Giáo án Công nghệ Lớp 7 (STEM) - Chủ đề: Dụng cụ ươm mầm Mini

Học sinh vận dụng được các kiến thức:

+ Bài 17 : Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm ( CN 7)

+ Bài 18: Thực hành : Xác định sức nảy mầm của hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ( CN7)

+ Bài 35: Điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( Sinh học 6)

- Thiết kế các dụng cụ để ươm mầm mầm mini(hs tự tìm kiếm )

Từ đó tạo ra các dụng cụ để ươm mầm giá đổ , cải mầm phục vị trong đời sống của con người đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và an toàn

3. MỤC TIÊU

a. Kiến thức:

Mô tả được quá trình làm dụng cụ ươm mầm mi ni

Biết được các bước tiến hành

Hình thành các kiến thức về: thiết kế và tính toán

b. Kĩ năng:

- Biết được kỹ năng thực hành chế tạo dụng cụ ươm mầm ni ni

c. Phẩm chất:

- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;

- Yêu thích say mê nghiên cứu khoa học

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Năng lực:

- Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức về dung dịch;

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.

- Năng lực quan sát

docx 9 trang Hào Phú 15/05/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 (STEM) - Chủ đề: Dụng cụ ươm mầm Mini", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 (STEM) - Chủ đề: Dụng cụ ươm mầm Mini

Giáo án Công nghệ Lớp 7 (STEM) - Chủ đề: Dụng cụ ươm mầm Mini
1. TÊN CHỦ ĐỀ: DỤNG CỤ ƯƠM MẦM MI NI
(Số tiết: 2- Lớp: 7)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: 
	Học sinh vận dụng được các kiến thức:
	+ Bài 17 : Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm ( CN 7)
+ Bài 18: Thực hành : Xác định sức nảy mầm của hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ( CN7) 
+ Bài 35: Điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( Sinh học 6)
- Thiết kế các dụng cụ để ươm mầm mầm mini(hs tự tìm kiếm )
Từ đó tạo ra các dụng cụ để ươm mầm giá đổ , cải mầm phục vị trong đời sống của con người đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và an toàn 
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức: 
Mô tả được quá trình làm dụng cụ ươm mầm mi ni
Biết được các bước tiến hành 
Hình thành các kiến thức về: thiết kế và tính toán 
b. Kĩ năng:
- Biết được kỹ năng thực hành chế tạo dụng cụ ươm mầm ni ni
c. Phẩm chất:
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
- Yêu thích say mê nghiên cứu khoa học
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
d. Năng lực:
- Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức về dung dịch;
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực quan sát
4. THIẾT BỊ:
Sưu tầm các chai nhựa đã qua sử dụng, khay chậu sẵn trong gia đình ....
Cuốc , xẻng , đất pha cát , kéo ....
Các loại hạt : ngô, đậu xanh , lúa, cải ....
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ( chuyển giao nhiệm vụ )
a. Mục đích của hoạt động
	Học sinh trình bày được kiến thức về ưu nhược điểm của cách làm dụng cụ ươm mầm mini
	b. Nội dung hoạt động
	- HS trình bày về ưu nhược điểm của một số quy trình sản xuất rau trên thị trường 
	- GV tổ chức HS làm thí nghiệm gieo hạt ở các môi trường khác nhau ( trong đất , trên cát , trong nước , trên đất ẩm )
	- Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành thí nghiệm gieo hạt bằng các dụng cụ sẵn có trong gia đình và tận dụng các dụng cụ phế thải 
	- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
	c. Sản phẩm học tập của học sinh
	- Bản ghi chép xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt 
	d. Cách thức tổ chức
	GV đặt vấn đề giới thiệu thí nghiệm: Có cách nào có thể tạo ra các loại thực phẩm sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người ? 
GV chia nhóm (mỗi nhóm từ 6-8 HS)
	- GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm. 
	Mục đích: Tiến hành thí nghiệm để tạo ra thực phẩm sạch cho con người từ vật liệu phế thải ... nhằm hạn chế ô nhiểm môi trường 
	GV phát phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm cho các nhóm để các nhóm tự tiến hành thí nghiệm:
	Nguyên vật liệu: các nhóm tự sưu tầm bằng ý tưởng khác nhau
	- HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.
	- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một số dung dịch kích thích hạt nảy mầm trên thị trường .
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ 
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ( tiết 1)
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm và xác định được sức nảy mầm , tỉ lệ nảy mầm của hạt 
	b. Nội dung hoạt động
	- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:
+ Bài 17 : Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm ( CN 7)
+ Bài 18: Thực hành : Xác định sức nảy mầm của hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ( CN7) 
+ Bài 35: Điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( Sinh học 6)
	- Học sinh thảo luận về loại dụng cụ và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
+ Cần tìm kiếm dụng cụ nào để ươm mầm mini
+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
	- Học sinh xây dựng phương án thiết kế dụng cụ và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
	- Yêu cầu:
+ Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của dụng cụ và các nguyên vật liệu sử dụng
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về các điều kiện nảy mầm của hạt , các bước xử lí hạt giống , cách tính tỉ lệ nảy mầm ....
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm , biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt 
Xây dựng bản thiết kế dụng cụ theo yêu cầu;
Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet
Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KÊ( HS làm ở nhà 4 – 5 ngày )
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế về dụng cụ của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. 
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện 
c. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế dụng cụ ươm mầm mi ni bằng chai nhựa 
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
Nội dung cần trình bày;
Thời lượng báo cáo;
Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM DỤNG CỤ ƯƠM MẦM MINI( tiết 2)
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu dụng cụ, vật liệu trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm. 
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;
Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
c. Sản phẩm của học sinh
	Ảnh sản phẩm
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, lựa chọn dụng cụ pha chế. 
Phiếu đánh giá tiêu chí sản phẩm . Phiếu số 1
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt được 
Vật liệu ươm mầm mini
3đ

Tỉ lệ nảy mầm 
4đ

Sức nảy mầm của hạt 
1đ

Trưng bày sản phẩm có tính thẩm mỹ
2đ

Tổng
10đ


Phiếu đánh giá 2: Đánh giá sản phẩm (dành cho học sinh)
Phiếu này dược sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm 
Nhóm đánh giá:.
Tiêu chí
Điểm tối đa
Nhóm
.
Nhóm
.
Nhóm
.
Nhóm
.
Nhóm
.
Nhóm
.
Điểm đạt được
Điểm đạt được
Điểm đạt được
Điểm đạt được
Điểm đạt được
Điểm đạt được
Nguyên vật liệu 
3






Sức nảy mầm 
3







Tỉ lệ nảy mâm
3







Tính thẩm mỹ của sp
1






Trình bày hấp dẫn
1







Tổng điểm
10
Phụ lục
BẢN THIẾT KẾ
Nhóm:..
Hình ảnh bản thiết kế:
Mô tả thiết kế và giải thích: 
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: 
STT
Tên nguyên vật liệu, dụng cụ
Số lượng dự kiến

Quy trình thực hiện dự kiến:
Các bước
Nội dung
Thời gian dự kiến

BẢNG TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
TT
NGUYÊN VẬT LIỆU
ĐƠN GIÁ
(vnđ)
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
THÀNH TIỀN (vnđ)
1
Chai nhựa 

cái
0
0
2
Hạt cải 
100000
lon
1
10000
Tổng kinh phí
10000

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_stem_chu_de_dung_cu_uom_mam_mini.docx