Giáo án áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột sau Chuyên đề Lớp 4 - Trần Thị Thu Huyền

KHOA HỌC

ÂM THANH (tiết 1)

I.  Mục tiêu:

- HS nhận ra âm thanh được tạo ra do sự va chạm, rung động của các vật. Độ to nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào vật đó rung động mạnh hay nhẹ.

- HS thực hiện được thí nghiệm (thực hiện, quan sát, ghi chép kết quả) để làm cho vật phát ra âm thanh. Biết trình bày, mô tả, giải thích những gì quan sát, ghi chép được.

- Hình thành năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất tự tin, đoàn kết, yêu thích tìm hiểu về khoa học, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau khi làm thí nghiệm. Mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân về những gì đã quan sát, lắng nghe.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm: trống hoặc đàn; mỗi cá nhân chuẩn bị vở nháp hoặc giấy viết, bút chì.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

doc 7 trang Huy Khiêm 01/10/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột sau Chuyên đề Lớp 4 - Trần Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột sau Chuyên đề Lớp 4 - Trần Thị Thu Huyền

Giáo án áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột sau Chuyên đề Lớp 4 - Trần Thị Thu Huyền
GIÁO ÁN
 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT SAU CHUYÊN ĐỀ
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Người giảng: Trần Thị Thu Huyền
Lớp: 4
KHOA HỌC
ÂM THANH (tiết 1)
I.  Mục tiêu:
- HS nhận ra âm thanh được tạo ra do sự va chạm, rung động của các vật. Độ to nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào vật đó rung động mạnh hay nhẹ.
- HS thực hiện được thí nghiệm (thực hiện, quan sát, ghi chép kết quả) để làm cho vật phát ra âm thanh. Biết trình bày, mô tả, giải thích những gì quan sát, ghi chép được.
- Hình thành năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất tự tin, đoàn kết, yêu thích tìm hiểu về khoa học, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau khi làm thí nghiệm. Mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân về những gì đã quan sát, lắng nghe.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm: trống hoặc đàn; mỗi cá nhân chuẩn bị vở nháp hoặc giấy viết, bút chì.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
               Hỗ trợ của GV
                Hoạt động học tập của HS
- GV: Bài hát nhắc đến những gì? Tai để làm gì?
Âm thanh do đâu phát ra, Khi nào có âm thanh, học bài: Âm thanh
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
- GV: Nói cho nhau nghe các âm thanh mà em biết? Nó phát ra từ đâu?
- GV giúp HS nhận ra câu hỏi (vấn đề)
Tại sao các vật đó lại phát ra âm thanh?
- B2: GV cho HS thoải mái phán đoán  (nêu miệng)
- B3: GV cho HS thoải mái nêu cách làm thế nào để kiểm chứng điều các em vừa đoán.
- B4: GV định hướng HS làm thí nghiệm.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Gõ trống và quan sát mặt trống, lắng nghe tiếng động phát ra
+ Gõ trống và đặt tay ngay liền sau khi gõ, lắng nghe tiếng động phát ra
+ Gõ trống có rắc ít giấy vụn lên quan sát mặt trống, lắng nghe tiếng động phát ra
+ Gảy dây đàn và quan sát dây đàn
+ Gảy dây đàn và lấy tay khác chặn tay lên nó ngay sau khi gẩy, nghe âm thanh
+ Đặt tay lên cổ họng khi nói/ngừng nói
HD HS cách ghi chép vào phiếu/vở nháp theo bảng (GV có thể làm mẫu cách ghi)
- GV đảm bảo HS nào cũng làm thí nghiệm, quan sát kỹ, ghi chép được. Đảm bảo HS biết chia sẻ trong nhóm về những gì mình quan sát, suy nghĩ.
- B5: GV cho HS chia sẻ ý kiến, kết luận KT
GV đảm bảo HS mô tả, giải thích thoải mái, kỹ càng về thí nghiệm.
GV có thể làm mẫu cách trình bày.
GV có thể khơi gợi để HS chia sẻ ý kiến Khen những HS mô tả kỹ, nêu ý kiến tự nhiên, tự tin...
GV đảm bảo HS hiểu được: Mọi vật rung lên thì phát ra âm thanh. 
- GV đánh giá chung về việc học của HS, dặn dò chuẩn bị bài sau.
A. Khởi động:
- Hát....
- HS nêu: đầu, mắt...Tai để nghe âm thanh..
B. Tiến trình học tập:
HĐ1: Liên hệ các âm thanh xung  quanh đã biết.
- HS chia sẻ bài với bạn, chia sẻ trước lớp về âm thanh đã nghe. VD: tiếng trống trường, tiếng loa, tiếng chân chạy, gió thổi
HĐ2: Tìm hiểu nguồn gốc của âm thanh.
B1- HS nhận ra vấn đề: Tại sao các vật đó lại phát ra âm thanh?
B2-  HS thoải mái đoán nguồn gốc âm thanh đó
vì, do  va chạm,
do đập vào,
do rung động,
do 
B3-  HS thoải mái nêu cách làm để tìm hiểu, giải thích các phán đoán, làm sáng tỏ điều mình vừa nêu:
Thí nghiệm
Xem trên mạng
Đọc sách
Hỏi chuyên gia
Xem thực tế
B4- HS làm thí nghiệm/ghi chép/chia sẻ kết quả các thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm (cá nhân+ nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm 01 thí nghiệm)
Thí nghiệm 1: làm các lần như sau
+ Gõ trống và quan sát mặt trống, lắng nghe tiếng động phát ra (mạnh/nhẹ)
+ Gõ trống và đặt tay ngay liền sau khi gõ, lắng nghe tiếng động phát ra
+ Gõ trống có rắc ít giấy vụn lên quan sát mặt trống, lắng nghe tiếng động phát ra (mạnh/nhẹ)
Thí nghiệm 2: làm các lần như sau
+ Gảy dây đàn và quan sát dây đàn (mạnh/nhẹ)
+ Gảy dây đàn và lấy tay khác chặn tay lên nó ngay sau khi gẩy, nghe âm thanh
Thí nghiệm 3: làm các lần như sau
+ Đặt tay lên cổ họng khi nói/khi ngừng nói/ khi nói to, nói nhỏ.
Ghi chép quan sát cá nhân:
Lần thí nghiệm
Thấy gì?
Giải thích/nhận xét của em
Kết luận của em: Âm thanh phát ra do
- HS chia sẻ trước cả lớp về KQ thí nghiệm và kết luận.
HS lần lượt nêu ý kiến, hỏi lại nhau/tranh luận để nêu đủ/kỹ/ rõ/ thuyết phục.
VD: Lần 1 em, em thấy  vì Vậy.
HS cần nói được: mặt trống rung lên làm nảy giấy lên, khi đó có âm thanh. Gõ nhỏ, giấy nẩy thấp, tiếng nhỏ do rung nhẹ.
Gõ mạnh hơn ->
- HS ghi lại dự đoán, chia sẻ nhau trong nhóm, chia sẻ trước lớp đoán :
- Trống rung khi gõ nhẹ, kêu nhỏ, giấy nảy thấp. Trống rung mạnh khi gõ mạnh, kêu to hơn, giấy nảy cao hơn.....
Vậy, mọi vật đều rung khi phát ra âm thanh. Hay âm thanh tạo ra do vật rung động.
- Bài sau: Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
	______________________________________________
GIÁO ÁN
 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT SAU CHUYÊN ĐỀ
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Người giảng: Hoàng Thị Hồng
Lớp: 5
KHOA HỌC
TRE, MÂY, SONG
A-MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Học sinh nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
2.Kĩ năng : Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
3.Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-GV:Thông tin và hình 46,47 – SGK; phiếu học tập; một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song .
-HS: SGK, sưu tầm các thông tin , giấy A4. 
C-PHƯƠNG PHÁP : 
- Giảng giải, thảo luận, vấn đáp, quan sát, Bàn tay nặn bột.
D-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
I. Ổn định lớp : 
II. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
+ Kể tên các bệnh đã học? Nêu cách phòng chống một bệnh?
-Giáo viên nhận xét.
III. Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : 
-Cho HS đọc tên chủ đề của phần 2 chương trình khoa học .
-Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, song, mây, sắt, đồng, nhôm, gang, thép, đá vôi, xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi, sự biến đổi hoá học của một số chất và sử dụng một số dạng năng lượng. Những bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm và công dụng một số vật liệu thường gặp trong đời sống và sản xuất. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về: tre, mây, song.
2) Hoạt động : 
a) Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế ( Thảo luận cả lớp)
 *Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
 *Cách tiến hành:
-GV hỏi: Em hãy kể tên một số đồ dùng trong thực tế mà em biết được làm từ mây, tre, song.
-GV kết luận, chuyển ý qua hoạt động 2.
b) Hoạt động 2 : Làm việc với SGK ( Bàn tay nặn bột)
*Mục tiêu: HS nhận biết một số đặc điểm của mây, tre, song.
 *Cách tiến hành:
a/ Tình huống xuất phát:
-GV nêu câu hỏi:Tre, mây, song có đặc điểm gì?
 b/ Nêu ý kiến ban đầu của HS:
-GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về đặc điểm của tre, mây, song vào vở thí nghiệm( thời gian 2 phút).
+GV theo dõi phát hiện các biểu tượng ban đầu khác biệt.
-Cho HS trình bày biểu tượng ban đầu về đặc điểm của tre, mây, song:
+Theo em, tre, mây, song có đặc điểm gì?
+Em nào có ý kiến khác bạn?
-GV ghi nhanh lên bảng một số ý kiến tiêu biểu.
(Phần này giữ lại để so sánh với kết luận sau này).
c/Đề xuất câu hỏi :
-GV yêu cầu HS so sánh :
+Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?
-GV phân nhóm các biểu tượng ban đầu. 
-GV hỏi HS:
+Từ những ý kiến khác nhau về đặc điểm của tre, mây, song như trên, hãy nêu điều thắc mắc của em?
-GV tập hợp các câu hỏi:
+ Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết : Tre, mây, song có đặc điểm gì?
d/ Đề xuất thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu:
-GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm:
+Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành cách thí nghiệm - nghiên cứu nào?
-GV chọn phương án:Nghiên cứu tài liệu trong SGK.
-GV yêu cầu HS viết dự đoán của mình vào vở thí nghiệm.(Đã kẻ sẵn):
Câu hỏi
Dự đoán
Thí nghiệm
Kết luận
-GV nhắc lại yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
-Cho HS tiến hành thí nghiệm-nghiên cứu theo nhóm 4:đọc thông tin trong SGK, thảo luận và ghi kết quả vào vở thí nghiệm.
e/Kết luận, kiến thức mới:
-Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm-nghiên cứu.
-GV nhận xét.
-GV kết luận.
-GV cho HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức:
+Hướng dẫn HS so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
+Cho HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.(Dự đoán ban đầu của em là gì? Kết luận của chúng ta là gì?..)
-GV liên hệ: Tre, mây, song được sử dụng rộng rãi trong gia đình.Chúng ta cần có biện pháp khai thác chúng một cách hợp lí để bảo vệ môi trường thiên nhiên.
c) Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận. 
*Mục tiêu: 
-HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song .
-HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu : các nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47-SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật nào ? 
-Cho đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
-GV theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. 
-Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta.Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú.Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc .
4) Củng cố :
-Nêu công dụng của tre, mây, song.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. 
5) Nhận xét – dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Xem bài sau: “ Sắt, gang, thép”. 
-Hát. 
-2 HS trả lời.
-HS đọc: Vật chất và năng lượng .
-Lắng nghe.
-HS kể: Giần, sàng, rổ, rá, nong, nia, 
-HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về đặc điểm của tre, mây, song vào vở thí nghiệm.
+HS trình bày theo suy nghĩ của mình.
+HS phát biểu.
+HS so sánh và nêu.
+HS nêu thắc mắc.
+HS nêu.
-HS viết dự đoán của mình vào vở thí nghiệm.
-HS làm việc.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
+HS so so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
+HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.
-Thảo luận theo cặp và trả lời.
+ Tre: chõng tre, sọt, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,...
+ Mây, song: bàn, giỏ hoa,...
- HS tiếp nối nhau trả lời.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ap_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_sau_chuyen_de_lo.doc