Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016
KHOA HỌC
Tiết 31: Không khí có những tính chất gì?
I. MỤC TIÊU:
1. KT: - HS tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí : trong suốt, không màu, không mùi, không vị , không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, bơm bóng...
2. KN: - Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm phát hiện, chứng minh 1 số tính chất của không khí.
3.TĐ: - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 65
- Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa, cốc, một số quả bóng bay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó .
- Nêu định nghĩa về khí quyển ?
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
HĐ1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016
TUẦN 16 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015. SÁNG KHOA HỌC Tiết 31: Không khí có những tính chất gì? I. MỤC TIÊU: 1. KT: - HS tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí : trong suốt, không màu, không mùi, không vị , không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, bơm bóng... 2. KN: - Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm phát hiện, chứng minh 1 số tính chất của không khí. 3.TĐ: - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung. II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 65 - Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa, cốc, một số quả bóng bay III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó . - Nêu định nghĩa về khí quyển ? - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài HĐ1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí. - GV cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi : + Trong cốc có chứa gì? + Em nhìn thấy không khí không? Vì sao? + Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi, vị gì? - GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi : + Em ngửi thấy mùi gì? Đó có phải là mùi của không khí không? - Đôi khi ta ngửi thấy hương thơm hay 1 mùi khó chịu, đó có phải là mùi không khí không ? Ví dụ? - Vậy không khí có t/c gì? *Chốt: Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. HĐ2: Phát hiện hình dạng của không khí - GV cho HS thổi bóng bay trong vòng 2 phút. + Mô tả hình dạng của quả bóng vừa thổi. + Cái gì làm cho những quả bóng bay căng phồng lên? + Các quả bóng này có hình dạng như thế nào? + Điều đó chứng tỏ hình dạng của không khí như thế nào? - Nêu ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định? *GV kết luận: không khi không có hình dạng nhất định. HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí: - GV cho HS quan sát hình vẽ 2,3 SGK mô tả lại thí nghiệm SGK - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo SGK (Bơm kim tiêm, bơm quả bóng) - Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có tính chất gì? - GV kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. + Trong thực tế con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì? - GV nhận xét IV. CỦNG CỐ - Không khí có những tính chất gì? - Liên hệ ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành. - GV nhận xét giờ học. Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau: Không khí gồm những thành phần nào ? - HS quan sát - Không khí - Không nhìn thấy gì vì không khí trong suốt, không màu. - Không mùi , không vị - Mùi thơm, đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí. - Không - Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. - 2-3 HS nhắc lại - HS thực hành theo nhóm (4HS) thổi bóng. - HS thảo luận nhóm: + Không khí được thổi vào quả bóng + Có hình dạng khác nhau: to, nhỏ.. + Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng vật chứa nó. - HS tìm một số VD khác: Các chai to, nhỏ khác nhau... - HS nêu lại - HS quan sát hình vẽ, 2 HS mô tả lại thí nghiệm SGK/65 - HS làm thí nghiệm theo nhóm, trình bày những hiện tượng xảy ra ở hình 2b, c theo sự hướng dẫn gợi mở của GV - HS trả lời. - 3,4 HS đọc - Bơm bóng bay, bơm lốp xe đap, xe máy, xe ô tô, bơm phao bơi... - HS nêu - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ********************************** TOÁN Tiết 76: Luyện tập I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số, giải toán có lời văn. 2. KN: - Rèn kỹ năng làm tính chia và giải toán. 3. TĐ: - HS yêu thích môn học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính : 42785 : 5 301849 : 7 - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Nêu cách đặt tính, cách tính, cách ước lượng thương - GV nhận xét, tuyên dương 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài : b. Luyện tập : Bài 1 (dòng 1, 2): Đặt tính rồi tính: - Cho HS thảo luận nhóm đôi làm 2 phép tính ở dòng thứ nhất: 4725 : 15, 35136 : 18 - Gọi 1 nhóm lên bảng chữa bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở 2 phép tính còn lại rồi gọi 2 HS lên bảng làm. Nhận xét một số vở. - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Nêu cách đặt tính, cách tính - Nêu cách ước lượng thương - GV lưu ý HS cách ước lượng thương *Củng cố cách đặt tính, cách tính chia cho số có hai chữ số. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét vở HS - Tổ chức nhận xét, chữa bài *Củng cố cách giải toán có lời văn bằng phép chia cho số có hai chữ số IV. CỦNG CỐ: - Nêu các bước chia cho số có hai chữ số? - Nêu cách tìm số trung bình cộng? - Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Thương có chữ số 0 - 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, lớp làm nháp - HS nhận xét - HS nêu - HS đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi làm bài, mỗi bạn làm 1 phép tính rồi nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - 2 HS lên chữa bài, lớp nhận xét. - Lớp làm bài vào vở, 2 HS trên bảng chữa bài - HS nhận xét, vài HS thực hiện miệng lại phép chia ở mỗi phần - HS nêu - 2 HS đọc đề bài - HS trả lời - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. Bài giải 1050 viên gạch hoa thì lát được số mét vuông nền nhà là: 1050 : 25 = 42 (m2) Đáp số: 42 m2 - HS nhận xét - .... đặt tính rồi thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải. - ...ta lấy tổng của các số chia cho số số hạng - HS nghe và thực hiện ************************************* TẬP ĐỌC Tiết 31: Kéo co I. MỤC TIÊU 1. KT: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. - Hiểu nội dung bài: kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ, tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm. 3. TĐ: - GD học sinh ý thức tìm hiểu và bảo tồn các trò chơi của dân tộc ta. II. CHUẨN BỊ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - 2HS. - Nhân xét, đánh giá HS B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài 2)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài - Bài chia thành mấy đoạn? - 1HS đọc bài. - Bài chia thành 3 đoạn: Đoạn1: Kéo co....đến bên ấy thắng. Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp....xem hội. Đoạn 3: còn lại - Gọi 3 HS nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). + Lần 1: LĐ nối tiếp + GV sửa lỗi phát âm, + Lần 2 : LĐ nối tiếp + giải nghĩa từ và sửa cách ngắt giọng câu: (treo bảng phụ) - Học sinh thực hiện yêu cầu. Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, ..... nữ. Có năm /bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. - YCHS đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Nhận xét, đánh giá. - 2 học sinh đọc thành tiếng. - HS thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên đọc mẫu, chú ý cách đọc. b, Tìm hiểu bài. - Yêu cầu đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc thành tiếng. HS đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi. + Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? - Kéo co phải có hai đội, số người 2 đội bằng nhau...... - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Cách thức chơi kéo co. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi - 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? - Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui... - Đoạn 2 giới thiệu điều gì? - Giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - Gọi học sinh đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi : - 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? - Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng - Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? - Những trò chơi dân gian: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, - Đoạn 3 nói về điều gì? - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. - Nội dung chính của bài là gì? - Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. c) Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc thích hợp. - Treo bảng phụ chép đoạn : "Hội làng.. xem hội". - YCHS luyện đọc theo nhóm đôi. - TC thi đọc diễn cảm. - HS quan sát. - Nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ + Em hãy nêu nội dung của bài. - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân. - ...Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. ********************************** CHÍNH TẢ Tiết 16: Kéo co I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn từ: “Hội làng Hữu ... thành thắng.” Trong bài “Kéo co”. Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước, có âm đầu r/d/gi. 2. KN: - Rèn kĩ năng trình bày cho học sinh. 3. TĐ: - Học sinh yêu thích trò chơi dân gian. II. CHUẨN BỊ Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS viết: Trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh ... - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn văn. - Gọi HS đọc đoạn viết . - 1HS. - Cách chơi kéo ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ? - Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng. b) Hướng dẫn viết từ khó - 1 HS viết bảng, lớp viết nháp. - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn để luyện viết. - HS tìm từ và luyện viết: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài. d) Soát lỗi và chấm bài. - GV đọc cho HS soát lỗi. - HS đổi chéo vở để soát lỗi. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: a) Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1HS. - YCHS thảo luận theo nhóm đôi để tìm từ. - HS thảo luận nhóm đôi, 2 nhóm làm vào bảng phụ: nhảy dây, múa rối, giao bóng - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS thực hiện y/c. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh ghi nhớ chính tả viết lại các từ vừa tìm được. ********************************** CHIỀU ĐỊA LÍ Tiết 16: Thủ đô Hà Nội I. MỤC TIÊU - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được Thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ). - HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu về các vùng và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ địa lí VN III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? - Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm? - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - GV nhận xét, đánh giá. III/ Bài giảng Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc. - GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam. - Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội? - Cho biết Hà Nội giáp với các tỉnh nào? Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Dựa vào vốn hiểu biết và SGK trả lời câu hỏi - Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? - Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) - Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính + Trung tâm kinh tế lớn + Trung tâm văn hoá, khoa học - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...) Bài học SGK IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô HN - GV nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc bài và xem bài sau. - 2 HS trả lời - Lắng nghe. - Quan sát. - HS chỉ vị trí - Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. - Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan - Nhà của xuống cấp , đường phố hẹp - Nhà của được xây dựng khang trang, phố rộng - Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV. - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước - Công nghiệp, thương mại, giao thông - Viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng - HS tự nêu Vài HS đọc - HS trình bày ********************************** KỂ CHUYỆN Tiết 16: Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia I. MỤC TIÊU 1. KT: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. 2. KN: - Rèn kĩ năng nói cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh tình yêu và biết giữ gìn đồ chơi của mình. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ chép gợi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ. - 2HS lên kể, lớp nhận xét bạn kể. - Nhận xét, đánh giá B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài. - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. - YCHS : Câu chuyện kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em. - Lắng nghe. b) Gợi ý kể chuyện: - Gọi HS tiếp nối nhau đọc gợi ý và mẫu. - 3HS - Khi kể, nên dùng từ xưng hô như thế nào? - Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể. - Xưng hô: mình, tôi - HS giới thiệu. c) Kể chuyện: - Kể trong nhóm: + Yêu cầu HS kể trong nhóm, giáo viên đi hướng dẫn các nhóm có gặp khó khăn. + Tổ chức thi kể + HS tiến hành kể trong nhóm, góp ý, sửa lỗi cho nhau. + 2 – 3 nhóm thi kể. Học sinh thi đua kể, theo dõi câu chuyện bạn kể, đặt câu hỏi (dạng chất vấn) theo những tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh viết lại câu chuyện đã kể, chuẩn bị bài sau.. ******************************************************** Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2015 Chiều: TOÁN Tiết 77: Thương có chữ số 0 I. MỤC TIÊU: 1. KT: - HS biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập. 2. KN: - Rèn kĩ năng tính toán 3. TĐ: - HS tự giác tích cực trong giờ học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính: 35136 : 18 18408 : 52 - Nêu cách đặt tính, cách tính, cách nhẩm thương - Tổ chức nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị - GV ghi bảng: 9450 : 35 = ? - Yêu cầu HS đặt tính và tính - GV chốt ghi: 9450 : 35 = 270 - GV cho HS nêu các bước thực hiện - GV hướng dẫn để HS tìm ra điều cần chú ý trong lần chia thứ ba. GV lưu ý: ở lần chia thứ ba ta có 0 chia cho 35 được 0, viết chữ số 0 ở vị trí thứ ba của thương. 2.3. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục - GV ghi bảng : 2448 : 24 = ? ( Tiến hành các bước tương tự như trên) - Lần chia thứ hai cần chú ý gì? - GV lưu ý: ở lần chia thứ hai ta có 4 chia cho 24 được 0, viết chữ số 0 ở vị trí thứ hai của thương. - GV chốt cách thực hiện phép chia thương có chữ số 0 2.4. Luyện tập: Bài tập 1(dòng 1, 2): Đặt tính rồi tính: - Bài có mấy yêu cầu? Nêu các yêu cầu đó. - Yêu cầu làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng - Tổ chức nhận xét, chữa bài. - Nêu cách đặt tính, cách tính chia cho số có hai chữ số. - Nêu cách ước lượng thương - Phép chia nào có dư? Tìm số dư lớn nhất, bé nhất có thể có trong phép chia đó. - Bài 1 củng cố lại kiến thức gì? *Củng cố cách đặt tính, cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn biết trung bình mỗi phút máy bơm bơm được bao nhiêu lít nước ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét vở HS - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Hãy đặt một đề toán khác tương tự *Củng cố cách giải toán có lời văn IV. CỦNG CỐ - Nêu cách chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - GV nhận xét giờ học - Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Chia cho số có ba chữ số. - Lắng nghe, ghi vở - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở nháp 9450 35 245 270 000 - HS chia theo thứ tự từ trái sang phải. Mỗi lần chia phải thực hiện qua 3 bước - HS thực hiện vào vở nháp, 1 HS lên bảng thực hiện - 4 < 24 nên 4 : 24 được 0 - HS ghi nhớ - HS đọc yêu cầu - HS trả lời - 4 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp - HS nhận xét, thực hiện miệng kiểm tra kết quả - HS đổi chéo vở nháp kiểm tra - HS nêu - HS nêu - HS trả lời - 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - ta đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút Sau đó lấy 97200 : 72 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp - HS nhận xét - HS nêu - HS nêu ********************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 16: Yêu lao động I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Bước đầu biết được giá trị của lao động. - Giáo dục HS tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. 2. TĐ: - HS biết yêu lao động, phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II . CHUẨN BỊ - Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về lao động III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo? - Em cần làm gì để tỏ lòng kính trọng thầy, cô giáo? - GV nhận xét, tuyên dương HS 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Dạy bài mới: *Liên hệ bản thân - Ngày hôm qua em đã làm được những công việc gì? - Giáo viên nhận xét, tiểu kết *Hoạt động 1: Phân tích truyện: Một ngày của Pê-chi-a - GV đọc lần thứ nhất. - Gọi HS đọc truyện - Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện? + Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào khi chuyện xảy ra? + Nếu em là Pê-chi-a em có làm như bạn không? - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt - GV kết luận: cơm ăn, áo mặc, sách vở, đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn. - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc bài Làm việc thật là vui - Trong bài em thấy mọi người làm việc như thế nào? Hoạt động 2: Làm bài tập 1- SGK - GV chia nhóm, nêu yêu cầu cho từng nhóm làm việc. - Gọi các nhóm trình bày kết quả TL. - GV kết luận về biểu hiện của yêu lao động, lười lao động. *Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 2- SGK) - GV chia lớp thành các nhóm 6 giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai tình huống. - Gọi các nhóm lên đóng vai - Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? Ai có cách khác ? - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống. - GV kết luận. IV. CỦNG CỐ - Yêu lao động đem lại lợi ích gì? - Ở nhà em đã làm gì để giúp gia đình? - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Yêu lao động (tiếp) - HS nối tiếp trình bày - HS theo dõi - HS nghe. - 1 HS đọc lại. - Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi thảo luận - Học sinh nghe - 3 - 4 HS đọc ghi nhớ. - 1 em đọc bài - Học sinh trình bày - HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS nghe. - Các nhóm 6 thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận về cách ứng xử của các nhóm. - HS trả lời - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ******************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 31: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3). 2. KN: - HS có kĩ năng tìm từ. 3. TĐ: - Hiểu được tác dụng của các trò chơi dân gian. II. CHUẨN BỊ Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT1, BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS đặt câu hỏi. Một câu với người trên. Một câu với bạn. Một câu với người ít tuổi hơn mình. - 3 học sinh lên bảng thực hiện lớp làm nháp. - Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần phải chú ý điều gì? - 2HS - Nhận xét, đánh giá. B, Bài mới 1) Giới thiệu bài 2) HD làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1HS. - YCHS hoạt động trong nhóm 4 hoàn thành phiếu và giới thiệu với bạn về trò chơi mà em biết. - 2 nhóm làm vào bảng phụ. - Treo bảng phụ, các nhóm nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS giải thích cách làm. - Nhận xét bổ sung. - Nhận xét , kết luận lời giải đúng - Học sinh chữa bài (nếu sai) Trò chơi rèn luyện sức mạnh Kéo co, vật Trò chơi rèn luyện sự khéo léo Nhảy dây, lò cò, đá cầu Trò chơi rèn luyện trí tuệ ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - 1 HS đọc thành tiếng. - Phát phiếu và bút cho nhóm 2 học sinh . YC HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. - HS thảo luận làm bài vào phiếu và vào VBT. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét - bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Chơi với lửa Ở chọn nơi chơi chọn bạn Chơi diều đứt tay Chơi dao có ngày đứt tay. Làm một việc nguy hiểm. x Mât trắng tay x Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ. x Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống. x Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. Và nhắc học sinh: - HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn. + Xây dựng tình huống. + Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn. - Gọi học sinh trình bày. - 3 cặp học sinh trình bày. - Nhận xét. - Chữa bài. a) Em sẽ nói với bạn:”ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu nên chọn bạn mà chơi. b) Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi: đừng có “chơi với lửa” thế!”. Em sẽ bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy. - Gọi học sinh đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ... - YCHS tìm thêm các câu tụ ngữ khác. 2 học sinh đọc. - HS thực hiện y/c: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng;..... IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh xem lại bài và chuẩn bị bài mới. ***************************************************** Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2015 SÁNG TẬP ĐỌC Tiết 32: Trong quán ăn “Ba cá bống” I. MỤC TIÊU 1. KT: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô, Ba-ra-ba, lại nốc lắm rượu, đếm đi đếm lại. Bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm bắt chú. 2. KN: 3. TĐ: - Giáo dục HS tinh thần dũng cảm, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Học sinh thực hiện yêu cầu - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài - Gọi 1 học sinh lên giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết - Lớp nhận xét đánh giá - Nhận xét, khen HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài - YCHS chia đoạn - 1HS - Bài chia thành 3 đoạn Đoạn1: Biết là Ba-ra-ba.... lò sưởi này Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét..... Các-lô ạ. Đoạn 3: Vừa lúc ấy...... mũi tên - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). + Lần 1: LĐ nối tiếp + Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm. + Lần 2: LĐ nối tiếp + giải nghĩa từ + sửa cách ngắt giọng cho học sinh. - HS luyện đọc từ khó: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô, Ba-ra-ba, lại nốc lắm rượu - YCHS đọc nhóm đôi - HS luyện đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc - 2 – 3HS thi đọc. - Giáo viên đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi . - 1 học sinh đọc thành tiếng. + Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? - Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu. - Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận và TLCH - Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật? - ..chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn... - Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? - Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo cho Ba-ra-ha ném bình xuống sàn vỡ tan...chú lao ra ngoài. - Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú? - HS thực hiện y/c. - Truyện nói lên điều gì? - Nhờ trí thông minh, Bu-ra-ti-no đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu c) Đọc diễn cảm - Gọi 4 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, Cáo A-li-xa) - 4 HS đọc thành tiếng. HS theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. - Treo bảng phụ đoạn văn “Cáo lễ phép....mũi tên”. - YCHS luyện đọc theo nhóm - HS phát hiện cách ngắt hơi, nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn và toàn bài. - 3 lượt học sinh thi đọc. - Nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS tìm đọc truyện."Chiếc chìa khoávàng" hay "Chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô". ******************************** TOÁN Tiết 78: Chia cho số có ba chữ số I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số. - Áp dụng để tính giá trị của biểu thức và giải toán về trung bình cộng. 2. KN: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia. 3. TĐ: - HS yêu thích môn học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS thực hiện 11780 : 42 34567 : 69 - 2HS làm bảng, lớp làm vào vở. - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Giảng bài: 2.1: HD HS thực hiện phép chia: Ví dụ 1: 1944 : 162 = ? - Học sinh đọc phép chia - nhận xét phép chia cho số có 3 chữ số. 1944 162 0324 12 00 - GV nhận xét, chữa bài - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của phép chia. Học sinh đặt tính và tính 1 HS làm bảng. Lớp làm vở. - Là phép chia hết. Ví dụ 2: 8469 : 241 = ? - Cách làm tương tự ví dụ 1, lưu ý cách ước lượng thương của các lần chia. - Nhận xét : đây là phép chia có dư * Muốn chia cho số có 3 chữ số ta làm như thế nào? - Học sinh trả lời. 2.2: Luyện tập: Bài 1a:- Gọi HS đọc yêu cầu. - 1HS - YCHS làm bài - 2 học sinh làm bảng. Lớp làm vở. - Gọi HS nêu cách đặt tính rồi nhận xét, chữa bài - YCHS đổi chéo vở để kiểm tra. - Học sinh thực hiện chia và nêu kết quả. - HS thực hiện yêu cầu. - GV nhận xét, chữa bài. - Trong phép chia 2120 : 424 nếu gấp số chia lên 2 lần thì thương thay đổi như thế nào? - Nhận xét, củng cố. - ...giảm đi 2 lần. Bài 2b: - Gọi Hs nêu y/c. - 1HS - Yêu cầu học sinh làm bài - 1HS làm bảng, lớp làm vào vở. 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 = 87 - YCHS nêu cách tính giá trị biểu thức - Thực hiện từ trái qua phải. * Còn cách tính nào khác? - Học sinh nêu cách làm khác 8700 : 25 : 4 = 8700 : (25 x 4) = 8700 : 100 = 87 - Trong cách tính trên em đã áp dụng tính chất nào? - Nhận xét, củng cố - Chia một số cho một tích. - Nếu số bị chia không đổi tăng số chia thì thương số sẽ thay đổi như thế nào? - HS trả lời.....Thương số sẽ giảm. IV. CỦNG CỐ - Hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài tiết sau. ******************************** TẬP LÀM VĂN Tiết 31: Luyện tập giới thiệu địa phương. I. MỤC TIÊU 1. KT: - Dựa vào bài tập đọc “Kéo co”, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. 2. KN: - Rèn kĩ năng nói và kĩ năng giao tiếp (thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp), Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. TĐ: - Yêu mến trò chơi của địa phương mình. II. CHUẨN BỊ Tranh (ảnh) một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình. Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì? - 2HS - Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn. - Nhận xét, đánh giá. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. HS luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS. - Gọi HS đọc bài tập đọc "Kéo co" - 1 HS - Bài "Kéo co" giới thiệu trò chơi của những địa phương nào? - HS trả lời. - YCHS thực hiện yêu cầu của bài: Giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi nổi, hấp dẫn. - HS giới thiệu theo cặp đôi, sửa chữa cho nhau. - Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, đánh giá. - 3 – 5 HS trình bày kết quả bài làm. Bài 2: a) Tìm hiểu đề bài - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đọc thành tiếng. - YCHS quan sát các tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh. - Các trò chơi: Thả chim bồ câu, đu bay, ném còn. - Lễ hội: Hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ (hộ Lim) ... * Liên hệ: Ở địa phương mình, hàng năm có những lễ hội nào? - Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị? - HS phát biểu. - Treo bảng phụ, gợi ý HS biết dàn ý chính. + Mở đầu: Nêu tên địa phương mình, tên của lễ hội hay trò chơi ở địa phương mình. + Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội: Thời gian tổ chức, những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi, sự tham gia của mọi người. + Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình. b) Thực hành +) Kể trong nhóm: - Yêu cầu HS kể trong nhóm đôi, - Gợi ý: Các em cần giới thiệu rõ về quê hương, địa phương mình ở đâu? Có những lễ hội hay trò chơi gì? những lễ hội hay trò chơi đó có những ấn tượng gì? - HS làm việc theo nhóm đôi - Kể trước lớp - Gọi HS kể trước lớp, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài mới. **************************
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2015_2016.doc