Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Vòng tay bạn bè - Huỳnh Long Nguyện

- Học hát bài:

CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN.

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, trân quý và giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.

2. Năng lực:

- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Chào người bạn mới đến.

- Bước đầu biết hát kết hợp với nhạc đệm.

- Biết hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu, tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát. File âm thanh MP3, MP4, ...

- Đàn và hát thuần thục bài hát Chào người bạn mới đến.

- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ ghi ta, trống con, song loan/ Tabourine...

2. Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1.

- Vở bài tập âm nhạc 1.

- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

doc 27 trang Hào Phú 01/06/2024 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Vòng tay bạn bè - Huỳnh Long Nguyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Vòng tay bạn bè - Huỳnh Long Nguyện

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 4: Vòng tay bạn bè - Huỳnh Long Nguyện
Chủ đề 4: VÒNG TAY BẠN BÈ
Tiết 1:
- Học hát bài: 
CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN.
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, trân quý và giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.
2. Năng lực: 
- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Chào người bạn mới đến.
- Bước đầu biết hát kết hợp với nhạc đệm.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu, tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát. File âm thanh MP3, MP4, ...
- Đàn và hát thuần thục bài hát Chào người bạn mới đến.
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ ghi ta, trống con, song loan/ Tabourine...
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới: 
Nội dung (thời gian)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: 
* Khởi động: 
- Trò chơi:
“Tìm bạn”
- GV hướng dẫn học sinh trò chơi khỏi động.
* Luật chơi: 1 bạn nhắm mắt nghe theo sắc thái to (gần bạn) nhỏ (xa bạn) bài hát để tìm người bạn cùng bàn của mình đang ngồi ở vị trí nào trong lớp.
- GV điều khiển trò chơi.
- GV nhận xét.

- HS Chú ý lắng nghe
- HS tham gia chơi.
* Giới thiệu bài
- Hình ảnh các bức tranh về bạn bè đang vui chơi, nắm tay nhảy múa.
? Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Giới thiệu vào nội dung tiết học
- Quan sát và nhận xét.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe.
* Nghe hát mẫu
- Hát mẫu 1/2 lần, nghe CD/ GV hát mẫu đệm đàn phím điện tử. 
? Cảm nhận về giai điệu của bài hát.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
- GV đàn giai điệu cho HS nghe qua 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.
- Nghe và cảm nhận.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS lắng nghe
- HS nghe và nhẩm theo.
* Đọc lời ca
- GV đọc mẫu lời ca và bắt nhịp HS đọc từng câu nhỏ.
* Lưu ý: đọc chậm từng lời ca và phát âm rõ lời.
- GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu: 
.........................................
- GV hướng dẫn đọc chậm và sửa sai (nếu có).

- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe thực hành theo yêu cầu và sửa sai (nếu có).
* Tập hát
- GV chia bài hát thành 4 câu và hướng dẫn HS hát từng câu móc xích và ghép cả bài. 
- GV đàn giai điệu và hát mẫu từng câu 1, 2 lần và bắt nhịp cho HS hát theo.
- Câu 1: Chào người bạn mới đến. Gớp thêm một niềm vui
- Câu 2: Chào người bạn mới đến. Góp thêm cho cuộc đời.
- Móc xích câu 1 + 2
- Câu 3: Đến đây chơi đến đây vui là vườn hoa muôn màu muôn sắc.
- Câu 4: Đến đây chơi đến đây vui là bài ca thắm thiết tình người.
- Móc xích câu 3 + 4
- GV cho HS hát cả bài 2,3 lần
- GV nhận xét và sửa sai.
- Lắng nghe và hát theo hướng dẫn.
- Tập hát câu 1
- Tập hát câu 2
- Hát nối câu 1 + 2
- Tập hát câu 3
- Tập hát câu 4
- Hát nối câu 3 + 4
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và sửa sai.
* Hát kết hợp nhạc đệm.

-. GV mở file nhạc/ đệm trên đàn và hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm 1,2 lần.
- Yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Trình bày theo nhiều hình thức như: nhóm/ tổ/ cá nhân.
- GV khuyến khích HS nhận xét.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).

- Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. 
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Hát với nhạc đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay
* Cảm nhận về bài hát.
- Liên hệ giáo dục.
- GV đặt câu hỏi và gợi mở:
? trong bài hát, người bạn mới đã mang lại điều gì cho các bạn? 
? Chúng ta phải như thế nào đối với bạn bè của mình?
- GV có thể gợi ý: Yêu thương, giúp đỡ, ...
- GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, kết luận và giáo dục.
- GV giáo dục HS tình cảm yêu thương, trân quý và giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- HS trả lời. 
+ Đó là niềm vui vì có thêm bạn bè đông vui cùng nhau học, cùng nhau vui chơi.
+ HS trả lời theo hiểu biết.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS nghe và ghi nhớ.
* Củng cố
- GV hướng dẫn học sinh quan sát, thực hiện vận động theo bài tập số 1, trang 16 trong vở bài tập.
- GV cho học sinh thực hiện 
- GV nhận xét - Tuyên dương
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Chia sẻ và cùng hát lại bài hát với người thân trong gia đình.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 2:
- Ôn tập bài hát: 
CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN
- Nhạc cụ: 
TRỐNG CON
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ nhạc cụ dân tộc, và biết giữ gìn nét văn hóa âm nhạc truyền thống.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Chào người bạn mới đến.
- Bước đầu thể hiện được tính chất nhanh vui sôi nổi và niềm vui khi có những người bạn mới.
- Biết hát kết hợp nhạc đệm, vận động theo nhịp điệu của bài hát. 
- Biết sử dụng trống con gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài Chào người bạn mới đến.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint hình ảnh trống con, nhạc cụ trống con, loa Blutooth.
- Đàn phím điện tử, file mp3/ mp4.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Chào người bạn mới đến.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết dạy
3. Bài mới: 
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát:
Chào người bạn mới đến
* Khởi động: 
- Trò chơi: 
“Nghe giỏi đoán tài”
- Nghe mẫu.
- Ôn bài hát.

- GV hướng dẫn cho HS về trò chơi nghe giỏi đoán tài.
- GV cho HS nghe giai điệu 1 câu hát trong bài Chào người bạn mới đến và yêu cầu:
? Giai điệu vừa nghe nằm trong bài hát nào mà em đã học? Hãy thể hiện lại câu nhạc đó.
- GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá, tuyên dương.
- GV cho HS nghe lại bài hát để hình dung lại giai điệu.
- GV đàn và bắt nhịp cho HS hát lại 1 lần.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).

- HS nghe và chơi trò chơi.
- HS lắng nghe và trả lời.
+ HS trả lời theo cách nghe.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và nhớ lại giai điệu.
- HS hát.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
* Hát với nhạc đệm: 
- GV mở file nhạc đệm và bắt nhịp để HS hát.
- Yêu cầu HS hát và gõ nhịp theo nhạc đệm.
- Yêu cầu HS hát bằng nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ, ...
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- HS hát cùng nhạc đệm.
- HS thực hiện gõ đệm theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có).
*Hát kết hợp với vận động theo nhịp điệu:

- GV hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động theo nhịp điệu tại chỗ bằng nhiều hình thức:
+ Lắc đầu sang phải – trái.
+ Đưa tay sang phải – trái.
+ Nhún chân qua phải trái.
- Gọi HS lên bảng thực hiện cá nhân/ nhóm.
- GV khuyến khích HS tự sáng tạo động tác minh họa cho bài hát.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tự thống nhất trong nhóm về động tác và thực hiện.
- HS thể hiện ý tưởng.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: 
Nhạc cụ:
trống con (20’)
* Gõ theo hình tiết tấu.
- Trò chơi.
- Gõ theo hình tiết tấu.
- GV hướng dẫn học sinh khởi động bằng trò chơi: Âm thanh to- nhỏ.
+ GV cầm dùi trống gõ mạnh vào mặt trống và học sinh gõ nhỏ vào tang trống để tạo ra các âm thanh theo kiểu nối tiếp nhau có sắc thái âm thanh khác nhau.
- GV chia học sinh làm 2 nhóm và điều khiển cho các em thực hiện.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi:
? âm thanh khi gõ vào mặt trống và tang trống có khác nhau không?
? Tại sao lại khác nhau? (độ mạnh của tay và chất liệu tạo âm thanh)
- GV mời học sinh nhận xét.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- GV cho HS quan sát tiết tấu và hướng dẫn HS gõ trống con theo tiết tấu.
- Gọi HS thực hiện cá nhân/ nhóm vài lần.
- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS lắng nghe.
- HS quan sát và thực hiện.
- HS thực hiện 
- HS nghe và trả lời.
+ Khác nhau: to – nhỏ
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Gõ đệm cho bài hát Chào người bạn mới đến
- GV hát và gõ mẫu cho học sinh nghe và xem.
- GV hướng dẫn và bắt nhịp cho HS gõ đệm trống con theo bài hát Chào người bạn mới đến.
- GV chia một nhóm hát, một nhóm gõ đệm. 
- GV yêu cầu các nhóm còn lại quan sát nhận xét và sửa sai (nếu có).
* Lưu ý: Có thể sử dụng các loại nhạc cụ khác hoặc nhạc cụ tự chế đệm cho bài hát.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lưu ý.
- HS thực hiện.
* Củng cố
- GV làm mẫu và yêu cầu HS hát và gõ đệm trống con theo nhịp bài hát Vào rừng hoa ở bài tập 5 trang 18 vở bài tập.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV dặn dò HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Chia sẻ và gõ đệm cùng người thân trong gia đình.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 3:
- Thường thức âm nhạc: 
TRỐNG CÁI
- Nghe nhạc: 
VŨ KHÚC THIÊN NGA
I.Mục tiêu:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ của cải chung, và biết giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
2. Năng lực:
- Biết sơ lược về tên và các bộ phận của trống cái.
- Biết gõ đệm và đọc theo âm hình tiết tấu.
- Biết sơ lược về tác giả và tác phẩm ba lê Hồ thiên nga.
- Nghe và cảm nhận được theo giai điệu Vũ khúc thiên nga.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint hình ảnh trống cái, cho HS nghe tiếng trống trường qua file âm thanh, loa Blutooth.
- Nhạc trích vở ba lê Hồ thiên nga.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết dạy
3. Bài mới: 
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Thường thức âm nhạc
Trống cái (24’)
* Khởi động:
- GV mở cho HS nghe âm thanh của tiếng trống trường.
? GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?
- GV tổng hợp lại các hình ảnh về trống cái được sử dụng nhiều trống các lễ hội, trò chơi dân gian và giới thiệu vào bài học. 

- HS nghe, cảm nhận và trả lời.
- HS theo dõi.
* Giới thiệu trống cái
- Tìm hiểu về tranh.
+ Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh, cùng trao đổi nội dung câu chuyện.
- GV cho HS quan sát hình ảnh của trống cái.
- Giới thiệu trống cái và dẫn dắt nhiều câu chuyện, lễ hội có sử dụng đến trống cái. 
- GV cho HS quan sát tranh
? Tranh 1 các em quan sát thấy hình ảnh này có quen thuộc với chúng ta không?
? Tranh thứ 2 có những nhân vật nào? Và các nhân vật đó đang làm gì? (3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son. Cô giáo đang nói chuyện cùng các bạn)
- GV gợi ý tranh 3 cho HS nhận xét về hình ảnh của trống cái.
? Trống cái gồm những bộ phận nào? (Thân trống, mặt trống, và dùi trống.)
- GV cho HS quan sát tiếp bức
tranh thứ 4.
? Trong tranh có những loại nhạc cụ nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV đưa ra nhận xét – tổng kết: (Trống trường là hình ảnh quen thuộc đối với tuổi thơ học sinh của mỗi chúng ta,...).
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- HS quan sát hình ảnh lễ hội trả lời có các nhạc cụ: trống cái, xèng la, chiêng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Sắm vai kể chuyện theo trí tưởng tượng của các em.

- GV hướng dẫn HS sắm vai kể chuyện theo 4 bức tranh.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn mỗi nhóm phân công kể một nội dung gắn với một bức tranh.
- Cho đại diện/ các nhóm lần lượt lên thể hiện lại câu chuyện mình đã chuẩn bị.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- HS thực hiện sắm vai kể chuyện.
- Từng nhóm thực hiện theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên kể lại câu chuyện mình đã chuẩn bị.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
* Gõ và đọc theo hình tiết tấu:
- Nghe và gõ tiết tấu tiếng trống trường.
- Nghe và gõ tiết tấu tiếng trống múa lân.
- GV hướng dẫn HS tự kết nhóm và thỏa thuận gõ nối tiếp giữa các nhóm với yêu cầu: 
+ HS nghe tiếng trống trường trên: (Đàn, đĩa CD), các nhóm gõ nối tiếp nhau âm thanh tiếng trống theo thứ tự nhóm: 1,2,3.
+ GV đánh mẫu tiếng trống trường với âm lượng to, nhỏ khác nhau: 
Tùng tùng tùng, tùng tùng tùng tùng tùng tùng tùng. 
+ GV yêu cầu HS gõ nối tiếp ba nhóm: nhóm một gõ to, nhóm hai gõ nhỏ hơn, nhóm ba gõ to. - GV cần hướng dẫn HS điều chỉnh động tác gõ để tạo ra các âm thanh to hoặc nhỏ theo yêu cầu của trò chơi.
- GV yêu cầu HS nhận xét cách gõ của các nhóm.
- GV nhận xét cách gõ trống của các nhóm.
- GV phát trống con cho các nhóm (5 - 7 HS), cử một bạn làm quản trò hô, sau hiệu lệnh cả nhóm gõ theo âm thanh tiếng trống trường với các yêu cầu: các nhóm cùng gõ to/ cùng gõ nhỏ: nhóm 1 gõ to, nhóm 2 gõ nhỏ hơn, nhóm 3 gõ nhỏ hơn nữaVà đổi nhóm gõ lại theo yêu cầu như trên.
- GV cho HS nghe và gõ nhắc lại tiếng trống múa lân. Hay còn được gọi là tiếng trống ngũ liên.
- GV nhận xét chung nhắc HS về cách gõ trống cho chuẩn xác.
- GV gợi ý HS đọc, gõ và đệm tiết tấu của tiếng trống múa lân, HS gõ trống con, có thể vỗ tay và vỗ tay kết hợp giậm chân.

- HS thể hiện theo yêu cầu.
- HS thể hiện theo nhóm.
- HS nghe và thực hành theo yêu cầu.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu của quản trò.
- HS nghe và thực hiện lại theo GV.
- Các nhóm chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện
Hoạt động 2:
Nghe nhạc:
Vũ khúc thiên nga
(trích vở ba lê Hồ thiên nga) (10 phút).
* Giới thiệu:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Tác giả Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki là nhạc sĩ nổi tiếng người Nga. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng.
- Tác phẩm ở xứ Ba-va-ria thuộc nước Đức có vị vua Lút-Guých đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, say mê nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc. Ông đã cho xây một lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài thiên nga. Đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ thiên nga và vị vua lãng mạn đã gợi nên niềm cảm hứng cho Trai-cốp-xki sáng tác vở ba lê/ Hồ thiên nga.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Nghe nhạc 
Vũ khúc thiên nga
(trích vở ba lê Hồ thiên nga)’
- GV mở file nhạc.
- GV cho HS nghe lần 1: Cảm thụ âm nhạc: 
+ GV gợi cho HS tưởng tượng về bước đi nhún nhảy, tinh nghịch của những chú thiên nga nhỏ.
- GV cho HS nghe lần 2: Vừa nghe vừa xem (tranh ảnh, trích đoạn video).
- GV hỏi HS nêu cảm nhận khi nghe bản nhạc.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và tổng kết
- GV cho HS nghe lần 3: hướng dẫn HS bắt chước dáng đi của chú thiên nga, dùng tay ngón số 2,3 đặt trên bàn và di chuyển bước lần theo nhịp điệu bản nhạc. 
+ Cho HS thực hành vận động và cảm thụ giai điệu bản nhạc bằng nhiều hình thức: cả lớp/ nhóm/ cá nhân.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.

- HS chú ý nghe nhạc và tưởng tượng như đang nhìn thấy những chú thiên nga nhún nhảy.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS bắt chước dáng đi của những chú thiên nga sao cho đúng nhịp.
- HS thực hiện
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Củng cố
- GV yêu cầu HS khoanh tròn vào nhạc cụ mà em biết có trong hai bức tranh ở bài tập 2 trang 16 vở bài tập.
- Tô hoàn chỉnh tên nhạc cụ đúng dưới mỗi hình ở bài tập 3 trang 17 vở bài tập.
- Yêu cầu HS mô phỏng lại âm thanh tiếng trống theo các âm hình tiết tấu ở bài tập 4 trang 17 vở bài tập.
- GV dặn dò HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 4:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Biết tự nhận xét bản thân và nhận xét bạn bè trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách khách quan và tích cực.
2. Năng lực:
- HS biết chơi trò chơi Vũ điệu âm thanh.
- Luyện tập khả năng ghi nhớ và phản xạ nhanh với cao độ và tiết tấu âm nhạc.
- Đọc được bài đọc nhạc Ban nhạc Đô-Rê-Mi, kết hợp gõ đệm, vận động, kí hiệu bàn tay và thể hiện được sắc thái âm nhạc khi đọc.
- Biết gõ theo các mẫu tiết tấu.
- Biết kể lại và trình diễn các bài hát ở các chủ đề đã học bằng nhiều hình thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử, tranh cho bài đọc nhạc.
- Chuẩn bị bảng nhạc trò chơi.
- Tranh, ảnh các chủ đề.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Một số nhạc cụ để biểu diễn: trống, thanh phách, mõ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xem trong tiết học.
3. Bài mới: 
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:( 20 phút) 
Ôn tập cuối HK I
* Khởi động: 
Trò chơi: 
“Vũ điệu âm thanh”
- GV cho HS quan sát bản nhạc đã chuẩn bị sẵn trên bảng.
- GV đánh đàn bản nhạc và đọc lại các tên nốt.
- GV đặt câu hỏi:
? Em thấy tên các nốt nhạc ở dòng 1,2,3 như thế nào?
? Khi đọc vang lên nghe âm thanh ở dòng nào vang lên cao nhất, ở dòng nào vang lên thấp nhất?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tổng kết.
- GV chia lớp thành 3 nhóm để đọc cao độ cho từng nhóm quy ước: 
+ Nhóm 1 – Đô
+ Nhóm 2 – Rê
+ Nhóm 3 – Mi
- GV hướng dẫn và bắt nhịp các nhóm chơi theo đúng quy định. Cụ thể khi tay GV chỉ về phía nhóm nào thì nhóm đó đọc tên nốt nhạc phân công. Yêu cầu đọc khớp với tay bắt nhịp để tạo thành một giai điệu liền mạch.
- GV sửa sai cho các nhóm.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS: Đọc to lần 1, đọc nhỏ lần 2 và ngược lại.
- GV yêu cầu HS tự thỏa thuận và kết hợp giữa các nhóm thể hiện yêu cầu trên. Nên thay đổi kết hợp các hình thức để tạo cho HS hứng thú và phản xạ nhanh khi chơi.
- Sau khi từng nhóm thực hiện GV mời HS tự nhận xét
- GV nhận xét chung, chốt lại những ý kiến phù hợp.
- GV khuyến khích HS lựa chọn những nội dung yêu thích để tập luyện thêm hoặc có những ý tưởng khác với trò chơi Vũ điệu âm thanh.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS lưu ý sửa sai (nếu có)
- HS chú ý thực hiện cho đúng yêu cầu.
- HS tự nhận xét phần trình bày của nhóm mình.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện theo ý tưởng cá nhân/ nhóm.s
* Ôn tập bài đọc nhạc
Ban nhạc Đô – Rê – Mi (10 phút).
- Đọc bài đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi
- Gợi ý các nội dung luyện tập cho bài đánh giá cuối kì I
- GV yêu cầu HS đọc bài đọc nhạc 2 – 3 lần theo các hình thức sau:
+ đọc to – đọc nhỏ.
+ Đọc theo kí hiệu bàn tay.
+ Đọc và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét chung.
- GV chia nhóm, các nhóm thống nhất với nhau cách đọc kết hợp với các yêu cầu nêu trên.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và lưu ý khi đọc thể hiện được các sắc thái âm nhạc.
- GV chốt lại những ý kiến đáng khen ngợi, động viên HS suy nghĩ và mạnh dạn nghĩ ra các ý tưởng khác.
- GV gợi ý cho HS lựa chọn một trong các nội dung sau:
+ Thể hiện bài hát, bài đọc nhạc, khuyến khích HS thể hiện thêm ý tưởng của bản thân khi trình bày.
+ Gõ đệm vận động kết hợp hát, tập luyện và tự giới thiệu trình bày.

- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu GV đưa ra.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm, thống nhất cách đọc và thực hành theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lưu ý.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Gõ theo mẫu tiết tấu:
- Gõ theo 2 mẫu tiết tấu.

- GV hướng dẫn HS thực miệng đọc, tay gõ đúng tiết tấu theo hình thức cá nhân/ nhóm/ dãy/ cả lớp.
- GV mời từng nhóm thực hiện.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
- GV lưu ý khi gõ đều tiết tấu nốt đen và vỗ tay thêm một tiếng hoặc gõ ở nốt trắng chú ý khi phối hợp cần vỗ đều với âm lượng vừa phải.

- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS lưu ý.

* Xem tranh và kể lại tên bài hát ở các chủ đề đã học:
- Quan sát tranh và đoán tên bài hát.

- GV cho HS quan sát tranh ở các chủ đề.
? Nhìn vào tranh và cho biết em liên tưởng đến bài hát nào mà em đã học.
+ Tranh 1: Tổ quốc ta
+ Tranh 2: Chào người bạn mới đến.
+ Tranh 3: Vào rừng hoa.
+ Tranh 4: Lớp Một thân yêu.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS chia nhóm để HS xem tranh nhớ lại các bài hát đã học.
- Các nhóm báo cáo và trình bày kết quả của nhóm trước lớp bằng hình thức cùng xem tranh và hát kết hợp đệm nhạc cụ.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Gv nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện chia nhóm.
- Các nhóm báo cáo phần trình bày của nhóm mình.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.

* Trình diễn bài hát: 
- Lựa chọn trình diễn theo một trong các hình thức.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn hình thức trình bày:
+ Đơn ca/ song ca / tốp ca.
+ Hát kết hợp gõ đệm.
+ Hát kết hợp vận động bài hát mình yêu thích và tự tin nhất khi thể hiện.
...
- GV gọi HS lên bảng thực hiện mẫu.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
- GV lưu ý với HS hát đúng nhạc đệm và thể hiện đúng tính chất, sắc thái của bài hát.

- HS lắng nghe và lựa chọn.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS ghi nhớ
- HS lưu ý.

* Củng cố
- GV yêu cầu HS tự chọn nhạc cụ để gõ đệm và hát nối tiếp hai bài hát Tổ quốc ta và Lớp Một thân yêu, theo bài tập số 6 trang 19 vở bài tập.
+ Lưu ý HS có thể sử dụng thước kẻ/ thìa/ cốc/ ...
- Cho HS tham gia trò chơi nối tên bài hát với tranh cho phù hợp, theo bài tập số 7 trang 20 vở bài tập.
- HS thực hiện.
- HS lưu ý và lựa chọn.
- HS tham gia trò chơi.

Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 5:
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Biết nhận xét và đánh giá đồng đẳng về các phần trình diễn của bạn bè một cách khách quan và trung thực.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với các bạn khi làm việc nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
2. Năng lực:
- Biết tự lựa chọn và trình bày được nội dung mà mình yêu thích.
- Biết trình bày các bài hát, các bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận động, ...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử.
- Loa nhạc.
2. Học sinh: 
- SGK âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1. 
- Thanh phách, song loan, nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Bài mới: 
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Đánh giá cuối HK I
(20 phút)
* Khởi động:
- Cho HS luyện thanh khởi động giọng.

- Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo mẫu âm “la”

- HS thực hành.
* Tiêu chí đánh giá:
- GV nêu tiêu chí đánh giá.

- GV nêu khi đánh giá dựa vào tiêu chí của khung năng lực để HS biết.
* Mức độ 1: Biết
+ Biết/ nhớ/ nhận ra nói được tên bốn bài hát: Vào rừng hoa; Tổ quốc ta; lớp Một thân yêu; Chào người bạn mới đến.
+ Biết tên của nhạc cụ trống con, trống cái.
+ Biết tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi.
* Mức độ 2: Hiểu
+ Hát được 4 bài hát (nêu trên).
+ Đọc được bài đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi.
+ Thực hành gõ trống con để đệm theo nhịp điệu bài hát/ bài đọc nhạc. Biết sử dụng vận động theo nhịp (chân, tay) đệm cho bài hát và đọc nhạc.
* Mức độ 3: Vận dụng – sáng tạo.
+ Thể hiện được tính chất âm nhạc (nhịp điệu) của bài hát, khi trình bày có sáng tạo, nét mặt biểu cảm, động tác cơ thể hay biết dùng nhạc cụ/ vận động minh họa để phần trình diễn thêm sinh động.
+ Thể hiện bài đọc nhạc: Biết kết hợp gõ đệm với các hình thức theo phách/ nhịp/ vận động theo nhạc. Nhận biết và thể hiện các yêu cầu thay đổi về sắc thái (to – nhỏ), ... khi hát, đọc nhạc, hay chơi trò chơi. ...
+ Tự tin và biểu lộ cảm xúc khi thể hiện các nội dung thực hành âm nhạc trước tập thể.
+ Biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với các bạn khi làm việc nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.

- HS lắng nghe, lưu ý và ghi nhớ các tiêu chí đánh giá theo khung năng lực.

* Tiến hành kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trình bày nội dung kiểm tra.
+ Lưu ý: cho HS tự lựa chọn nội dung kiểm tra.
- GV tiến hành kiểm tra và hướng dẫn HS có thể lựa chọn một trong các nội dung sau:
- Trình bày một trong các bài hát: 
+ Vào rừng hoa
+ Tổ quốc ta
+ Lớp Một thân yêu
+ Chào người bạn mới đến
=> Với các yêu cầu: kết hợp vỗ tay/ gõ đệm theo nhịp/ vận động minh họa theo nhịp điệu bài hát (khuyến khích các em sử dụng các đạo cụ như: trống con, nhạc cụ tự chế, ...)
- Trình bày bài đọc nhạc: Ban nhạc Đô – Rê – Mi
=> Với yêu cầu đọc to – nhỏ hoặc đọc theo kí hiệu bàn tay.
- Nhận biết, nêu tên và hình dáng nhạc cụ trống con, trống cái.
=> Yêu cầu sử dụng trống con gõ đệm cho bài hát hoặc bài đọc nhạc đã lựa chọn.
- GV gọi HS lên kiểm tra bằng nhiều hình thức: Đơn ca/ song ca/ tốp ca.
- Yêu cầu HS nhận xét và đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét và đánh giá phần trình diễn của học sinh.

- HS theo dõi và lựa chọn nội dung yêu thích để trình bày.
- HS trình bày nội dung kiểm tra đã lựa chọn.
- HS nhận xét và đánh giá bạn.
- HS lắng nghe.

* Củng cố:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở bài tập 8 trang 20 vở bài tập.
? Trong các bài hát đã học em thích bài hát nào nhất?
? Trình diễn một bài mà em thích nhất.

- HS trả lời.
- HS thực hiện.

Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_ket_noi_tri_thuc_chu_de_4_vong_tay_ban.doc