Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.

- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc

- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

doc 34 trang Hào Phú 30/08/2024 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021
TUẦN 15
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI 
I. MỤC TIÊU: 
Sau hoạt động, HS có khả năng:	
- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực. 
- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý: 
- Chú bộ đội chia sẻ về:
+ Nhiệm vụ của bộ đội. 
+ Công việc hằng ngày của bộ đội. 
+ Nơi làm việc của bộ đội. 
+ Trang phục của bộ đội. 
+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
+ Đặt câu hỏi trò chuyện.
+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội. 
+ Hát cùng chú bộ đội. 
- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.)
__________________________________
TIẾNG VIỆT
 BÀI 66
 uôi uôm
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn vănđọc và các hình ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôi, uôm. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát chơi trò chơi Bơi thuyền – Ôn bài 65

2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh.
- GV đọc từng cụm từ Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
Trong câu có tiếng buồm, xuôi chứa vần uôi, uôm hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu chữ ghi uôi, uôm. HS nhắc lại.
 
Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.

3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần uôi.
 - Gv đánh vần mẫu u- ô-i- uôi.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm uôi trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần uôm tương tự như uôi.
- So sánh uôi và uôm? 
- HS đọc uôi – uôm.
b. Đọc tiếng
- Có uôi muốn có tiếng xuôi ta thêm gì? (thêm x vào trước uôi). 
- GV đưa xuôi vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. Cá nhân – nhóm – lớp.
+ Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần uôi, uôm hãy thêm âm và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. 
Gv đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Chia sẻ cách ghép nhanh? (Thêm âm vào trước vần và dấu thanh trên a).
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ. 
 GV nêu yêu cầu nói nội dung trong tranh. GV cho từ xuất hiện dưới tranh. VD con suối
- Trong từ con suối tiếng nào chứa vần mới? HS phân tích và đánh vần tiếng có vần mới. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sang; quả muỗm. HS phân tích – đánh vần - đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ.
 Lớp đọc đồng thanh.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

 Bài 66 
uôi uôm
xuôi
x
 uôi
 muối muỗi 
 nguội tuổi
 buồm muỗm
 nhuốm nhuộm
 
4. Viết bảng (7 – 10’)
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết vần
và từ ứng dụng chú ý đánh dấu thanh trên ô.
- GV yêu cầu Hs viết bảng.
 

TIẾT 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5. Viết vở (10 – 12’)
- GV hướng dẫn HS viết uôi, uôm.
- GV HD viết từ ứng dụng.
- Chú ý liên kết các nét trong uôi, uôm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
6. Đọc (8 - 10’)
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng. GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
 + Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh (8 – 10’)
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
Em có biết tên những phương tiện đó không? 
Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?

 Buổi sớm mai, ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc. Đàn hải âu sải cánh bay liệng trên bầu trời. Xa xa là những cánh buồm căng gió. Phía bến cảng, những chiếc tàu nối đuôi nhau vào bờ.
8. Củng cố (3’ – 5’)
- GV lưu ý HS ôn lại các tiếng có vần uôi, uôm.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.


TOÁN
BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các kiến thức.
 - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
2. Phát triển năng lực 
 - Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa,).
Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình.
Bộ đồ dùng học Toán 1.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Khởi động (2 – 3’)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :


2. Khám phá (8 – 10’)
-Thông qua đồ vật thật (hộp quà, xúc xắc) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối lập phương (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
-Thông qua đồ vật thật (bể cá, loa thùng) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối hộp chữ nhật (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
3. Hoạt động: (13 - 15’)
*Bài 1: Những hình nào là khối lập phương
- Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình là khối lập , rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
 *Bài 2: Những hình nào là khối hộp chữ nhật -Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình nào là khối hộp chữ nhật, rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
 *Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
a/ HD Hs làm BT
-Mỗi HS tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật trong hình vẽ nối với khối ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
b/Mỗi em có thể nêu tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật mà các em biết trong thực tế quanh ta

3.Củng cố, dặn dò (2- 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? 


Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 67
uôc uôt
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôt, uôc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôt, uôc có trong bài học.
	2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nóitheo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh (1. Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà; 2. Mẹ đưa Hà đi chơi công viên; 3.Chuẩn bị đi dự sinh nhật bạn).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm uôt, uôc cấu tạo và cách viết các vần uôt, uôc hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát; HS ôn lại bài 66. HS đọc bài SHS.

2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
-GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh: Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- GV đọc từng cụm từ 
Trong câu có tiếng vuốt, buộc chứa vần uôc, uôt hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu và ghi uôc, uôt. HS nhắc lại.

 Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
 a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần uôc.
 - Gv đánh vần mẫu u- ô- cờ- uôc.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm uôc trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần uôt tương tự như uôc.
- So sánh uôc và uôt? 
- HS đọc uôc - uôt.
b. Đọc tiếng
- Có uôc muốn có tiếng buộc ta thêm gì? (thêm b vào trước uôc và dấu nặng dưới ô) 
- GV đưa buộc vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. 
Cá nhân – nhóm – lớp. Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần uôc, uôt hãy thêm âm và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. HS đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Chia sẻ cách ghép cho nhanh? (Thêm âm vào trước vần và dấu thanh).
- Lớp giải lao.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ. Chẳng hạn ngọn đuốc. GV nêu yêu cầu nói nội dung trong tranh. GV cho từ xuất hiện dưới tranh. 
- Trong từ ngọn đuốc tiếng nào chứa vần mới? HS phân tích và đánh vần tiếng có vần mới. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với viên thuốc, con chuột HS phân tích – đánh vần - đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ.
 Lớp đọc đồng thanh.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- 1HS đọc toàn bài. 

 buộc
b
uôc
 cuốc luộc
 ruốc thuộc
 buốt muốt
 ruột tuột
4. Viết bảng (7 – 10’)
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết chữ. 
- GV yêu cầu Hs viết bảng.
 

TIẾT 2
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5. Viết vở (10 – 12’)
- GV hướng dẫn HS viết uôc, uôt.
- GV HD viết từ ứng dụng từ.. 
- Chú ý liên kết các nét trong uôc, uôt.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
6. Đọc (8 - 10’)
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêc, iên, iêp. GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
 + Mẹ cho Hà đi đâu?
+ Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui?
+ Hà mặc gì khi đi chơi?
+ Theo mẹ Hà, khi đi chơi, cần phải ăn mặc như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh (8 – 10’)
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
Các bạn ấy đang làm gì? 
Em đã bao giờ làm những việc đó chưa? Nếu đã làm, em có cảm thấy thích thú khi làm việc đó không?
 
 Mẹ cho Hà đi công viên. Cô bé rất thích thú và háo hức. Hà mặc váy trắng, đi đôi giày màu hồng. Mẹ còn vuốt tóc và buộc nơ cho Hà. Mẹ bảo Hà khi đi chơi cần ăn mặc gọn gàng lịch sự.
 
8. Củng cố (3’ – 5’)
- GV lưu ý HS ôn lại các tiếng có vần iêc, iên, iêp.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.


GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GV CHUYÊN DẠY
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 11: CON NGƯỜI NƠI EM SỐNG 
I.MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Kể được một số công việc của người dân xung quanh.
Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể. 
Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của mình về công việc, nghề nghiệp sau này. 
Nhận biết được công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng cùng đáng quý, đáng trân trọng. 
Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tự giác tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ
GV: 
+ Tranh ảnh một số người làm những công việc khác nhau.
+ Video/clip một số công việc, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Một số tấm bìa có ghi công việc, nghề nghiệp cụ thể.
HS
+ Sưu tầm tranh ảnh về công việc của những người xung quanh.
+ Sưu tầm tranh ảnh một số việc mình đã tham gia với cộng đồng (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Mở đầu

- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời nhằm kích thích sự hứng thú với bài học mới.
- GV cũng có thể tổ chức cho HS nghe một số bài hát nói về các công việc, nghệ nghiệp khác nhau. Sau đó, đặt câu hỏi (Các bài hát này nói về công việc gì?) từ đó dẫn dắt vào nội dung bài mới.
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV (Những người trong hình là ai? Công việc của họ là gì? Công việc đó đem lại những Lợi ích gì? ).
-Từ đó, HS nhận biết một số người và công việc cụ thể của họ: 
GV khuyến khích HS nêu lợi ích của những công việc cụ thể đó 
Yêu cầu cần đạt: HS nói được tên một số công việc được thể hiện trong SGK.
Hoạt động 2
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi của GV, qua đó các em nhận biết được đó là những công việc: đầu bếp, thu ngân ở siêu thị, cảnh sát giao thông 
- Khuyến khích HS kể về những công việc mà các em quan sát được ở nơi mình sinh sống.
 Từ đó trả lời các câu hỏi gợi ý của GV (Những công việc đó diễn ra ở đâu? Những công việc đó có lợi ích gì? Em có thích những công việc đó không? Vì sao?..). 
- GV nhận xét và bổ sung. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể được nhiều người với các công việc khác nhau và nêu được cảm xúc của bản thân về các công việc đó. 
Hoạt động thực hành 
GV tổ chức HS làm việc theo nhóm ở hoạt động này. Từng thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe về công việc của bố mẹ, anh chị mình. Yêu cầu cần đạt: HS nói được công việc của bố mẹ và một số người thân, có thái độ trân trọng đối với mọi người và những công việc cụ thể của họ.
Hoạt động vận dụng 
HS về về công việc mà mình mơ ước, sau đó GV có thể gọi một số bạn trình bày trước lớp và nói được lí do vì sao lại thích làm công việc đó. Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin giới thiệu được công việc mà mình yêu thích.

 Nội dung các hình 
- Một số công việc, nghề nghiệp trong xã hội: Bác sĩ, kĩ sư xây dựng, người nông dân, lính cứu hỏa, đầu bếp, thu ngân ở siêu thị, cảnh sát giao thông.
Bác sĩ - khám, chữa bệnh;
 Chú kĩ sư xây dựng - thiết kế nhà; 
Bác nông dân gặt lúa; 
Chú lính cứu hoả – chữa cháy,...
- Trồng trọt: làm ra lúa gạo, rau , lương thực.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Làm ra cá tôm,  cung cấp thực phẩm. 
- Lái xe, hướng dẫn viên du lịch,...)
Công việc mà mình mơ ước: 
3. Đánh giá
HS biết được công việc của bố mẹ, người thân và một số người xung quanh. Hình thành được mơ ước về công việc trong tương lai.

4. Hướng dẫn về nhà
Kể với bố mẹ, anh chị về công việc mơ ước của mình sau này.


Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 68
uôn uông 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôn, uông; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uôn, uông; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôn, uông (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vầnuôn, uông.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôn, uông có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là khi trời mưa với những dự báo theo kinh nghiệm dân gian của người Việt.
3. Thái độ
- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôn, uông; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát; HS ôn lại bài 67. HS đọc bài SHS.

2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh: Chuồn chuồn bay qua các luống rau. 
- GV đọc từng cụm từ 
Trong câu có tiếng chuồn, luống có chứa các vần uôn, uông hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu chữ ghi uôn, uông. HS nhắc lại.
 
Chuồn chuồn bay qua các luống rau. 
 
3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần uôn.
 - Gv đánh vần mẫu u-o- nờ - uôn.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm uôn trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần uông tương tự như uôn.
- So sánh uôn và uông? 
- HS đọc uôn - uông.
b. Đọc tiếng
-Có uôn muốn có tiếng chuồn ta thêm gì? (thêm ch vào trước uôn và dấu huyền trên ô) 
- GV đưa chuồn vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. 
Cá nhân – nhóm – lớp.
+ Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần uôn, uông hãy thêm âm và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. HS đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Chia sẻ cách ghép cho nhanh? (Thêm âm vào trước vần và dấu thanh).
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ. Chẳng hạn cuộn chỉ. GV nêu yêu cầu nói nội dung trong tranh. GV cho từ xuất hiện dưới tranh. 
- Trong từ cuộn chỉ tiếng nào chứa vần mới? HS phân tích và đánh vần tiếng có vần mới. 
-GV thực hiện các bước tương tự đối với buồng chuối, quả chuông. HS phân tích – đánh vần - đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ.
 Lớp đọc đồng thanh.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

Bài 68
 uôn uông 
 chuồn
ch 
uôn
 khuôn muốn
 muộn nguồn
 buồng luống
thuổng vuông
 
4. Viết bảng (7 – 10’)
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết vần
và từ ứng dụng: 
- GV yêu cầu Hs viết bảng.
 
TIẾT 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5. Viết vở (10 – 12’)
- GV hướng dẫn HS viết uôn, uông.
- GV HD viết từ ứng dụng .
- Chú ý liên kết các nét trong uôn, uông.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
6. Đọc (8 - 10’)
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôn, uông. GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- HS đánh vần từ mới; đọc trơn Cá nhân- nhóm – lớp.
- HS xác định số câu. 
- HS đọc thành tiếng các câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+ Những dấu hiệu nào báo hiệu trời sắp mưa?
+ Từ ngữ nào miêu tả tiếng mưa rơi xuống rất mạnh?
+ Cảnh vật sau con mưa được miêu tả như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh (8 – 10’)
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
 Các em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
Bức tranh thể hiện những hiện tượng thời tiết nào? 
Em có thích những hiện tượng thời tiết đó không? Vì sao?
HS chia sẻ với bạn trong nhóm và trước lớp. GV và HS nhận xét.

 Trời sắp mưa. Chuồn chuồn bay thấp. Bầu trời đen kịt. Gió thổi mạnh cuốn theo những đám lá khô. Rồi mưa ào ào trút xuống.
 Mưa tạnh, những hạt mưa long lanh đọng trên các cuống lá. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ.
8. Củng cố (3’ – 5’)
- GV lưu ý HS ôn lại các tiếng có vần uôn, uông.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.


ÂM NHẠC
GV CHUYÊN DẠY
MĨ THUẬT
GV CHUYÊN DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV CHUYÊN DẠY
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 69
ươi ươu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươi, ươu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươi, ươu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vầnươi, ươu(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươi, ươu
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươi, ươu có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật đặc biệt như chim khướu (loài chim biết bắt chước tiếng người), lạc đà (một loài vật đặc biệt với cái bướu lớn trữ mỡ trên lưng, có thể giúp con người băng qua những vùng sa mạc khắc nghiệt trong nhiều ngày), một số loài vật thông minh, có khả năng làm xiếc (xiếc thú) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (1. Hình ảnh chim khướu biết bắt chước tiếng người; 2. Hình ảnh chú lạc đà đang đi qua sa mạc; 3. Hình ảnh rạp xiếc với những tiết mục xiếc thú đặc sắc.)
- Phát triển kỹ năng nói về một diễn biến nào đó mà em đã trải nghiệm, cụ thể là nói về một buổi đi xem xiếc với những tiếc mục xiếc thú đặc sắc.
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươi, ươu; hiểu rồ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Hiểu biết về loài lạc đà: một loài vật đặc biệt với cái bướu lớn dự trữ mỡ trên lưng, có thể giúp con người băng qua những vùng sa mạc khắc nghiệt trong nhiều ngày.
- Hiểu biết về một số loài chim, thú thông minh, có khả năng bắt chước tiếng nói, hành động của con người, làm theo những chỉ dẫn của con người.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát; HS ôn lại bài 68. HS đọc bài SHS.

2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh. Chim khướu/ biết bắt trước tiếng người.
- GV đọc từng cụm từ 
Trong câu có tiếng khướu, người chứa ươu, ươi hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu chữ ghi ươu, ươi. HS nhắc lại.

 Chim khướu biết bắt trước tiếng người.
 
3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần ươi.
 - Gv đánh vần mẫu ư- ơ- i- ươi.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm ươi trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần ươi tương tự như ươi.
- So sánh ươi và ươu? 
- HS đọc ươi - ươu.
b. Đọc tiếng
-Có ươi muốn có tiếng người ta thêm gì? (thêm ng vào trước ươi và dấu huyền trên ơ) 
- GV đưa người vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. Cá nhân – nhóm – lớp.
+ Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần ươi, ươu hãy thêm âm đầu và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. 
HS đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Chia sẻ cách ghép cho nhanh? (Thêm âm vào trước vần và dấu thanh).
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ. Chẳng hạn tươi cười. GV nêu yêu cầu nói nội dung trong tranh. GV cho từ xuất hiện dưới tranh. 
- Giới thiệu về tươi cười. (Đưa tranh)
- Trong từ tươi cười tiếng nào chứa vần mới? HS phân tích và đánh vần tiếng có vần mới. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với quả bưởi, ốc bươu. HS phân tích – đánh vần - đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

Bài 64
 iêt iêu yêu 
 Người
 ng 
ươi
 bưởi cười 
 lưới mười
 bướu hươu
khướu rượu
4. Viết bảng (7 – 10’)
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết chữ.
và từ ứng dụng.
- GV yêu cầu Hs viết bảng.

 
TIẾT 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5. Viết vở (10 – 12’)
- GV hướng dẫn HS viết ươi ươu.
- GV HD viết từ ứng dụng.
- Chú ý liên kết các nét trong ươi ươu.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
6. Đọc (8 - 10’)
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươi ươu. GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+ Lạc đà có bộ phận gì đặc biệt? Bộ phận đó nằm ở đầu?
+ Vì sao lạc đà có thể sống nhiều ngày mà không cần ăn uống:
+ Lạc đà có lợi ích gì đối với con người?
 - GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh (8 – 10’)
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
Các em nhìn thấy những con vật nào trong tranh? 
Em có biết từng con vật trong tranh có những lợi ích gì không?
- GV cần giúp HS hiểu đưoc lợi ich của một số vật nuôi, sự gắn gũi của vật nuôi với con người. Vì vậy chúng ta cần biết yêu thương vật nuôi, không được lạm dụng và ngược đãi chúng.

 Lạc đà là con vật đặc biệt. Nó có cái bướu to trên lưng. Bướu của lạc đà là nơi dự trữ chất béo. Nhờ thế mà nó có thể sống qua nhiều ngày mà không cần ăn uống. Lạc đà giúp con người bang qua những vùng sa mạc khô cằn. 
8. Củng cố (3’ – 5’)
- GV lưu ý HS ôn lại các tiếng có vần ươi, ươu.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.


TIẾNG ANH
GV CHUYÊN DẠY
TOÁN
BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 2)
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các kiến thức.
 - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
2. Phát triển năng lực 
 - Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa,).
Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình.
Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Khởi động (2 – 3’)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
 
2/Hoạt động (24 – 28’)
* Bài 1: 
 - GV nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS HS thực hiện:
 - GV có thể phóng to hình vẽ trong SGK hoặc chiếu lên bảng để HS quan sát, rồi tự trả lời các câu hỏi của bài toán.
- HS quan sát, từ đó nhận biết rồi đếm số khối lập phương có trong hình vẽ.
- HS quan sát, từ đó nhận biết qua hai dấu hiệu (khối gỗ dạng khối hộp chữ nhật và có màu đỏ), rồi đếm số khối hộp chữ nhật màu đỏ có trong hình vẽ.
 - GV cùng HS nhận xét
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Các khối gỗ lập phương xếp, ghép thành hình các chữ T, H, C. Yêu cầu HS quan sát, đếm số lượng khối lập phương ở mỗi chữ, rồi so sánh và trả lời các câu hỏi.
 a/ Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất
 b/Chữ nào được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau
 - GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Các khối lập phương xếp thành các hình: A, B, C. Yêu cầu HS nhận ra hình nào là khối lập phương trong ba hình đó rồi trả lời.
 - GV mời HS trình bày
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 4 : 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát để nhận ra quy luật. Xếp lần lượt các hình theo từng nhóm (khối hộp chữ nhật, khối lập phương) rồi tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
- HS quan sát thấy các khối lập phương được xếp theo quy luật từng nhóm gồm ba màu (đỏ, vàng, xanh,). Từ đó tìm ra hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
 - GV mời HS trình bày.
- GV cùng HS nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò (2- 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? 


Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 70
ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vầnuôn, uông ,ươi, ươu,uôi, uôm, uôt, uôc; cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vầnuôn, uông ,ươi, ươu,uôi, uôm, uôt, uôc; hiểu và

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc