Giáo án bài học Lớp 1 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm (Tiết 49)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ"
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
1. Năng lực:
- Biết chọn trang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động;
- Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân;
2. Phẩm chất:
- Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử;
- Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Văn nghệ chào mừng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 1 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bài học Lớp 1 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

TUẦN 17 ----------------&---------------- Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm (Tiết 49) SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ" I. MỤC TIÊU: HS có khả năng: 1. Năng lực: - Biết chọn trang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động; - Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân; 2. Phẩm chất: - Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử; - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Văn nghệ chào mừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) - Toàn trường hát bài: Đi đường em nhớ (sáng tác: Hoàng Văn Yến). -GV nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị chào cờ. - HS tham gia Hoạt động 2: Khám phá (10 phút) * Chào cờ - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - HS tham gia - HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành (20 phút) GIAO LƯU “NÉT ĐẸP TUỔI THƠ” * Bước 1: TPT tuyên bố lí do tổ chức giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ” * Bước 2: Lớp trực tuần giới thiệu lần lượt các màn trình diễn trang phục phù hợp với từng loại hoạt động của các lớp trong nển nhạc tạo nên không khí sôi động: + Trang phục đi học nam, nữ. + Trang phục tham gia thể thao. + Trang phục lao động nam, nữ. + Trang phục đi chơi nam, nữ. * Bước 3: TPT đưa ra các câu hỏi và tình huống về ứng xử để HS tham gia trả lời Sau mỗi câu trả lời cho câu hỏi, tình huống đặt ra, TPT khuyến khích những câu trả lời đa dạng khác nhau nhằm tạo cơ hội cho nhiểu em được tham gia, đồng thời để các em thấy được nội dung vấn để một cách toàn diện, sâu sắc hơn. (Các tiết mục văn nghệ được biểu diễn đan xen trong quá trình tổ chức.) * Bước 4: Chia sẻ cảm nghĩ - TPT nêu câu hỏi: Theo em, điều gì làm nên nét đẹp tuổi thơ? - Khích lệ HS toàn trường tham gia chia sẻ. - TPT khái quát ý kiến của HS và kết luận những ý chính thể hiện nét đẹp của tuổi thơ: + Vẻ đẹp bình dị bên ngoài với các bộ trang phục phù hợp. + Vẻ đẹp chân thành, hồn nhiên, trong sáng trong giao tiếp, ứng xử. ĐÁNH GIÁ - TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ”. - Biểu dương những tập thể, cá nhân chuẩn bị và thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và tích cực tham gia trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến. - Tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc qua buổi giao lưu. - Các đội tự giới thiệu về đội của mình: tên đội, số thành viên, đội trưởng, mong muốn của đội. - HS ngồi dưới quan sát để đưa ra bình luận, nhận xét, đánh giá và bình chọn những bạn tự tin trình diễn bộ trang phục phù hợp mà mình yêu thích. - HS tham gia trả lời. - HS toàn trường tham gia và lắng nghe tích cực để học tập, nhận xét và bình chọn những câu trả lời hay mà mình tâm đắc. - HS toàn trường tham gia chia sẻ. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS chia sẻ cảm xúc qua buổi giao lưu. Hoạt động 4: Vận dụng – sáng tạo (5 phút) - Yêu cầu HS các lớp tiếp tục phát huy nét đẹp tuổi thơ của mình qua cách ăn mặc, ứng xử phù hợp hằng ngày. - HS thực hiện Hoạt động 5: Tổng kết: (3 phút) - HS vào lớp hoặc nghỉ theo sự điểu khiển của GV - HS thực hiện --------------------------------------- Tiết 2,3: Tiếng Việt (Tiết 193+194) Bài 76: oan oăn oat oăt I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Năng lực: - Nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần oan, oăn, oat, oăt. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần oan, oăn, oat, oăt có trong bài học. - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Trông cây được gợi ý trong tranh. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt trên phim hoạt hình; tranh khu vườn cây; tranh một nhóm HS đang trông cây). 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - SGK, tranh minh họa SGK, bộ chữ học vần biểu diễn, bảng phụ (nếu có). - Bảng phụ cho phần viết III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) * Tổ chức cho HS hát * Nhận biết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV y/c HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV đọc từng cụm từ dưới tranh, yêu cầu HS đọc theo. - GV tô màu vần ươc, ươt trong câu: Trên phim hoạt hình voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt. -Hôm nay chúng ta sẽ học bài 76: oan, oăn, oat, oăt. - HS nghe và hát bài: Chò người ban mới đến - HS quan sát tranh - 2 – 3 HS trả lời. - HS nhận xét chéo bạn. - HS lắng nghe. - HS nói theo - HS đọc từng cụm từ theo GV: Trên phim hoạt hình/ voi bước khoan thai/ thỏ chạy thoăn thoắt. - HS nhận biết chữ ghi vần oan, oăn, oat, oăt. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 1. Đọc: a. Đọc vần: * Đọc vần oan, oăn, oat, oăt: - GV đưa chữ oan lên bảng để giúp HS nhận biết chữ mới trong bài học này. - GV đọc mẫu vần oan (GV chú ý lắng nghe HS đọc, sửa cho HS nếu các em đọc chưa đúng) * Đọc vần oăn, oat, oăt: Quy trình giống với quy trình đọc vần oan - Yêu cầu HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các vần - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương * Ghép vần: - GV yêu cầu HS ghép vần oan, oăn, oat, oăt. - GV nhận xét b. Đọc tiếng: * Đọc tiếng mẫu: - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu khoan - GV gọi 4 – 5 HS đánh vần mẫu: . khờ - oan - khoan - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc cả lớp. - GV gọi 4 – 5 HS đọc trơn tiếng mẫu. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc cả lớp. * Ghép chữ cái tạo tiếng: - GV yêu cầu HS ghép tiếng khoan. - GV yêu cầu 2 -3 HS phân tích tiếng * Đọc tiếng: - GV đưa các tiếng chứa vần oan, oăn, oat, oăt yêu cầu HS tìm điểm chung. - Y/c HS đánh vần nối tiếp, cả lớp đánh vần đồng thanh. - Gọi 2 – 3 HS đọc trơn tất cả các tiếng: hoạt, khoát, toán, xoan. choắt, hoắt, ngoằn, thoăn - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương c. Đọc từ ngữ: - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt - Gọi 1 - 2 HS phân tích, đọc trơn tiếng xoan đọc trơn từ hoa xoan. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Y/c cả lớp đọc đồng thanh. * Tiến hành tương tự với các từ: tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc từng nhóm và cả lớp đọc lại các tiếng, từ ngữ. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 2. Viết bảng con: - GV đưa mẫu chữ viết các chữ oan, oăn, oat, oăt và hướng dẫn HS quan sát. Ξn, ęn, Ξt, ęt LJʼn xęn ηŧ hijt - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các chữ oan, oăn, oat, oăt (chữ cỡ nhỏ) * Lưu ý: liên kết giữa nét của các con chữ và khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng. - GV y/c HS viết bảng con (GV theo dõi, giúp đỡ HS còn hạn chế) - GV y/c HS nhận xét bảng con. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - HS quan sát, nhận biết - 4 – 5 HS đọc vần oan, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS nhận biết, đọc vần oăn, oat, oăt - Khoảng 1 – 2 HS so sánh điểm giống và khác nhau - HS nhận xét chéo bạn. - HS lắng nghe. - HS lần lượt ghép vần oan, oăn, oat, oăt - HS lắng nghe - HS nhận biết, đọc khoan - Đọc ĐT cả lớp. - 4 – 5 HS đánh vần mẫu - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS cả lớp đánh vần đồng thanh. - 4 – 5 HS đọc trơn tiếng mẫu - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS cả lớp đọc trơn đồng thanh. - HS ghép tiếng khoan. - 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. - 1 – 2 HS tìm điểm chung cùng chứa vần oan, oăn, oat, oăt: hoạt, khoát, toán, xoan. choắt, hoắt, ngoằn, thoăn - HS đánh vần nối tiếp theo dãy ngồi tất cả các tiếng có cùng vần oan, oăn, oat, oăt. Cả lớp đánh vần đồng thanh. - 2 – 3 HS đọc tất cả các tiếng. Lớp đọc đồng thanh: hoạt, khoát, toán, xoan. choắt, hoắt, ngoằn, thoăn - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - 2 – 3 HS nói tên các các sự vật trong tranh: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt - 1 - 2 HS phân tích, đọc trơn tiếng xoan đọc trơn từ hoa xoan. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc đồng thanh từ hoa xoan. - HS phân tích, đọc trơn được các tiếng: xoăn, hoạt, hoắt đọc trơn được từ: tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. - HS đọc từng nhóm và cả lớp đọc lại các tiếng, từ ngữ. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe quy trình viết các chữ oan, oăn, oat, oăt (chữ cỡ nhỏ). - HS viết vào bảng con oan, oăn, oat, oăt và tóc xoăn, nhọn hoắt - HS nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe. TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành (33 phút) 1. Viết vở - GV yêu cầu HS tô và viết chữ oan, oăn, oat, oăt; từ ngữ tóc xoăn, nhọn hoắt vào vở tập viết 1, tập một (viết chữ cỡ vừa và nhỏ). (GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.) - GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương HS viết đúng, đẹp. - HS tô và viết chữ oan, oăn, oat, oăt từ ngữ tóc xoăn, nhọn hoắt vào vở tập viết 1, tập một. - HS lắng nghe. 2. Đọc câu, đoạn: - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn ứng dụng - Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa oan, oăn, oat, oăt. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. - GV đọc mẫu cả đoạn. - GV y/c HS nhận xét bạn - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc thành tiếng cả đoạn - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát. - GV hỏi: + Vườn có những cây gì? + Vì sao vườn cây lại ngập tràn sắc tím? + Vì sao khu vườn thật là vui? - GV nhận xét, chốt lại. - HS đọc thầm câu, đoạn ứng dụng. - HS tìm: xoan, loạt, thoăn thoắt. - HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. - 4 – 5 HS đọc cả đoạn. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc theo cá nhân hoặc theo nhóm, sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - HS quan sát tranh. - HS trả lời. Dự kiến + Vườn có những cây: Xoan, khế, ... + Hoa xoan, hoa khế đều có màu tím. + Vì có nhiều loài chim vui hót, nhảy múa. 3. Nói theo tranh: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: + Em thấy gì trong tranh? Các bạn HS đang làm gì? + Em đã bao giờ trồng cây chưa? + Em có thích trồng cây không? Vì sao? + Muốn có bóng mát hoặc hoa thơm, quả ngọt các em cần làm gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát tranh theo cặp trong SGK và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. Dự kiến: + Các bạn nhỏ đang trồng cây. + HS trả lời. + HS trả lời theo vốn hiểu biết. Rất thích trồng cây, vì trồng cây cho ta bóng mát, hoa, quả,... + Chăm sóc, bảo vệ cây, không chặt phá hoặc để súc vật phá hoại.... - HS thực hiện: Thảo luận – trao đổi về lợi ích của việc trồng cây. - HS nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng – sáng tạo (5 phút) * Trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt “ - Cách chơi: HS chia thành 2 nhóm, đại diện mỗi nhóm 5 bạn, nối tiếp nhau tìm tiếng chứa vần vừa học. - Tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét tuyên dương - HS lắng nghe. - HS chơi. - HS nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi - mở rộng (2 phút) - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV lưu ý HS ôn lại vần vừa học. - Yêu cầu HS về tìm các tiếng chữa vần vừa học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài, hoàn thành bài và xem trước bài mới. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. --------------------------------------- Tiết 4: Mĩ thuật GVBM dạy ----------------&---------------- Buổi chiều Tiết 1: Toán (Tiết 49) BÀI 17: Ôn tập các số trong phạm vi 10 (2 tiết) I. MỤC TIÊU : 1. Năng lực: Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,). Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10. 2. Phẩm chất: - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm câu trả lời cho bài toán,... II. CHUẨN BỊ: - Các đồ dùng, vật liệu để thực hiện một số trò chơi khi ôn tập. - Bộ đồ dùng học Toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) * Trò chơi: “Trời mưa, trời mưa” - Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa - Quản trò: Mưa nhỏ - Quản trò: Trời chuyển mưa rào - Quản trò: Sấm nổ - Quản trò: Đã 9 giờ tối - Quản trò: Trời đã sáng tỏ - Quản trò: Rủ nhau tới trường - HS tham gia chơi trò chơi + Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu) + Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau) + Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn) + Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần) + Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu) + Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy) + Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn) Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành (26phút) * Bài 1: Số? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số cá của từng bể, rồi tìm số thích hợp. - Tổ chức HS nêu kết quả, gv viết lên bảng - GV cùng Hs nhận xét - Tổ chức HS đọc các số đó. - HS quan sát và đếm - HS làm phiếu BT. - Hs nêu miệng. -HS nhận xét bạn - HS đọc số * Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số các con vật trong tranh GV hỏi: Trong tranh có mấy con thỏ? - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, điền vào phiếu bài tập phần còn lại. - GV cùng Hs nhận xét b) GV hỏi: Trong các con vật : thỏ, chó, trâu số con vật nào ít nhất? - GV cùng Hs nhận xét - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát - HS nêu miệng: 6 con thỏ - HS thảo luận nhóm 4, điền vào phiếu bài tập phần còn lại. 6 9 3 7 2 - HS nhận xét nhóm bạn - HS trả lời. Dự kiến: Con trâu ít nhất. -HS nhận xét bạn *Bài 3: >, <, = - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Để so sánh được chúng ta phải làm gì? - Tổ chức cho HS làm bài vào vở - GV cùng Hs nhận xét - HS nêu: So sánh số với kết quả phép tính. - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả. > = < > = < - Hs nhận xét Hoạt động 3: Vận dụng – sáng tạo (10 phút) * Trò chơi: Tia chớp - GV đưa nhanh các tranh có số lượng con vật khác nhau. - Tổ nào đoán được đúng và nhiều nhất tổ đó chiến thắng. - HS chơi theo tổ, đoán nhanh số các con vật trong từng tranh. - HS chơi Hoạt động 4: Tìm tòi - mở rộng (2 phút) - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài tiết sau - HS nhắc lại nội dung bài. --------------------------------------- Tiết 2: Tăng cường Toán (Tiết 33) BÀI 17: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 ( Tiết 1 – trang 96, 97) I. MỤC TIÊU : 1. Năng lực: - Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,). 2. Phẩm chất: Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10. II. CHUẨN BỊ: Vở bài tập Toán, tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) - Ổn định tổ chức - Cho học sinh chơi trò chơi " Truyền điện". - Lớp trưởng điều khiển. Một bạn đọc số bất kì trong phạm vi 10 sau đó chỉ bạn khác tìm 1 số trong phạm vi 10 làn lượt cho đến khi tìm hết số GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt. - Giới thiệu bài: Ôn tập các số trong phạm vi 10 - Hát - Học sinh tham gia chơi - Lắng nghe Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành (36 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh mở vở bài tập toán * Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát và làm theo mẫu - GV cùng Hs nhận xét - HS quan sát nhìn trang viết số và nối số với tranh thích hợp. Hai học sinh lên bàng làm bài 6 3 b,Viết các số trên theo theo thứ tự: - Từ bé đến lớn: 0,1, 2,3,4,5,6,7,8,9,10 - Từ lớn đến bé: 10, 9,8,7,6,5,4,3,2,1,0 -HS nhận xét bạn * Bài 2: Số ? - Cho học sinh quan sát tranh - GV nêu yêu cầu của bài. a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số các con vật trong tranh GV hỏi: Trong tranh có mấy con thỏ? ( 6) Tương tự HS thực hiện và trình bày phần còn lại b) GV hỏi: Trong các con vật: con thỏ,con chó, con trâu số con vật nào ít nhất? - GV cùng Hs nhận xét - Học sinh quan sát tranh - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát - HS nêu miệng + Có 8 con chim + Có 6 con thỏ + Có 9 con gà con + Có 3 con chó + Có 7 con ngan + Có 2 con trâu - học sinh nêu câu trả lời: con trâu - HS nhận xét bạn *Bài 3: >, <, =? - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Để so sánh được chúng ta phải làm gi? GV cùng Hs nhận xét Bài 4. Khoanh vào các số vừa lớn hơn 4 vừa bé hơn 7 - Nhận xét bài làm của học sinh - HS nêu - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả > - = HS làm vào vở a, 8 6+2 b, 9 - 2 6 < = c, 4 + 2 4 + 3 d, 7 - 5 8 - 6 - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Thảo luận nhóm đôi tìm và khoanh tròn vào số thích hợp 3 , 6 , 4 , 5 , 7 , 8 Hoạt động 3: Tìm tòi - mở rộng (2 phút) - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Học sinh trả lời --------------------------------------------------------- Tiết 3: Hoạt động trải nghiệm (Tiết 50) BÀI 11: CHÂN DUNG CỦA EM I. MỤC TIÊU: HS có khả năng: 1. Năng lực: - Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân - Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân - Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài vốn có của bản thân 2. Phẩm chất: - Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: -Bài hát (hoặc bài thơ) mô tả vẻ bên ngoài của con người dành cho hoạt động khởi động Học sinh: -Mỗi em chuẩn bị 1 số bức ảnh chụp toàn thân của mình để mang đến lớp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) -GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát mô tả ngoại hình của con người để tạo hứng thú và liên tưởng của HS về nhận diện vẻ bên ngoài của bản thân -HS tham gia Hoạt động 2: Khám phá (12 phút) * Chia sẻ về vẻ ngoài của em Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em -GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình -GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng -Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn -Yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trong quá trình chia sẻ với bạn Làm việc chung toàn lớp -GV khích lệ 1 vài cặp đôi xung phong lên chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn -GV khen ngợi tính tích cực và mạnh dạn của các em xung phong Bước 2: Tổ chức trò chơi “Đi tìm những lời nhận xét về vẻ bên ngoài của mình” -GV phổ biến cách chơi: +Từng HS chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét “Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ?” +Các bạn cho lời nhận xét cần có cách nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bạn để nói cho bạn mình nghe +Trong thời gian 7 phút, từng HS vừa xin ý kiến nhận xét vừa đưa ra ý kiến nhận xét của mình về vẻ ngoài của bạn +Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến của các bạn trong lớp càng tốt Chia sẻ những điều mọi người nhận xét về vẻ bên ngoài của mình -2 bạn ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về những điều mà mọi người thích ở vẻ bên ngoài của mình -GV gợi ý: từng em có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác, có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác Làm việc chung toàn lớp -GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của mình -Hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ ngoài khác nhau và đều có điểm đáng yêu không? Kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng với vẻ bề ngoài của mình -HS tham gia nhóm đôi -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS trình bày, lắng nghe -HS lắng nghe -HS chia sẻ với nhau theo yêu cầu -HS chia sẻ, lắng nghe -HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành (14 phút) * Nói lời động viên để giúp bạn tự tin Bước 1: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK/44 để hiểu rõ nội dung của từng tranh và chuẩn bị câu nóitích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh Bước 2: Làm việc theo cặp -GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh chia sẻ với nhau về câu nói tích cực đã chuẩn bị về vẻ bên ngoài của các bạn trong tranh -GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn Kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bản thân và người khác -HS làm cá nhân, thực hiện theo yêu cầu -HS chia sẻ trong nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS lắng nghe Hoạt động 4: Vận dụng – sáng tạo (10 phút) * Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác -Hỏi: Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày? -GV gợi ý HS vận dụng những điều đã học ở các môn học khác và kinh nghiệm đã có trong cuộc sống để đưa ra câu trả lời -GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại yêu cầu HS giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, ăn uống đủ chất, an toàn, để giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu của bản thân -GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ ngoài của bạn. Hỏi HS về cảm xúc của các em sau khi nghe những ý kiến nhận xét tích cực của bạn -Yêu cầu HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực vẻ bên ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ Tổng kết: GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động -GV đưa thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình -HS nêu -HS lắng nghe -HS nêu cảm xúc -HS chia sẻ -HS lắng nghe, nhắc lại Hoạt động 5: Tìm tòi - mở rộng (2 phút) -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị tiết sau -HS lắng nghe ----------------&---------------- Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1: Tự nhiên xã hội GV cơ hữu dạy --------------------------------------- Tiết 2,3: Tiếng Việt (Tiết 195+196) Bài 77: oai uê uy I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Năng lực: - Nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các vần oai, uê, uy; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần oai, uê, uy. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần oai, uê, uy có trong bài học. - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Khu vườn mơ ước được gợi ý trong tranh. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (làng quê có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê; bé chơi đùa với cây trái vườn nhà; tranh khu vườn mơ ước). 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người. II. Đồ dùng dạy học: - SGK, tranh minh họa SGK, bộ chữ học vần biểu diễn, bảng phụ (nếu có). - Bảng phụ cho phần viết III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) * Tổ chức cho HS hát * Nhận biết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV y/c HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV đọc từng cụm từ dưới tranh, yêu cầu HS đọc theo. - GV tô màu vần ươm, ươp trong câu: Quê ngoại của Hà có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê. -Hôm nay chúng ta sẽ học bài 77: oai, uê, uy - HS nghe và hát bài: Vào rừng hoa - HS quan sát tranh - 2 – 3 HS trả lời. - HS nhận xét chéo bạn. - HS lắng nghe. - HS nói theo - HS đọc từng cụm từ theo GV: Quê ngoại của Hà/ có luỹ tre xanh,/ có cây trái xum xuê. - HS nhận biết chữ ghi vần oai, uê, uy. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 1. Đọc: a. Đọc vần: * Đọc vần oai, uê, uy: - GV đưa chữ oai lên bảng để giúp HS nhận biết chữ mới trong bài học này. - GV đọc mẫu vần oai (GV chú ý lắng nghe HS đọc, sửa cho HS nếu các em đọc chưa đúng) * Đọc vần uê, uy: Quy trình giống với quy trình đọc vần oai - Yêu cầu HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các vần - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương * Ghép vần: - GV yêu cầu HS ghép vần oai, uê, uy. - GV nhận xét b. Đọc tiếng: * Đọc tiếng mẫu: - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu ngoại - GV gọi 4 – 5 HS đánh vần mẫu: . ngờ - oai - ngoai - nặng - ngoại - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc cả lớp. - GV gọi 4 – 5 HS đọc trơn tiếng mẫu. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc cả lớp. * Ghép chữ cái tạo tiếng: - GV yêu cầu HS ghép tiếng ngoại. - GV yêu cầu 2 -3 HS phân tích tiếng * Đọc tiếng: - GV đưa các tiếng chứa vần oai, uê, uy yêu cầu HS tìm điểm chung. - Y/c HS đánh vần nối tiếp, cả lớp đánh vần đồng thanh. - Gọi 2 – 3 HS đọc trơn tất cả các tiếng: khoai, ngoái, ngoại huệ, thuế, tuế huy, lũy, thủy. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương c. Đọc từ ngữ: - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khoai sọ, vạn tuế, tàu thuỷ - Gọi 1 - 2 HS phân tích, đọc trơn tiếng khoai đọc trơn từ khoai sọ. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Y/c cả lớp đọc đồng thanh. * Tiến hành tương tự với các từ: vạn tuế, tàu thuỷ d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc từng nhóm và cả lớp đọc lại các tiếng, từ ngữ. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 2. Viết bảng con: - GV đưa mẫu chữ viết các chữ oai, uê, uy và hướng dẫn HS quan sát. Ξi, π, Ďy δΞi vạn LJΜı LJàu κuỷ - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các chữ oai, uê, uy (chữ cỡ nhỏ) * Lưu ý: liên kết giữa nét của các con chữ và khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng. - GV y/c HS viết bảng con (GV theo dõi, giúp đỡ HS còn hạn chế) - GV y/c HS nhận xét bảng con. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - HS quan sát, nhận biết - 4 – 5 HS đọc vần oai, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS nhận biết, đọc vần uê, uy - Khoảng 1 – 2 HS so sánh điểm giống và khác nhau - HS nhận xét chéo bạn. - HS lắng nghe. - HS lần lượt ghép vần oai, uê, uy - HS lắng nghe - HS nhận biết, đọc ngoại - Đọc ĐT cả lớp. - 4 – 5 HS đánh vần mẫu - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS cả lớp đánh vần đồng thanh. - 4 – 5 HS đọc trơn tiếng mẫu - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS cả lớp đọc trơn đồng thanh. - HS ghép tiếng ngoại. - 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. - 1 – 2 HS tìm điểm chung cùng chứa vần oai, uê, uy: khoai, ngoái, ngoại huệ, thuế, tuế huy, lũy, thủy. - HS đánh vần nối tiếp theo dãy ngồi tất cả các tiếng có cùng vần oai, uê, uy. Cả lớp đánh vần đồng thanh. - 2 – 3 HS đọc tất cả các tiếng. Lớp đọc đồng thanh: khoai, ngoái, ngoại huệ, thuế, tuế huy, lũy, thủy. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - 2 – 3 HS nói tên các các sự vật trong tranh: khoai sọ, vạn tuế, tàu thuỷ - 1 - 2 HS phân tích, đọc trơn tiếng khoai đọc trơn từ khoai sọ. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc đồng thanh từ khoai sọ. - HS phân tích, đọc trơn được các tiếng: tuế, thuỷ đọc trơn được từ: vạn tuế, tàu thuỷ. - HS đọc từng nhóm và cả lớp đọc lại các tiếng, từ ngữ. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe quy trình viết các chữ oai, uê, uy (chữ cỡ nhỏ). - HS viết vào bảng con oai, uê, uy và khoai, vạn tuế, tàu thuỷ - HS nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe. TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành (33 phút) 1. Viết vở - GV yêu cầu HS tô và viết chữ oai, uê, uy; từ ngữ khoai, vạn tuế, tàu thuỷ vào vở tập viết 1, tập một (viết chữ cỡ vừa và nhỏ). (GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.) - GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương HS viết đúng, đẹp. - HS tô và viết chữ oai, uê, uy từ ngữ khoai, vạn tuế, tàu thuỷ vào vở tập viết 1, tập một. - HS lắng nghe. 2. Đọc câu, đoạn: - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn ứng dụng - Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa oai, uê, uy. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. - GV đọc mẫu cả đoạn. - GV y/c HS nhận xét bạn - GV nhận xét, tuyên dương - Y/c HS đọc thành tiếng cả đoạn - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát. - GV hỏi: + Ngày nghỉ, Hà làm gì? + Vườn nhà Hà có những cây gì? + Hà vui đùa vối cây trong vườn như thế nào? - GV nhận xét, chốt lại. - HS đọc thầm câu, đoạn ứng dụng. - HS tìm: thoải, xoài, khoai, huệ, thuỷ. - HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. - 4 – 5 HS đọc cả đoạn. - HS nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc theo cá nhân hoặc theo nhóm, sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - HS quan sát tranh. - HS trả lời. Dự kiến + Ngày nghỉ, Hà thoải mái vui đùa với hoa trái vườn nhà. + Vườn nhà Hà có xoài, khoai lang, hoa huệ, hoa thủy tiên. + Thì thầm với cây xoài; trêu đám khoai lang; nô giỡn bên hoa huệ; vuốt ve những cánh hoa thủy tiên. 3. Nói theo tranh: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: + Em thấy gì trong tranh? + Nhà em có vườn không? + Vườn nhà em có những cây gì? + Nếu có một khu vườn riêng của mình, các em muốn trồng cây gì trong khu vườn đó? - GV có thể mở rộng giúp HS có tình yêu với cây cối, vườn tược và thiên nhiên - Khi có cây cối trồng trong vườn em cảm thấy như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương.
File đính kèm:
giao_an_bai_hoc_lop_1_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.docx