Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016
KHOA HỌC
Tiết 21: Ba thể của nước
I. MỤC TIÊU:
1. KT: - Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở ba thể khác nhau: rắn, lỏng, khí.
- HS biết thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. Nêu cách chuyển nước từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
2. KN: - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành
- Thấy được nước rất cần cho con người.
3. TĐ: - HS say mê tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ (SGK)
- Cốc, nến, nước đá, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016
TUẦN 11 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2015. SÁNG KHOA HỌC Tiết 21: Ba thể của nước I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở ba thể khác nhau: rắn, lỏng, khí. - HS biết thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. Nêu cách chuyển nước từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại. - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. 2. KN: - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành - Thấy được nước rất cần cho con người. 3. TĐ: - HS say mê tìm hiểu khoa học. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ (SGK) - Cốc, nến, nước đá, giẻ lau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất của nước? - Theo em nước tồn tại ở những dạng nào ? - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hoạt động 1: Chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. - Mô tả những gì nhìn thấy ở H1 và H2? - H1 và H2 cho thấy nước ở thể nào? - Yêu cầu HS lấy ví dụ về nước ở thể lỏng? - Gọi 1 HS dùng khăn ướt lau bảng - GV: Liệu mặt bảng có ướt mãi không? Nếu khô thì nước biến đi đâu? ÞThí nghiệm (hình 3- 44 SGK) *Hoạt động theo nhóm: Làm thí nghiệm - GV chia lớp thành các nhóm 4 - Cho HS quan sát cốc nước nóng và nêu hiện tượng - Lấy 1 chiếc đĩa úp vào cốc nước nóng Þnhấc ra => nhận xét mặt đĩa - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, - GV kết luận - GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng ở bước 1: Lau bảng...; Nước ở quần áo ướt đã đi đâu? + Nêu một vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí. - Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm ? * Kết luận: Như mục "Bạn cần biết" 2.2. Hoạt động 2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại - Cho HS làm việc cá nhân, HS đọc và quan sát hình 4, 5 SGK để trả lời. - Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? - Nước ở trong khay biến thành thể gì? - Nhận xét nước ở thể này? - Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì? - Tại sao có hiện tượng đó? - Nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn. - Bỏ khay đá ra ngoài tủ một thời gian hiện tượng gì sẽ xảy ra ? - GV kết luận 2.3. Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước - Nước tồn tại ở những thể nào? - Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung cho từng câu trả lời của HS. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nêu sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. - GV nhận xét, kết luận IV. CỦNG CỐ - Nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó? - Gọi HS giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm, nồi canh. - Nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài: Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? - HS trả lời - HS nêu - HS nhận xét, bổ sung - HS nối tiếp trả lời - Lớp theo dõi, nhận xét - Nước ở ao, hồ, sông, suối,... - HS quan sát, nhận xét - HS làm thí nghiệm, thảo luận những gì quan sát được. - Đổ nước nóng vào cốc, hơi nước bốc lên như vậy nước đã chuyển sang thể khí - Hơi nước ngưng tụ lại trên mặt đĩa thành giọt nước như vậy nước đã chuyển từ thể khí sang thể lỏng - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận. - HS nhắc lại các chuyển thể của nước và lấy ví dụ thực tế - Bốc hơi vào không khí - HS giải thích - Lắng nghe -HS đọc và quan sát hình 4, 5 SGK - Thể lỏng - Thể rắn - Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. - Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc. - Vì ở nhiệt độ lạnh không độ, dưới không độ nước đóng băng. - Băng ở Bắc Cực, tuyết ở Nhật Bản, Nga, Anh,... - Đá tan ra....đó là sự nóng chảy - HS nhắc lại - Thể rắn, thể lỏng, thể khí. - HS nêu: ở cả 3 thể, nước đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng, thể khí không có hình dạng nhất định. Riêng nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước - 2, 3 HS lên bảng trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc lại - HS nêu - HS nghe và thực hiện ********************************** TOÁN Tiết 51: Nhân với 10; 100; 1000... chia cho 10; 100; 1000... I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn..... cho 10; 100; 1000 2. KN: - Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với 10; 100; 1000..... 3. TĐ: - HS tự giác tích cực trong giờ học. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - YCHS làm bài 3 (SGK trang 58) - Tổ chức nhận xét, chữa bài - Em đã vận dụng tính chất nào của phép tính nhân để làm bài? - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân, lấy VD minh họa 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài - ghi bảng 2.2. Dạy bài mới a. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 *Hướng dẫn HS nhân với 10 - GV ghi bảng: 35 x 10 = ? - Y/c HS trao đổi nhóm đôi về cách làm - Gọi HS nêu cách làm - Tổ chức nhận xét, chốt cách làm - Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân ta được phép tính nào? - 10 = ... chục ? Gấp 1 chục lên 35 lần được ... chục ? - Nhận xét thừa số 35 với tích 350 ? - Muốn nhân 35 với 10 ta làm thế nào? - Nêu cách nhân một số tự nhiên với 10? - Rút ra nhận xét chung - Gọi HS lấy VD *Hướng dẫn HS chia cho 10: - GV ghi bảng: 35 x 10 = 350 350 : 10 = ? - Nhận xét 350 và thương 35 ? - Muốn chia một số tròn chục cho 10 em làm thế nào? - GV nêu vài VD b. Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìncho 100, 1000... - Hướng dẫn tương tự như trên - Muốn nhân một số với 10, 100, 1000,...em làm thế nào? - Muốn chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000,...em làm thế nào? *GV kết luận: SGK - trang 59 c. Thực hành Bài tập 1a)+b) cột 1, 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tính nhẩm - Gọi HS đọc kết quả - Muốn nhân một số với 10,100,1000,...em làm thế nào? - Muốn chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000,...em làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. *Chốt cách nhân một số TN với 10,100, 1000... hoặc chia số tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000... Bài 2(3 dòng đầu): Viết số vào chỗ chấm: - H.dẫn HS làm phần mẫu: 300 kg = ... tạ - Y/c học sinh làm bài. GV nhận xét một số vở. - GV tổ chức nhận xét, chữa bài. *Chốt: Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng- thực hiện nhân với 10, 100,1000, ... hoặc chia cho 10, 100, 1000,... IV. CỦNG CỐ - Muốn nhân nhẩm với 10, 100, 1000 làm như thế nào? Chia cho 10, 100, 1000 làm như thế nào? - Nhạn xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép nhân - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp - HS nhận xét - Tính chất giao hoán của phép nhân - HS nêu, lấy VD - HS nhận xét - HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học) - HS nêu cách làm - HS nhận xét 35 10 = 10 35 = 1 chục 35 = 35 chục = 350 (gấp 1 chục lên 35 lần) - tích thêm vào 1 chữ số 0 - HS nêu - Ta chỉ việc thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó. - HS nhắc lại - HS thực hiện - lớp nhận xét - HS nêu: 350 : 10 = 35 - thương giảm đi 1 chữ số 0 - HS nêu - HS nêu nhanh kết quả - 2-3 HS lấy VD rồi tính - ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó 1, 2, 3, chữ số 0 - .bớt đi 1, 2, 3 chữ số 0 ở bên phải số đó - 3, 4 HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu - HS làm nhóm đôi - HS nối tiếp nêu kết quả - HS nhận xét - HS trả lời - HS trả lời - HS nêu cách làm mẫu - HS tính nhẩm - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở - HS nhận xét, chữa bài - HS nêu - HS nghe và thực hiện ************************************* TẬP ĐỌC Tiết 21: Ông Trạng thả diều I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , nhẹ nhàng; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh ý chí vượt khó trong học tập và lao động. II. CHUẨN BỊ Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc + Tranh minh hoạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - Chủ điểm hôm nay học có tên là gì ? - Chủ điểm: Có chí thì nên - Tên chủ điểm nói lên điều gì ? - Học sinh trả lời. - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ ? - Có các em bé đang chăm chú nghe giảng... - Giáo viên giới thiệu. - Lắng nghe B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc đúng - Gọi HS đọc toàn bài - Bài chia thành mấy đoạn? - Gọi HS đọc nối tiếp (3 lượt học sinh đọc) + Đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện phát âm các từ khó: lưng trâu, nền cát, + Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ khó và luyện đọc câu khó + Đọc nối tiếp. - 1HS đọc. - Bài chia thành 4 đọc + Đoạn 1: Vào đời vua....diều để chơi. + Đoạn 2: Tiếp.....đến chơi diều. + Đoạn 3: Tiếp...đến học trò của thầy. + Đoạn 4: Thế rồi....đến nước Nam ta. - HS nối nhau đọc theo trình tự - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - YCHS thi đọc theo nhóm - Cả lớp đọc theo cặp. - 2- 3 nhóm thi đọc - GV đọc mẫu: Giọng ca ngợi thán phục. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi - Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi. - Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào ? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào ? - Đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. - Cậu bé ham thích trò chơi nào ? - .....Thả diều. - Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? - Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. - Đoạn 1 ý nói gì ? Ý 1: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. - YCHS đọc thầm đoạn 3 và TLCH: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Nguyễn Hiền ham học hỏi và chịu khó như thế nào ? - Ngày đi chăn trâu đứng ở ngoài nghe giảng nhờ, tối mượn vở của bạn để xem, sách là lưng trâu,.... - Đoạn 2 ý nói gì ? Ý 2: Tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. - YCHS đọc đoạn 4 và TLCH + Vì sao chú bé Hiền được gọi là Ông Trạng thả diều” ? - Vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy vẫn còn ham thích thả diều. - Đoạn 3 ý nói gì ? Ý 3: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên. - Bài ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? - Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - Qua câu chuyện em học được điều gì? - Ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. c) Đọc diễn cảm. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau từng đoạn. - 4 học sinh đọc. - Cả lớp theo dõi – nhận xét, phát hiện cách đọc hay. - GV treo bảng phụ chép đoạn: " Thầy phải ngạc nhiên... vào trong". HDHS đọc diễn cảm đoạn văn . - YCHS đọc diễn cảm theo nhóm - HS tự phát hiện các từ cần nhấn giọng - TC thi đọc diễn cảm từng đoạn. - 3 - 5 HS thi đọc. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Nhận xét - đánh giá - Tổ chức cho HS đọc toàn bài. - 3 học sinh đọc toàn bài. IV. CỦNG CỐ - YCHS nêu lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên Nguyễn Hiền. - Học sinh trả lời nhận xét. ********************************** CHÍNH TẢ Tiết 11: Nếu chúng mình có phép lạ I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nhớ - viết chính xác, đẹp 4 khổ thơ đầu bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ. Làm đúng bài tập 3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho), làm được bài tập 2 (a) 2. KN: - Rèn kĩ năng viết nhanh, viết đẹp. 3. TĐ: - Học sinh thấy hứng thú luyện viết. II. CHUẨN BỊ Bài tập 2a viết vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS viết các từ: - 3HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp. Xôn xao, sản xuất, xuất sắc, suôn sẻ ... - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nhớ - viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - Gọi HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. - Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì? - 2HS - 3HS. - Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ để cho cây mau kết trái ngọt, trở thành người lớn, .... - GVKL: Các bạn nhỏ đều mong ước thế giới trở lên tốt đẹp hơn. b) Hướng dẫn viết chính tả. - YCHS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và cho HS luyện viết - YCHS nhắc lại cách trình bày thơ. - Các từ: hạt giống, trong ruột ... - Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô. Giữa hai khổ thơ cách 1 dòng. c) YCHS nhớ - viết chính tả. - HS viết bài d) Soát lỗi, chấm bài, nhận xét - HS đổi chéo soát lỗi 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: GV treo bảng phụ a) Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 1HS - Yêu cầu học sinh tự làm bài - HS tự làm vào VBT, 1HS làm trên bảng phụ. - Gọi HS nhận xét - HS nhận xét bài trên bảng - Giáo viên kết luận lời giải đúng - Chữa bài (nếu sai) Lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng. - Gọi HS đọc bài thơ. - YCHS lấy ví dụ về từ có chứa tiếng bắt đầu s/x. - 2 HS đọc bài thơ Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - 1HS - YCHS làm bài. - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm VBT. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét bổ sung bài của bạn. - Gọi học sinh đọc lại câu đúng. - 1 HS đọc thành tiếng: a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn b) Xấu người đẹp nết. c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. - Giải nghĩa từng câu. GV nhận xét bổ sung. - Học sinh nêu nghĩa của từng câu theo ý hiểu của mình IV. CỦNG CỐ. - Gọi học sinh đọc thuộc lòng các câu trên. - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh và dặn học sinh chuẩn bị bài sau. ********************************** CHIỀU ĐỊA LÍ Tiết 11: Ôn tập I. MỤC TIÊU - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ địa lí VN III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành nơi du lịch nghỉ mát? - Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả xứ lạnh? - GV nhận xét, đánh giá. III/ Ôn tập Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bước 1 :Gọi một HS lên bảng chỉ vào vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt Bước 2: GV điều chỉnh phần làm việc của HS cho đúng Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 - SGK - GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? - GV hoàn thiện phần trả lời của HS IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài mới. - 2 HS trả lời - 2 HS lên bảng chỉ vào bản đồ, cả lớp quan sát. - HS thào luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp. - Là vùng núi có các đỉnh tròn sườn thoải - Trồng rừng , cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả . ********************************** KỂ CHUYỆN Tiết 21: Bàn chân kì diệu I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu. Hiểu ý nghĩa của truyện: dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước. 2. KN: - Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh. 3. TĐ: - Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã có gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ trong truyện SGK trang 107. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Giới thiệu truyện –> giới thiệu bài 2. Kể chuyện a, Kể mẫu: - Giáo viên kể chuyện lần 1. - Giáo viên kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ - Dau khi kể xong, YCHS trả lời một số câu hỏi : - Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người? - Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì? - Kí đã cố gắng như thế nào? - Kí đã đạt được những thành công gì? - Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó? b, HD kể chuyện - HS lắng nghe. - Hai cánh tay bị liệt lúc nào cũng buông thõng. - Đang ngồi luyện viết bằng chân. - Ngày nào cũng đến lớp không bỏ học. - Được Bác Hồ khen, là sinh viên khoa văn. - Nhờ kiên trì. b.1) Kể trong nhóm - Chia nhóm 4, YCHHS trao đổi, kể chuyện trong nhóm, GV đi giúp đỡ từng nhóm. - HS trong nhóm thảo luận, kể chuyện,. Khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý. b.2) kể trước lớp - Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. Mỗi nhóm của 1 học sinh thi kể 1 tranh. - Các nhóm cử đại diện thi kể - Giáo viên nhận xét từng học sinh kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - 3 HS tham gia thi kể. - Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của từng bạn. - Nhận xét đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, đánh giá. b.3) Tìm hiểu ý nghĩa - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? - Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình. - Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí? - Em học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh rất khó khăn. - Em học được ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Giáo viên kết luận. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. ******************************************************** Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2015 Chiều: TOÁN Tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. 2. KN: - Rèn kỹ năng vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. 3. TĐ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ kẻ bảng trong phần b - SGK để trống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách nhân (chia) nhẩm 1 số tự nhiên với (cho) 10, 100, 1000,... - HS ở dưới lớp nêu tính chất giao hoán của phép nhân. - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Dạy bài mới a. So sánh giá trị của hai biểu thức - Giáo viên viết lên bảng: (2 3) 4 và 2 (3 4) - Cho HS so sánh hai kết quả và rút ra nhận xét b. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống - GV treo bảng phụ kẻ sẵn như SGK - Cho lần lượt các giá trị a, b, c với a = 3, b = 4, c = 5 a = 5, b = 2, c = 3,... - GV ghi kết quả của HS vào bảng phụ - So sánh giá trị của ( a x b) x c và a x (b x c) - GV ghi: (a x b) x c = a x (b x c) - Phát biểu tính chất ? - GV: Có thể tính giá trị biểu thức a x b x c như sau: a x b x c = (a x b) x c = a x ( b x c ) = (a x c) x b - Y/c HS lấy ví dụ và thực hành tính - Vận dụng tính chất k/h vào dạng toán nào? c. Luyện tập - thực hành: Bài 1(a): - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán - GV cho HS quan sát và nêu cách làm mẫu - So sánh cách phù hợp - Yêu cầu HS làm bài - Chữa bài, chốt kết quả. HS nêu cách làm - Em đã vận dụng tính chất nào của phép nhân để làm bài? *Củng cố về tính chất kết hợp của phép nhân Bài 2(a):- Gọi HS đọc y/c. - Yêu cầu HS làm bài, GV chấm, nhận xét một số vở - GVcùng HS chữa bài nhận xét, chốt kết quả đúng. - Nêu cách làm? - Em đã áp dụng t/c nào? *GV chốt: Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để tính nhanh. IV. CỦNG CỐ - Nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân? - NX giờ học; nhắc HS chuẩn bị bài: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - 1HS - 2HS nêu - 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức, HS khác làm vào vở nháp. - 2 biểu thức có giá trị bằng nhau. - HS tính giá trị của ( a x b ) x c và a x (b x c) - HS so sánh - HS phát biểu tính chất - HS lấy ví dụ, lớp nhẫn ét - .... tính nhanh - HS nêu yêu cầu bài toán và phần mẫu. - HS xem mẫu, phân biệt 2 cách làm rồi so sánh kết quả. - HS tự làm vở, 2 HS chữa bài. - HS nhận xét - Tính chất kết hợp của phép nhân - 2HS - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở - HS nhận xét - HS nêu - Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân - 2 HS nhắc lại - HS nghe và thực hiện ********************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 11: Thực hành kĩ năng giữa kì 1 I. MỤC TIÊU: 1. KT: - Hiểu và nhận thức được, cần phải tiết kiệm tiền của và thời giờ. 2. KN: - Rèn cho học sinh có kĩ năng kể câu chuyện và đóng vai 3. TĐ: - Biết đồng tình với hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của, thời giờ. II. CHUẨN BỊ - Phiếu ghi các tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ. - Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Giảng bài *HĐ1: Thảo luận nhóm và đóng vai về tiểu phẩm" Tiết kiệm tiền của" - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai - Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? có cách nào ứng xử khác không? - Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - NX - tuyên dương nhóm đóng vai tốt. * HĐ2: Đóng vai về tiểu phẩm" Tiết kiệm thời giờ" - Các nhóm thảo luận và đóng vai - NX - Tuyên dương nhóm làm tốt - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm đượcvề chủ đề tiết kiệm thời giờ. - GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay - KL: Thời giờ là quý nhất, cần phải sử dụng, tiết kiệm, sử dụng một cách hợp lí. IV. CỦNG CỐ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại nội dung chính của bài: Thời giờ là quý nhất, cần phải sử dụng, tiết kiệm, sử dụng một cách hợp lí. - Chuẩn bị bài sau: Biết ơn ông bà, cha mẹ (Tiết 1) - 2 HS trả lời - HS nhận xét - Các nhóm chẩn bị đóng vai - Một vài nhóm lên đóng vai - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - HS liên hệ thực tế - Vài nhóm lên bảng đóng vai - HS trình bày và liên hệ - 2-3 HS nhắc lại - HS nghe và thực hiện ******************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 21: Luyện tập về động từ. I. MỤC TIÊU 1. KT: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Nhận biết và sử dụng các từ bổ sung nghĩa thời gian cho động từ thông qua bài tập hành hành trong SGK. 2, KN: - Rèn kĩ năng tìm và sử dụng động từ khi nói và viết. 3. TĐ: - HS thấy hứng thú học tập. II. CHUẨN BỊ - Bài tập 2a và 2b viết vào Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS tìm các động từ có trong đoạn văn sau: - Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh. - 1HS nêu - Động từ là gì ? cho ví dụ ? - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, - Nhận xét chung, đánh giá 2 học sinh trả lời và nêu ví dụ. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. GV giới thiệu: Những từ “đã, đang, sắp” bổ sung cho ý nghĩa thời gian cho động từ. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hoặc đã hoàn thành rồi. - 1HS - YCHS trao đổi nhóm và làm bài. GV giúp đỡ nhóm có HS yếu. - HS trao đổi, thảo luận trong nhóm. a) Mới dạo nào những cây ngô non còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã biến thành cây rung rung trước gió và nắng. b) ... Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều. ...Hết hè, cháu vẫn đang xa. Chào mào vẫn hót, Mùa na sắp tàn. - Gọi đại diện học sinh lên bảng lớp, dưới làm VBT. - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên nhận xét - chữa bài. - HS chữa bài nếu sai. - Tại sao chỗ trống này em điền từ đã, sắp, đang - Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra. - Nếu HS nào làm sai, giáo viên giảng kĩ cho các em hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn, đoạn thơ. - Lắng nghe. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui. - 1HS đọc thành tiếng - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền. - Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hoặc bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn. - HS đọc bài, chữa bài, nhận xét - Nhận xét và kết luận lời giải đúng - đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang. - HS đọc lại truyện đã hoàn thành. - Tại sao lại thay bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ) - Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc. - Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư. - Bỏ sẽ vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi. - Truyện đáng cười ở điểm nào? - Truyện đáng cười ở chỗ: vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? IV. CỦNG CỐ - Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho đọng từ ? - Gọi học sinh kể lại truyện “Đãng trí” bằng lời của mình. - Nhận xét tiết học. ***************************************************** Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2015 SÁNG TOÁN Tiết 53: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. 2. KN: - Rèn kĩ năng tính nhanh cho HS. 3. TĐ: - HS thấy hứng thú trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - YCHS nêu tính chất kết hợp của phép nhân. - YCHS tính nhanh: 1324 x 2 x 5 = 468 x 25 x 4 = - Giáo viên nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài 2) Giảng bài mới - 1HS - 2HS làm bảng, lớp làm nháp 2.1: Giới thiệu phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Ví dụ: 1324 x 20 = - HS lớp làm nháp. - Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào ? - HS nêu cách nhân của mình. - GV hướng dẫn cách đặt tính rồi tính. 1324 x 20 26480 - Gọi HS nêu miệng lại cách nhân. Ví dụ: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 2.2: Giới thiệu nhân các số tận cùng là chữ số 0. - Ví dụ: 230 x 70 - HS tự thực hiện phép tính trên bảng. Vài em nêu cách làm. - Có thể nhân 230 x 70 như thế nào? VD: 230 x 70 = 23 x 10 x 7 x 10 = (23 x 7) x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 - Giáo viên chữa bài, hướng dẫn học sinh đặt tính và tính. - Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính. 230 - Đặt tính cột dọc X 70 - Viết thêm 0 vào hàng đ/vị 16100 - Nhân hàng chục.. - GV chốt lại cách nhân: trước hết hạ tất cả các chữ số 0 ở tận cùng xuống tích, sau đó thực hiện nhân như nhân với số có 1 chữ số. - Học sinh nhắc lại - ghi nhớ. 2.3: Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc y/c. - YCHS làm bài. Nhận xét vở một số HS. - Gọi HS nêu cách làm rồi nhận xét. - 1HS. - Tự làm bài vào vở, 3HS lên bảng làm bài. - HS nêu cách làm rồi nhận xét. 1342 13546 x 40 x 30 53680 406380 ............... - Nhận xét, chữa bài. - YCHS nêu cách nhân với số có tận cùng là 0. - GV nhận xét, chốt cách làm. Bài 2: - Giáo viên tổ chức cho HSlàm bài và chữa như bài 1. - Em hãy nêu cách tính khác. - Nhận xét, củng cố cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính - HS nêu. IV. CỦNG CỐ - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. ******************************** TẬP ĐỌC Tiết 21: Có chí thì nên I. MỤC TIÊU 1. KT: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa: Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công. Khuyên người ta phải giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản chí khi gặp khó khăn. 2. KN: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. 3. TĐ: - Giáo dục học sinh tinh thần vượt khó. Giáo dục kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng lắng nghe tích cực. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ kẻ bảng phân chia nội dung các câu tục ngữ + Bảng nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc nối tiếp nhau truyện “Ông trạng thả diều” và trả lời câu hỏi cuối bài. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt - Lớp nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Người như thế nào được đánh giá là người có ý chí và nghị lực? - Học sinh: là người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên. 2. Dạy bài mới a) Luyện đọc - Gọi HS đọc cả bài - 1HS đọc. - Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt ). + Lần 1: Đọc nối tiếp kết hợp sửa cách phát âm. + Lần 2: Đọc nối tiếp kết hợp với giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ. Chú ý câu tục ngữ. Ai ơi đã quyết thi hành Đã đan/thì lâu tròn vành mới thôi! Nhấn giọng ở các từ ngữ: mài sắt, nên kim, hành, lận tròn vành, keo này, bày, trí, nên, bền, vững, bền chí, dù ai, mặc ai, sóng cả, rã tay chèo, + Lần 3: Đọc nối tiếp. - HS đọc trên câu khó trên bảng phụ. - YCHS đọc theo cặp. - HS luyện đọc theo nhóm. - GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, nhẹ nhàng thể hiện lời khuyên chí tình. b) Tìm hiểu bài: - YCHS đọc và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 1 - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi. a) Khẳng định có ý chí thì nhất định sẽ thành công là các câu: 1, 4 b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn là các câu: 2, 5 c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn là các câu: 3, 6, 7 - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - YCHS thảo luận và trả lời câu hỏi 2. - Gọi học sinh trả lời. - Phát biểu và lấy ví dụ theo ý hiểu. - Cách diễn đạt của các câu tục ngữ thật dễ nhớ, dễ hiểu vì: - Lắng nghe + Ngắn gọn. ít chữ (chỉ bằng 1 câu) + Có vần, có nhịp cân đối. + Có hình ảnh. - Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có chí ? - Phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, .... VD: Gặp bài khó không chịu suy nghĩ để làm.... - Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ? - Các câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định: Có chí thì nhất định thành công. - Ghi ND chính của bài. - 2HS nhắc lại d) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - Gọi 1 HS đọc. - Nêu cách đọc hay (như đọc mẫu) - Tổ chức cho HS luyện đọc và học thuộc lòng theo nhóm. GV giúp đỡ từng nhóm. - 4 HS ngồi hai bàn trên dưới luyện đọc, học thuộc lòng. Lớp nghe sửa lỗi cho bạn. - Gọi HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện hàng ngang hoặc hàng dọc. - Mỗi HS đọc thuộc lòng 1 câu tục ngữ theo đúng vị trí của mình - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. - 3 đến 5 học sinh thi đọc. - Nhận xét, tuyên dương HS. IV. CỦNG CỐ - Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói điều gì? - Hs nêu - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. ******************************** TẬP LÀM VĂN Tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. MỤC TIÊU 1
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2015_2016.doc