Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016
KHOA HỌC
Tiết 29: Tiết kiệm nước
I. MỤC TIÊU:
1.KT: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
2. TĐ: - Luôn luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61.
- Chuẩn bị theo nhóm: HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016
TUẦN 15 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015. SÁNG KHOA HỌC Tiết 29: Tiết kiệm nước I. MỤC TIÊU: 1.KT: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. - Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước. 2. TĐ: - Luôn luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61. - Chuẩn bị theo nhóm: HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Dạy bài mới *Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ, thảo luận nhóm 4: + Nên và không nên làm gì để tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày? - Gọi đại diện lên trình bày - GV tổng hợp, nhận xét và thống nhất kết quả đúng => Kết luận (SGK trang 61) *Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. - Yêu cầu HS quan sát H7, 8 SGK + Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong hai hình? + Bạn nam ở hình 7 a nên làm gì? Vì sao? + Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? - GV kết luận: Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân, vừa có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. - Địa phương em, gia đình em sử dụng nước như thế nào? - Em đã làm gì góp phần tiết kiệm nước sạch? - GV tuyên dương những HS đã biết thực hiện tiết kiệm nước - Gọi HS đọc lại Ghi nhớ * Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước ( Đối với HS có năng khiếu) Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + Thảo luận tìm đề tài. + Vẽ tranh. + Thảo luận trình bày trong nhóm về lời giới thiệu. Bước 2: Thực hành - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo ND GV đã hướng dẫn - GV đến các nhóm theo doi, giúp đỡ các nhóm - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương các sáng kiến hay Bước 3: Trình bày và đánh giá - Gọi các nhóm trình bày ý tưởng - GV tổng hợp, nhận xét và thống nhất kết quả đúng. IV. CỦNG CỐ - Tại sao phải tiết kiệm nước? - Em đã làm gì để tiết kiệm nước? - Ngoài việc mình thực hiện tiết kiệm nước em cần phải làm gì? - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau: Làm thế nào để biết có không khí? - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm lên trình bày. + Nên làm: khóa vòi nước, không để nước tràn, chữa ống nước bị rò rỉ,... + Không nên làm: dùng xong không khóa vòi, để nước chảy tràn, ... - 1-2 HS đọc - HS quan sát và phát biểu - HS trả lời - HS trả lời - Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: nhiều người không có nước sạch để dùng, nguồn nước trong tự nhiên không phải là vô tận. - HS liên hệ - HS liên hệ - 1-2 HS đọc - HS thảo luận và cùng vẽ tranh cổ động - Các nhóm treo sản phẩm - Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của mình. - Các nhóm khác nhận xét và góp ý kiến. - HS nêu - HS liên hệ - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ********************************** TOÁN Tiết 71: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Áp dụng để tính nhẩm. 2. KN: - Rèn kĩ năng tính toán 3. TĐ: - Giáo dục HS ý thức học tập yêu thích môn Toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính : 42785 : 5 301849 : 7 - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Nêu cách đặt tính, cách tính - GV nhận xét 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài : 2.2. Giảng bài : a. Ôn lại một số kiến thức có liên quan *Chia nhẩm cho 10; 100; 1000;... + GV ghi bảng: 320 : 10 = 3200 : 100 = 32 000 : 1000 = - Nêu quy tắc chia nhẩm cho 10 ; 100 ; 1000 * Quy tắc chia một số cho một tích. - GV nêu: Tính giá trị biểu thức sau: 60 : ( 10 x 2 ) - Khi chia một số cho một tích em làm thế nào? b. Trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng. - GV ghi bảng 320 : 40 - GV yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng thực hiện theo cách sau cho thuận tiện hơn : 320 : (10 x 4 ) - Yêu cầu HS nêu nhận xét và so sánh kết quả phép chia 320 : 4 và 32 : 4 - GV nêu kết luận : Khi thực hiện chia 320 cho 40 chỉ cần xoá một chữ số 0 tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. - GVcho HS thực hành chia theo các bước : + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia + Thực hiện phép chia 32 : 4 = 8 - GV lưu ý: Khi phép tính tính theo hàng ngang ta ghi: 320 : 40 = 8 - Nêu lại các bước tính c. Trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn SC - GV viết bảng phép chia: 32000 : 400 - Hướng dẫn HS suy nghĩ tương tự phép chia trên để thực hiện. - GV nhận xét kết luận về chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. *Kết luận chung : SGK/80 - Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể làm thế nào? d. Luyện tập thực hành Bài 1: Tính - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Y/c HS tự làm bài. - T/c nhận xét, chữa bài - Gọi HS nêu cách tính để tìm kết quả - Nhận xét các phép tính chia ở phần a và phần b có gì gống và khác nhau ? - Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể làm thế nào? - GV chốt: Xóa bao nhiêu ch/s 0 ở SC thì xóa đi bấy nhiêu ch/s 0 ở SBC. *Củng cố chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Bài 2(a): Tìm x - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Y/c HS tự làm bài. - T/c nhận xét, chữa bài - Nêu cách tìm x - Em thực hiện phép tính 25600 : 40 như thế nào ? *Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, áp dụng chia hai số có tận cùng là chữ số 0 để tìm x Bài 3( a): - Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Y/c HS tự làm bài. - GV nhận xét vở HS - T/c nhận xét, chữa bài - Phép tính giải dạng nào ? Nêu cách tính - Em hãy đặt một đề toán tương tự *Củng cố áp dụng chia hai số có tận cùng là chữ số 0 để giải toán IV. CỦNG CỐ - Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài sau : Chia cho số có hai chữ số - 2 HS thực hiện trên bảng lớp, lớp làm vở nháp - HS nhận xét - HS nêu - HS nối tiếp nêu kết quả - 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vở nháp - HS nhận xét - HS trả lời - HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình: 320 : (8 x 5) hoặc 320 : (10 x 4); - HS nêu ý kiến - HS thực hiện tính theo các bước - 1 HS lên bảng thực hiện. - HS nhận xét - HS nêu - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp. - 2-3 HS đọc - HS nêu - 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS làm bảng lớp, lớp làm SGK bằng bút chì - HS nhận xét - HS nêu các bước tính - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở - HS nhận xét - HS nêu - HS trả lời - HS đọc đề bài - HS trả lời - 1 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở - Lớp nhận xét - HS trả lời - HS thực hiện - HS trả lời - HS nghe và thực hiện ************************************* TẬP ĐỌC Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Có ý thức tìm hiểu và chơi những trò chơi dân gian. II. CHUẨN BỊ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146 /SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS đọc bài “Chú Đất nung (tiếp theo)” và TLCH nội dung bài. - 2HS. - Nhận xét, đánh giá. B, Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - YCHS chia đoạn - 1HS đọc - Chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Tuổi thơ ........ vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm.......khao của tôi. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt ). + Lần 1: Luyện đọc nối tiết + GVsửa lỗi phát âm cho từng HS. - HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự. + Lần 2: Luyện đọc nối tiếp + giải nghĩa từ và luyện đọc câu: Sáo đơn....// như gọi ......vì sao sớm. Tôi đã ngửa cổ .... khi thiết tha cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi” - YCHS đọc theo nhóm đôi. - TC cho các nhóm thi đọc. - HS đọc theo cặp. - Giáo viên đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi : - 1 HS đọc thành tiếng. + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? + Cánh diều mềm mại như cánh bướm sáo diều vi vu trầm bồng. . . sao sớm. + Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ? + Bằng mắt và tai. - Đoạn 1 cho em biết điều gì ? - Tả vẻ đẹp của cánh diều. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: - 1 HS đọc thành tiếng. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ? + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ? + Đem lại niềm vui, những ước mơ đẹp. - Đoạn 2 nói lên điều gì ? - Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. - YCHS tìm câu mở bài và kết bài. +MB: Tuổi thơ ....những cánh diều. + KB: Tôi đã ngửa cổ .....nỗi khát khao của tôi. - Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? - Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Bài văn nói lên điều gì ? - Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời c) Đọc diễn cảm - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc. - GV đưa bảng phụ, giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc: "Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều......những vì sao sớm." - HS đọc, phát hiện cách ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng. - Tổ chức thi đoạn văn, bài văn. - 2 - 3 học sinh thi đọc. - Nhận xét về giọng đọc và đánh giá HS . - Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện. - Nhận xét và đánh giá học sinh. IV. CỦNG CỐ - Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ? - Nhận xét tiết học. - Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp. ********************************** CHÍNH TẢ Tiết 15: Cánh diều tuổi thơ I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn từ : “Tuổi thơ của tôi ... những vì sao sớm.” trong bài “Cánh diều tuổi thơ”. Tìm được đúng, nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr/ch. 2. KN: - Rèn kĩ năng viết và tư thế ngồi học cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. II. CHUẨN BỊ Học sinh chuẩn bị mỗi em 1 đồ chơi. Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS tìm tính từ chứa s hoặc x. - 2Hs làm bảng. Lớp làm nháp - Nhận xét, đánh giá HS. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn nghe - viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn văn. - Gọi HS đọc đoạn văn. - 1HS - Cánh diều đẹp như thế nào ? - Cánh diều mềm mại như cánh bướm... - Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ? - Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời... b) Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn để luyện viết. - HS tìm từ và luyện viết: vui sướng, phát dại, trầm bổng, c) Viết chính tả: - Giáo viên đọc cho học sinh viết. - Đọc lại để học sinh soát lỗi. - Học sinh viết vào vở. - Tự đổi vở để soát lỗi cho nhau. d) Chấm bài – chữa lỗi: Giáo viên chấm 10 bài. Nhận xét chung. - Học sinh tự chữa lỗi. 3) Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS - YCHS làm bài theo nhóm đôi. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. tr: Đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt Trò chơi: đánh trống, trốn tìm, cắm trại, cầu trượt,... ch: Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền. Trò chơi: chọi dế, chọi gà, thả chim, chơi chuyền,... - Giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 1 HS - Yêu cầu học sinh cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm. - Hoạt động trong nhóm đôi. - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày. Vừa làm động tác vừa tả. VD: Đồ chơi của em là một cô búp bê xinh xắn, cô có một chiếc váy màu hồng nhạt vó viền lớp đăng ten mỏng óng ánh rất đẹp..... - Nhận xét - khen những học sinh miêu tả hay, hấp dẫn. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh liên hệ để miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích. ********************************** CHIỀU ĐỊA LÍ Tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống: Dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ . - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. - HS yêu thích môn học, thích tìm hiểu về các vùng và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ địa lí VN III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐBBB? - Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng BB? - GV nhận xét, đánh giá. III/ Bài giảng a/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm Bước 1 : HS thảo luận câu hỏi - Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ? - Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? - Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? Bước 2 : GV nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân Bước 1 : HS quan sát trả lời - Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm? Bước 2 : - GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống a/ Chợ phiên Hoạt động 3 : Bước 1 : Trả lời câu hỏi - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ) - Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Bước 2 : GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. Bài học SGK IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở ĐBBB - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời - Dựa và tranh ảnh SGK trả lời. - Có hàng trăm nghề thủ công , sản phẫm nổi tiếng: lụa Vạn Phúc ,gốm Bát Tràng - Nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề, Bát Tràng ở HN, Vạn Phúc và Hà Tây lụa, Đồng Ki gỗ . - Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân - HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS trình bày kết quả quan sát hình – nhào luyện đất – phơi đất – vẽ hoa - tạo dáng – tráng men – đưa vào nung – lấy sản phẫm ra lò. - Nhiều người dân đến chợ mua bán rau cải , trứng - Nhóm báo cáo kết quả - HS trao đổi kết quả trước lớp Vài HS đọc - HS nêu ********************************** KỂ CHUYỆN Tiết 15: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I. MỤC TIÊU 1. KT: - Kể bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. (HS có thể kể lại chuyện trong SGK hoặc nghe GV đọc hoặc nghe GV kể một câu chuyện rồi kể lại.) 2. KN: - Rèn kĩ năng nói cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo tồn các trò chơi dân gian. II. CHUẨN BỊ - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - Truyện đọc 4 III. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể câu chuyện “Búp bê của ai” bằng lời của búp bê. - HS thực hiện yêu cầu - nhận xét. - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1) Tìm hiểu đề bài. - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 1 HS - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK đọc tên truyện. - Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi ? - “Chú lính chì dũng cảm” - An-Đéc-Xen. - “Võ sĩ bọ ngựa” - Tô Hoài. - “Chú Đất nung” - Nguyễn Kiên. - Truyện “Chú lính chì dũng cảm” và “Chú Đất nung” có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” có nhân vật là con vật gần gũi. - Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe. - 2 - 3 HS giới thiệu mẫu. - GV giới thiệu Truyện đọc lớp 4. 2.2) Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn bè về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - 2 HS ngồi cùng bạn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa của truyện. - GV đi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, gợi ý: * Kể chuyện ngoài SGK được cộng thêm điểm. - Kể chuyện phải có đầu, có diễn biến, kết chuyện theo lối mở rộng. - Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 2.3) Kể trước lớp - GV yêu cầu học sinh kể lại các câu chuyện của mình đã chuẩn bị. - Tổ chức cho học sinh kể. - 2 - 3 học sinh thi kể. - Khuyến khích HS nêu những câu hỏi để hỏi lại bạn kể về tính cách nhân vật trong chuyện, ý nghĩa của câu chuyện bạn kể ... - Học sinh đặt những câu hỏi với bạn. - Gọi HS nhận xét - đánh giá về câu chuyện bạn kể theo những tiêu chí đã nêu. - Học sinh nhận xét - đánh giá. - Nhận xét , đánh giá IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh kể lại chuyện đã nghe, đã đọc cho người thân nghe. ******************************************************** Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2015 Chiều: TOÁN Tiết 72: Chia cho số có hai chữ số I. MỤC TIÊU: 1. KT: - HS biết cách thực hiện phép chia một số có ba chữ số cho số có hai chữ số (phép chia hết và chia có dư) - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán. 2. KN: - Rèn kĩ năng tính toán 3. TĐ: - HS tích cực trong giờ học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính: 482550 : 9 326010 : 3 - Nêu cách đặt tính, cách tính - Tổ chức nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia a, Phép chia: 672 : 21 - GV ghi bảng: 672 : 21 = ? - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách tính - GV hướng dẫn HS tính chia - GV hướng dẫn HS ước lượng 67 : 21 (có thể lấy 6 : 2 = 3) - Vậy 672 : 21 = ? - Thực hiện 672 : 21 = 32 gồm có mấy lần chia? Mỗi lần chia gồm có mấy bước? - Phép chia 672: 21 là phép chia có dư hay phép chia hết? Vì sao em biết? - GV chốt cách chia cho số có 2 chữ số. GV lưu ý HS: Cần biết ước lượng thương trong mỗi lần chia b, Phép chia 779: 18 - GV ghi bảng: 779 : 18 = ? ( Tiến hành các bước tương tự như trên) Nêu cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. GV lưu ý: Khi ước lượng thương trong mỗi lần chia có thể tìm thương lớn nhất sau đó nhân trừ nhẩm. Nếu không trừ được thì giảm dần thương. - Cho HS nêu cách thử lại đối với phép chia có dư - Hai phép chia trên có gì giống và khác nhau? - Phép chia 779: 18 là phép chia hết hay phép chia có dư? - Trong phép chia có dư cần chú ý điều gì? c, Tập ước lượng thương: - Với phép chia dạng: 75 : 23 ; 89 : 22... - Với phép chia dạng: 75 : 17 ; 81 : 19... - GV cho HS tập ước lượng với các phép chia khác VD: 79 : 28 ; 81 : 19: 72 : 18.... - 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở nháp - HS nêu - HS nhận xét - HS nêu cách đặt tính và tính. 672 21 63 32 42 42 0 - 2 lần chia - Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm. - HS trả lời - HS thực hiện phép chia 779 18 72 43 59 59 5 - HS nêu - HS trả lời - Phép chia có dư - HS trả lời + VD: 72 : 23 ta nhẩm số lần dựa vào chữ số hàng chục: chữ số hàng chục + 75 : 17 --> 7 : 1 = 7... (không được) --> 80: 20 --> 8 : 2 = 4... được (Đây là nguyên tắc làm tròn lên) với các số có hàng đơn vị > 5 2.3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Bài có mấy yêu cầu? Nêu các yêu cầu đó. - Yêu cầu làm bài - Tổ chức nhận xét - Nêu cách đặt tính, cách tính chia cho số có hai chữ số. - Nêu cách ước lượng thương - Phép chia nào có dư? Tìm số dư lớn nhất, bé nhất có thể có trong phép chia đó. - Bài 1 củng cố lại kiến thức gì? *Củng cố cách đặt tính, cách tính phép chia cho số có một chữ số (Chia hết và chia có dư) Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Bài toán thuộc dạng toán gì? Nêu cách giải - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét vở HS - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Hãy đặt một đề toán khác tương tự IV. CỦNG CỐ - Nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số. - GV nhận xét giờ học - Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo). - HS đọc yêu cầu - HS trả lời - 4 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp - HS nhận xét, thực hiện miệng kiểm tra kết quả - HS đổi chéo vở nháp kiểm tra - HS nêu - HS nêu - HS trả lời - HS trả lời - 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - HS trả lời - HS trả lời - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp - HS nhận xét - HS nêu - HS thực hiện - HS nêu - HS nghe và thực hiện ********************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 15: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Biết được công lao của các thầy, cô giáo đối với học sinh. - HS nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo bằng những hành vi, thái độ, việc làm. 3. KN: - HS bày tỏ được sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo 3. TĐ: - GDHS luôn có thái độ và hành động kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo. II . CHUẨN BỊ - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao chúng ta phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo? - Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo? - GV nhận xét, tuyên dương HS 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài : 2.2. Dạy bài mới: *HĐ1: Báo cáo kết quả sưu tầm - Trình bày sáng tác những bài hát, bài thơ nói về công lao của thầy cô (bài 5) - Kể những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của thầy cô giáo. - Giáo viên giải thích một số câu khó - GV nhận xét tuyên dương nhiều em mạnh dạn, tự tin, tích cực - Giáo viên tiểu kết * HĐ2: Thi kể chuyện - Em hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về cô giáo đã dạy em những năm học trước ? - GV nhận xét tuyên dương những em kể hay *HĐ3: Đóng tiểu phẩm - GV chia lớp làm hai nhóm - GV đến các nhóm hướng dẫn - Gọi các nhóm lên trình bày tiểu phẩm - Tổ chức nhận xét, tuyên dương những nhóm có tình huống hay, cách xử lí hay - GV KL: Cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. IV. CỦNG CỐ - Nêu những việc cần làm để biết ơn thầy cô giáo - Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo? - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Yêu lao động - HS trình bày theo nhóm hoặc cá nhân nhiều bài hát nói về công lao của thầy cô: Bụi phấn, mái trường mến yêu, Cô giáo... - Một số em đọc thơ, ca dao, tục ngữ. - 1 số HS kể 1 số kỷ niệm của mình về thầy cô trong những năm đi học (kỷ niệm vui - buồn... ) - Các nhóm xây dựng 1 tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy cô. - Nhóm trưởng phân vai, cùng các bạn tập dượt... - Các nhóm lên trình bày tiểu phẩm - Lớp nhận xét - Học sinh lĩnh hội - HS trả lời - HS liên hệ - HS nghe và thực hiện ******************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 29: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi của trẻ em; phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại cho trẻ em ; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm; thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. 2. KN: - Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ đúng chủ điểm khi nói và viết. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh có ý thức tìm hiểu và chơi những trò chơi dân gian. II. CHUẨN BỊ Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147. Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn. - 3 HS lên bảng đặt câu. - Nhận xét, đánh giá. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1HS - Cho HS quan sát tranh minh hoạ, yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh. - HS quan sát, 2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận, trao đổi. - Lên bảng chỉ từng tranh và giới thiệu. Tranh 1: diều - thả diều Tranh 2: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao - múa sư tử – rước đèn. Tranh 3: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp - nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình nhà cửa, thổi cơm Tranh 4: màn hình, bộ xếp hình - trò chơi điện tử, lắp ghép hình Tranh 5: dây thừng - kéo co Tranh 6: khăn bịt mắt - bịt mắt bắt dê - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 1HS - YCHS thảo luận tìm tên các đồ chơi và trò chơi khác. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - HS hoạt động nhóm theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. + Đồ chơi – bóng, quả cầu, súng phun nước, ngựa, máy bay, vòng + Trò chơi – đá bóng, cầu trượt, chơi ô ăn quan, đánh đáo, cưỡi ngựa - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bổ sung các từ nhóm bạn chưa có. - Nhận xét - kết luận những từ đúng. - Đọc lại phiếu, viết vào vở BT. - Cho HS viết tên các trò chơi bắt đầu bằng chữ ch/tr. - Học sinh thi đua lên bảng viết. Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. - 1HS - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi, nêu rõ đồ chơi có ích, có hại như thế nào? - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Các HS phát biểu, nhận xét bổ sung ý kiến phát biểu của bạn. - GV kết luận những ý kiến đúng. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1HS - Gọi học sinh phát biểu. - Học sinh phát biểu: say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa ... - Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi. - HS tự đặt câu. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết, đặt 2 câu ở BT4 và chuẩn bị bài sau. ***************************************************** Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2015 SÁNG TẬP ĐỌC Tiết 30: Tuổi ngựa I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. - Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương những người xung quanh. II. CHUẨN BỊ Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Người đưa thư”: GV xướng bài hát “Bác đưa thư” rồi đưa thư cho 1 HS, HS tiếp tục vừa hát, vừa chuyền tay nhau bức thư, khi bài hát kết thúc, bức thư đến tay ai thì người đó sẽ mở thư và đọc nội dung trong thư. + Đọc đoạn 1 trong bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, khen HS thưởng cho HS 1 món quà trong hộp quà, cho HS được quyền gọi 1 bạn khác lên đọc đoạn khác trong bài. - Nhận xét, tặng quà cho HS nếu HS làm tốt. - Chơi trò chơi. - HS cuối cùng lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. - 1 HS được chỉ định lên bảng. - Lớp nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát bức tranh trong bài. - Giới thiệu: Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi trong lòng mẹ. Cậu bé mơ ước gì khi vẫn còn đang trong vòng tay thân yêu của mẹ. Các em cùng học bài thơ Tuổi Ngựa để biết. - Giới thiệu về Xuân Quỳnh. - Quan sát, mô tả tranh và lắng nghe. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài thơ, yêu cầu lớp theo dõi sách. - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (3lượt ). + Lần 1: Luyện đọc nối tiếp + GV chú ý sửa lỗi phát âm. + Lần 2: Luyện đọc nối tiếp + giải nghĩa từ và sửa ngắt giọng cho từng học sinh. - YCHS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức cho HS đọc - Nhận xét, đánh giá. - 1HS đọc. - 2 nhóm đọc. Lớp nhận xét. - Giáo viên đọc mẫu. - HS lắng nghe. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1và TLCH: - 1 học sinh đọc thành tiếng. + Bạn nhỏ tuổi gì ? + Em hiểu tuổi Ngựa là gì? - Bạn nhỏ tuổi Ngựa + ...là sinh vào năm Ngựa (năm Ngọ theo âm lịch + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ? - Tuổi ngựa không chịu ở yên một chỗ ... - Khổ 1 cho em biết điều gì ? Vậy để xem tuổi ngựa không chịu ở yên một chỗ thì bạn nhỏ sẽ rong chơi những đâu chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé. - Giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa - Yêu cầu học sinh đọc khổ 2 và TLCH - 1 học sinh đọc thành tiếng. + “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? - Cho HS quan sát tranh hành trình của Ngựa con. - “Ngựa con” rong chơi khắp nơi: qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. + Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mẹ như thế nào ? + Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gíó của trăm miền” - Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì ? - Ngựa con đã mải rong chơi khắp nơi. Vậy điều gì đã hấp dẫn Ngựa con làm ngựa con đi khắp trăm miền như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu ở câu hỏi tiếp theo - Kể lại chuyện :"Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió. - Yêu cầu HS đọc khổ 3 và TLCH: - 1 HS đọc thành tiếng. + Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa ? + Các loại hoa đẹp trên cánh đồng: Hoa huệ, . . . - Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì ? - Cho HS quan sát tranh cánh đồng hoa. - Tả cảnh đẹp của đồng hoa mà “Ngựa con” vui chơi. - YC HS đọc khổ 4 và TLCH - 1 học sinh đọc thành tiếng. - Ngựa con đã nhắn nhủ với mẹ điều gì ? + Ngựa con nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn,
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2015_2016.doc