Đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 3
Khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ thích hợp.
Câu 1: Cho đoạn thơ
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nào?
A, Nhân hóa B, So sánh C, So sánh và nhân hóa
Câu 2: Câu “ Các bà mẹ cúi lom khom cha ngô”. Từ nào viết chưa đúng luật chính tả
A, lom khom B, cha ngô C, cúi lom khom
Câu 3: Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Hai dòng thơ này là:
A, một câu B, 2 câu C, 1 câu thơ lục bát
Câu 4: Điền vào chỗ chấm
Chuông xe đạp kêu kính c…..
A, vần ong B, vần oong C, vần ông
Câu 5: Từ nào có thể thay thế từ “quê hương” trong câu sau:
Tây Nguyên là quê hương của tôi.
A, đất nước B, Giang sơn C, nơi chôn rau cắt rốn.
Câu 6: Gạch dưới thành ngữ không nói về quê hương
Non xanh nước biếc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn.
Câu 7: Nối từ ngữ ( ở bên trái) với địa phương thường sử dụng từ ngữ này( ở bên phải).
- anh hai, ba, má, cây viết, heo, vịt xiêm miền Trung
- mô, tê, răng, rứa, tui, ngái miền Nam
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 3
Đề trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 ( trong thời gian nghỉ dịch Covid 19) Khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ thích hợp. Câu 1: Cho đoạn thơ Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. Đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nào? A, Nhân hóa B, So sánh C, So sánh và nhân hóa Câu 2: Câu “ Các bà mẹ cúi lom khom cha ngô”. Từ nào viết chưa đúng luật chính tả A, lom khom B, cha ngô C, cúi lom khom Câu 3: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Hai dòng thơ này là: A, một câu B, 2 câu C, 1 câu thơ lục bát Câu 4: Điền vào chỗ chấm Chuông xe đạp kêu kính c.. A, vần ong B, vần oong C, vần ông Câu 5: Từ nào có thể thay thế từ “quê hương” trong câu sau: Tây Nguyên là quê hương của tôi. A, đất nước B, Giang sơn C, nơi chôn rau cắt rốn. Câu 6: Gạch dưới thành ngữ không nói về quê hương Non xanh nước biếc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn. Câu 7: Nối từ ngữ ( ở bên trái) với địa phương thường sử dụng từ ngữ này( ở bên phải). - anh hai, ba, má, cây viết, heo, vịt xiêm miền Trung - mô, tê, răng, rứa, tui, ngái miền Nam Câu 8: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ trống - Em bé.( mũm mĩm) - Cụ già..( hiền từ) - Chú bộ đội. ( nhanh nhẹn) Câu 9: Giải nghĩa từ “ định cư” A, Sống cố định ở một nơi. B, Sống nay đây mai đó. C, Sống không cố định ở một nơi. Câu 10: Câu: “Mái tóc bà em trắng như cước.” thuộc mẫu câu nào? A, Ai( cái gì, con gì) thế nào? B, Ai( cái gì, con gì) làm gì? C, Ai( cái gì, con gì) là gì? Câu 11: Câu: “ Trâu là loài vật ăn cỏ” thuộc kiểu câu: A, Ai( cái gì, con gì) thế nào? B, Ai( cái gì, con gì) làm gì? C, Ai( cái gì, con gì) là gì? Câu 12: Câu: “ Con trâu nhà em đang ăn cỏ” thuộc kiểu câu: A, Ai( cái gì, con gì) thế nào? B, Ai( cái gì, con gì) làm gì? C, Ai( cái gì, con gì) là gì? Câu 13:Ghép các tiếng non, nước, núi, sông để có 6 từ thích hợp( mỗi từ gồm 2 tiếng) thường dùng để chỉ thiên nhiên, đất nước( nước non, non nước,núi sông, sông núi, non sông, núi non) 1, 4, . 2,... 5,. 3, . 6,. Câu 14: Gạch 5 từ chỉ đặc điểm( mỗi từ có 2 tiếng) trong đoạn thơ nói về Bác Hồ của nhà thơ Tố Hữu Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Câu 15: Viết lại câu văn dưới đây cho sinh động bằng cách sử dụng phép so sánh Con mèo nhà em có đôi mắt tròn xoe.( Con mèo nhà em có đôi mắt tròn như hai hòn bi ve) . Câu 16: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau: Loại cây có quả kết thành nải thành buồng:( cây chuối) Cùng nghĩa với nhìn:( trông) Câu 17: Viết lời giải các câu đố sau: Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng Là ( con ruồi) Vừa bằng cái nong Cả làng đong chẳng hết Là( cái giếng). Câu 18: Điền vào chỗ trống sơ hay xơ .( sơ) xuất . ( sơ) sài ..( xơ) mít ..( sơ )lược ..( sơ) kết ...( sơ)đồ ..( xơ)mướp ..( xơ) xác Câu 19:Điền dấu câu thích hợp vào cuối câu sau: Có đau không, chú mình(?).Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé(!) Câu 20: Chọn những tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. ( gì/rì, díu dan/ríu ran) Cây .(gì) hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên ..(Ríu ran) đến đậu đầy trên các cành? Là..( cây gạo) Câu 21: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu: Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Câu 22: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau( nhỏ, gần, chậm, mập mạp, thấp, buồn, vụng, rộng rãi) To/.. cao/.. Xa/.. vui/ . Nhanh/. Khéo/. Gầy gò/. Chật chội/.. Câu 23: Đặt câu với mỗi từ dưới đây: - nhỏ bé:.( Ngôi nhà nhỏ bé của tôi nép mình sau rặng tre xanh mướt.) - nhỏ nhen:( Mẹ dặn tôi không nên đối xử nhỏ nhen với người khác.) Câu 24: Viết 8 từ có tiếng thợ chỉ người lao động chân tay làm một nghề nào đó để lấy tiền công ( thợ xây, thợ mộc, thợ may, thợ mỏ, thợ điện, thợ gò, thợ hàn, thợ cắt tóc.) Câu 25: Ghi lại 4 từ chỉ hoạt động trạng thái, 4 từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau: Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loét quẹt, lom khom trong nhà. 4 từ chỉ hđ, trạng thái: chải, ghé, soi, hát. 4 từ chỉ đặc điểm: trắng, loẹt quẹt, lom khom, bùng boong. ______________________________________________________
File đính kèm:
- de_trac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_3.doc