Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (3,5 điểm). Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài tập sau:

          Một gen có chiều dài là: 0,51 Micrômét. Trong đó tỉ lệ các Nuclêôtít trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.  Khi gen tổng hợp một phân tử mARN thấy trên mARN đã có Um + Xm = 600.

1. Tính số l­ượng và tỉ lệ % từng loại Nuclêôtít của gen. 

2. Tính số lư­ợng từng loại ribôNuclêôtít của phân tử mARN.

3. Gen này nhân đôi 4 lần, mỗi gen con sinh ra lại phiên mã 4 lần. Mỗi phân tử mARN tạo thành cho 4 phân tử Ribôxôm trư­ợt qua không trở lại để tổng hợp lên các phân tử Prôtêin. Tính số axítamin do môi tr­ường cung cấp cho toàn bộ quá trình tổng hợp các phân tử Prôtêin nói trên.

doc 5 trang Huy Khiêm 16/05/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Sinh học - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ VIẾT THU HOẠCH BỒI DƯỠNG HÈ 2013
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1 (3,5 điểm). Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài tập sau:
	Một gen có chiều dài là: 0,51 Micrômét. Trong đó tỉ lệ các Nuclêôtít trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Khi gen tổng hợp một phân tử mARN thấy trên mARN đã có Um + Xm = 600.
1. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại Nuclêôtít của gen. 
2. Tính số lượng từng loại ribôNuclêôtít của phân tử mARN.
3. Gen này nhân đôi 4 lần, mỗi gen con sinh ra lại phiên mã 4 lần. Mỗi phân tử mARN tạo thành cho 4 phân tử Ribôxôm trượt qua không trở lại để tổng hợp lên các phân tử Prôtêin. Tính số axítamin do môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tổng hợp các phân tử Prôtêin nói trên.
Câu 2 (3,5 điểm). 
	Đồng chí hãy trình bày mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua môn sinh học?
Câu 3 (3,0 điểm).
	Đồng chí hãy nêu một nội dung khó trong chương trình sinh học 9. Theo đồng chí vì sao nội dung đó khó và hãy đề ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả nhất.
----------------------- HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Trước tiên: GV cần hướng dẫn học sinh cách đổi đơn vị và hướng dẫn các công thức cơ bản, cách hình thành các công thức để áp dụng trong giải bài tập (chứng minh cho học sinh hiểu về các công thức đó). 
0.25
a
- Giải bài tập cụ thể:
a, Tổng số Nu của gen là ( .104) = 3000 (Nu) 
0.25
Theo bài ra: A1 : T1 : G1 : X1 = 1:2:3:4
0.25
 A1= x1 = 150 (nu)
 T1 = 300 (nu)
 G1 = 450 (nu)
 X 1 = 600 (nu) 
0.25
Theo nguyên tắc bổ sung thì: T2 =A1 = 150
 A2 =T1 = 300
 G2 =X1 = 600
 X2 =G1 = 450 
Vậy : A =T = A1 + A2= 150 +300 = 450 (Nu) 
 G =X=G1 + G2= 450 =650 =1050 (Nu) 
 %A = %T = 15 %
 %G = %X =35% 
0.25
0.25
b
Theo bài ra: Um + Xm =600 . Theo nguyên tắc bổ sung thì mARN được tổng hợp từ mạch mã gốc, đối chiếu kết quả trên thì Um + Xm =A1 + G1 = 600, vậy mạch 1 là mạch mã gốc.
0.5
Ta có : Um=A1 = 150
 Am=T1 = 300
 Gm=X1 = 600
 Xm= G1 = 450 
0.5
c
- Số gen con sinh ra là 24=16( gen) 
0.25
- Số bản sao là : 16. 4 = 64 (bản sao ) 
0.25
- Số phân tử Prôtêin được hình thành là : 64.4 =256 (phân tử Pr) 
0.25
- Số axitamin do môi trường cung cấp là: 256 . (- 1) = 127744( aa) 
0.25
Câu 2
	- Phải đảm bảo đủ ba mục tiêu là:
1) Mục tiêu về kiến thức:
	Nhận thức đúng về:
	- Bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và khai thác, sử dụng hợp lí nguồn năng lượng trong thiên nhiên. Giáo dục sâu sắc về môi trường trong thiên nhiên qua chương trình môn học. Hiện nay việc sử dụng NLTK & HQ chính là sự quan tâm không chỉ của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn thế giới, vì năng lượng hiện nay do con người tạo ra phần lớn từ nguồn năng lượng hóa thạch của trái đất, những nguồn năng lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn làm biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu con người (phần lớn là người ngèo).
	- Nội dung các bài học ngoại khóa, thực hành, tin, hình ảnh về tình trạng người dân vào rừng chặt phá rừng.
	- Hoạt động quang hợp, hô hấp của cây liên quan đến chuyển đổi năng lượng trong tự nhiên.
	- Việc thuần hóa và nuôi dưỡng các loài ĐV phục vụ nhu cầu của con người có lien quan đến việc sử dụng năng lượng. Do vậy GV cần cho HS hiểu được dựa vào đặc điểm cấu tạo thích nghi và tập tính của ĐV để áp dụng vào việc chăn nuôi để sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm.
	- Hoạt động hô hấp của con người cũng liên quan đến việc sử dụng năng lượng.
	- Vấn đề dân số là một áp lực đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên.
	- Sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
	- Tăng cường sử dụng tài nguyên vĩnh cửu.
	- Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
	- Tăng cường trồng, bảo vệ rừng và cây xanh.
	- Tham quan thiên nhiên, vận dụng luật BVMT, tham gia tích cực vào việc vận động và tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường sử dụng năng lượng sạch.
	- Chứng minh được ảnh hưởng của năng lượng đến hệ sinh thái và tầm quan trọng của năng lượng.
	- Đi đôi với giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng cho người lớn chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho HS một bộ phận không nhỏ của xã hội. Vì giáo dục từ nhỏ để tạo thành thói quen cho các em, từ thói quen dẫn đến hành động cụ thể, các em tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng với gia đình và những người xung quanh.
1.5
2) Mục tiêu về kỹ năng
	- Thực hành tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
	- Tuyên truyền sử dụng NLTK & HQ.
	- Giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng NLTK & HQ.
	- Liên kết các môn học với nhau về sử dụng NLTK & HQ.
0.25
0.25
0.25
0.25
3) Mục tiêu về hành vi, thái độ.
	- Có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi như ở lớp, ở trường hay ở nhà.
	- Gương mẫu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và từ đó tuyên truyền mọi người cùng chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
0.5
0.5
Câu 3
- Trình bầy được 1 nội dung khó bất kỳ trong chương trình sinh học 9 như: Chương I - Các thí nghiệm của MenĐen; Chương II - Nhiễm sắc thể; Chương III - ADN và gen; Sinh vật và môi trườnghay các bài thực hành không có đủ dụng cụ thực hành, băng đĩa
1,0
- Giải thích hợp lí nội dung đó khó tại đơn vị hay khó do chương trình, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ vi tính
1,0
- Đề ra được giải pháp hợp lí để giảng dạy hiệu quả nhất phần khó đó.
1,0
--------------------------Hết------------------------------

File đính kèm:

  • docde_viet_thu_hoach_boi_duong_he_2013_mon_sinh_hoc_phong_gddt.doc