc thành tiếng. + ....để dò hỏi công chúa nghĩ gì thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sang trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ. + Khi ta mất một chiếc răng.... - Đoạn 2 nói về điều gì? - Suy nghĩ ngây thơ của công chúa. - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời. - Đọc và trả lời câu hỏi 4 theo ý hiểu của mình - Đại ý của bài nói gì? - Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa ) - 3 học sinh phân vai cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc (như đã hướng dẫn) - Treo bảng chép đoạn” Làm saonàng đã ngủ.” - Luyện đọc trong nhóm. *Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn - 3 học sinh thi đọc. - Nhận xét, đnáh giá IV. CỦNG CỐ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao? Nhận xét tiết học. ******************************** TOÁN Tiết 83: Dấu hiệu chia hết cho 2 I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Giúp HS nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Nhận biết được số chẵn và số lẻ 2. KN: - HS biết vận dụng để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 3. TĐ: - HS tích cực trong giờ học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phép chia hết? - Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân, chia 2. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 2. Dạy bài mới 2.1.Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Yêu cầu HS nêu VD về các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2, viết thành hai cột trong vở. - Gọi HS đọc nối tiếp - GV ghi bảng - GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2. - Lấy ví dụ về các số chia hết cho 2 - GV chốt và kết luận: Số chia hết cho 2 có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8... - Cho HS chú ý đến cột ghi các số không chia hết cho 2 để thấy được đặc điểm của số không chia hết cho 2 - GV chốt - Lấy VD về các số không chia hết cho 5 2.3. GV giới thiệu cho HS về số chẵn và số lẻ - GV nêu cho HS biết: Các số chia hết cho 2 được gọi là số chẵn - Nêu ví dụ về số chẵn? - Cho HS nêu khái niệm nữa về số chẵn: Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn. - Các số không chia hết cho 2 là số lẻ. Nêu ví dụ về số lẻ ? - Cho HS nêu khái niệm về số lẻ: Các số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ. 2.4. Thực hành: Bài 1: Gọi HS đọc đề bài - Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào? - Gọi HS đọc lại các số đã cho - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV theo dõi, giúp HS còn gặp khó khăn - Tổ chức nhận xét - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 - Những số như thế nào thì không chia hết cho 2? *Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài - Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét vở HS - Tổ chức nhận xét, chữa bài *Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 IV. CỦNG CỐ - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Lấy ví dụ số chia hết cho 2 và số không chia hết cho 2? - Các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì? - GV nhận xét giờ học. - HS nêu VD về các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2, viết thành hai cột trong vở. - HS nối tiếp nêu - HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2: + Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. - HS nối tiếp nêu VD: 14, 56, 102... - Vài HS nhắc lại. - HS nêu: Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2. - Vài HS nhắc lại. - HS nêu VD : 31, 513 , 789 , 1587 - HS lấy VD về số chẵn - HS nhắc lại - HS lấy VD về số chẵn - HS nhắc lại - HS đọc đề bài - HS xác định yêu cầu - HS đọc - HS làm bài vào SGK bằng bút chì - Vài HS đọc bài làm và giải thích - HS trả lời - những số có tận cùng là số lẻ không chia hết cho 2. - HS đọc đề bài - HS xác định yêu cầu - HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp - Vài HS đọc bài làm và giải thích : + Các số chia hết cho 2 : 98 ; 1000 ; 7536 ; 5782 + Các số còn lại không chia hết cho 2. - HS nêu - HS nêu ******************************** TẬP LÀM VĂN Tiết 33: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I. MỤC TIÊU 1. KT: - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ). Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2). 2.KN: - Rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh. 3. TĐ: - Yêu thích đồ vật, có ý thức giữ gìn đồ vật. II. CHUẨN BỊ Bài văn cây bút máy viết sẵn trên bả
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2015_2016.doc