Đề thi viết hội thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Mĩ thuật - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang - Đề số 001 (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm).
Trong mỗi nội dung sau có một ý thừa (hoặc sai), hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý thừa (sai) đó:
1. Thời gian thực hiện kế hoạch dạy học (PPCT) năm học 2015 - 2016 là:
A. Học kỳ I: 18 tuần 01 ngày. Học kỳ II: 18 tuần;
B. Học kỳ I: 19 tuần. Học kỳ II: 18 tuần.
2. Điểm mới trong việc thực nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2015 - 2016 là:
A. Tổ chức xây dựng và dạy học theo chủ đề ở tất cả các môn học (trừ Tin học);
B. Thay đổi về điều kiện được dự thi các bài thi của giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và quy định đánh giá, tính điểm, xếp loại trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
C. Ban hành Hướng dẫn chấm điểm các tiêu chuẩn thi đua năm học 2015 - 2016 ngay đầu năm học.
D. Sở GD&ĐT ban hành phiếu đánh giá và xếp loại giờ giờ dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
E. Chỉ tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện một lần/năm, Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện một lần/năm;
F. Tổ chức 5 đợt kiểm tra và lấy điểm cho học sinh các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh theo đề chung của huyện.
3. Yêu cầu về số lượng chuyên đề cần tổ chức của tổ chuyên môn và số lượng chủ đề dạy học của mỗi môn học trong một học kỳ năm học 2015 - 2016 (theo công văn số 380/PGD&ĐT-THCS ngày 19/9/2015 của Phòng GD&ĐT) là:
A. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng và triển khai áp dụng 01 chuyên đề; mỗi môn học trong trường THCS xây dựng và tiến hành dạy học tối thiểu 02 chủ đề;
B. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng và triển khai áp dụng 01 chuyên đề; mỗi môn học trong trường THCS xây dựng và tiến hành dạy học tối thiểu 01 chủ đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi viết hội thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Mĩ thuật - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang - Đề số 001 (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI VIẾT HỘI THI GVG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 90 phút Môn Mĩ thuật - Mã đề: *001* (Đề bài gồm 04 trang) Câu 1 (2 điểm). Trong mỗi nội dung sau có một ý thừa (hoặc sai), hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý thừa (sai) đó: 1. Thời gian thực hiện kế hoạch dạy học (PPCT) năm học 2015 - 2016 là: A. Học kỳ I: 18 tuần 01 ngày. Học kỳ II: 18 tuần; B. Học kỳ I: 19 tuần. Học kỳ II: 18 tuần. 2. Điểm mới trong việc thực nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2015 - 2016 là: A. Tổ chức xây dựng và dạy học theo chủ đề ở tất cả các môn học (trừ Tin học); B. Thay đổi về điều kiện được dự thi các bài thi của giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và quy định đánh giá, tính điểm, xếp loại trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; C. Ban hành Hướng dẫn chấm điểm các tiêu chuẩn thi đua năm học 2015 - 2016 ngay đầu năm học. D. Sở GD&ĐT ban hành phiếu đánh giá và xếp loại giờ giờ dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; E. Chỉ tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện một lần/năm, Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện một lần/năm; F. Tổ chức 5 đợt kiểm tra và lấy điểm cho học sinh các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh theo đề chung của huyện. 3. Yêu cầu về số lượng chuyên đề cần tổ chức của tổ chuyên môn và số lượng chủ đề dạy học của mỗi môn học trong một học kỳ năm học 2015 - 2016 (theo công văn số 380/PGD&ĐT-THCS ngày 19/9/2015 của Phòng GD&ĐT) là: A. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng và triển khai áp dụng 01 chuyên đề; mỗi môn học trong trường THCS xây dựng và tiến hành dạy học tối thiểu 02 chủ đề; B. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng và triển khai áp dụng 01 chuyên đề; mỗi môn học trong trường THCS xây dựng và tiến hành dạy học tối thiểu 01 chủ đề. 4. Đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới cấp THCS là: A. Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. B. Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế cho HS hoạt động, học nhóm, tự học; dùng chung cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. C. Hoạt động dạy của giáo viên được coi là trung tâm của quá trình dạy học. D. Môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả; giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của HS. E. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, cộng đồng. F. Đánh giá HS thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả cho học sinh. G. Giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Câu 2 (3 điểm). Trong mỗi nội dung sau đều có một ý sai, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý sai đó: 1. Dạy học tích hợp là: A. Dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. B. Dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học; người học được chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực và sở thích của mình. 2. Dạy học phân hoá là: A. Dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học; người học được chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực và sở thích của mình. B. Dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. 3. Các bước giáo viên thực hiện để thiết kế một giáo án theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học gồm: A. Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. B. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. C. Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh. D. Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. E. Thiết kế giáo án: Giáo viên bắt tay vào soạn giáo án. F. In giáo án. 4. Phương thức dạy học theo mô hình mô hình trường học mới cấp THCS là: A. Học sinh được hướng dẫn học tích cực, tự lực, sáng tạo theo tài liệu hướng dẫn học (tài liệu 3 trong 1: học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh); B. Hoạt động học của học sinh được thực hiện trên lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng; C. Học sinh được hướng dẫn học tích cực, tự lực, sáng tạo theo sách giáo khoa (chỉ dành cho học sinh); D. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 5. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn học (SGK) theo mô hình mô hình trường học mới cấp THCS gồm các hoạt động sau: A. Hoạt động khởi động; B. Hoạt động hình thành kiến thức; C. Hoạt động luyện tập; D. Hoạt động vận dụng; E. Hoạt động tìm tòi mở rộng. F. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 6. Phiếu đánh giá và xếp loại giờ giờ dạy của giáo viên theo quy định mới của Sở GD&ĐT tập trung đánh giá về các mặt sau: A. Kế hoạch dạy học; B. Nội dung dạy học; C. Tổ chức hoạt động dạy học; D. Hiệu quả sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, thực hành trong quá trình tổ chức dạy học; E. Giáo án của giáo viên. F. Kết quả hoàn thành mục tiêu bài học đề ra; Câu 3 (5 Điểm). Hãy chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau đây: 1. Trong bức tranh dân gian "Đám cưới chuột", hàng phía dưới có mấy con chuột? A. 6 con B. 7 con C. 8 con D. 9 con 2. Tượng Nhân Sư (Ai Cập) được tạc vào năm nào? A. 2500 TCN B. 2600 TCN C. 2700 TCN D. 2800TCN 3. Theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn mĩ thuật, năng lực nào sau đây không thuộc năng lực chuyên biệt? A. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ B. Năng lực quan sát, khám phá C. Năng lực biểu đạt D. Năng lực đánh giá và tự đánh giá. 4. Bức tranh "Chân dung cụ Tú Mền" của họa sĩ Lê Văn Miến được vẽ vào năm nào? A. 1897 B. 1898 C. 1899 D. 1896 5. Theo SGK lớp 6- bài 10, cặp màu nào sau đây thuộc cặp màu tương phản? A. Đỏ - Lục B. Vàng - Tím C. Da cam - Lam D. Vàng - Lục 6. Gam màu chủ đạo trong bức tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng là gam màu gì? A. Vàng cam B. Đỏ trắng C. Vàng tím D. Nâu vàng 7. Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào? A. 1993 B. 1994 C. 1995 D. 1992 8. Có mấy bước vẽ một bức tranh đề tài? A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước 9. Theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn mĩ thuật, nhóm năng lực chung cơ bản gồm mấy năng lực? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 10. Bức tranh "Rửa rau cầu ao" do họa sĩ nào sáng tác? A. Nguyễn Gia Trí B. Nguyễn Phan Chánh C. Nguyễn Đỗ Cung –––––––– Hết ––––––––
File đính kèm:
- de_thi_viet_hoi_thi_giao_vien_gioi_cap_huyen_mon_mi_thuat_na.doc