Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3: (2 điểm)

  Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO ( M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y, cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch có chứa 2,96 gam muối.

1. Xác định kim loại M và khối lượng m.

2. Cho x gam Al vào dung dịch X thu được ở trên, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 1,12 gam chất rắn. Tính x?

Câu 4: (2 điểm)

 Hỗn hợp khí X gồm H2 và hai hiđrôcacbon A,B được chứa trong một bình kín có sẵn bột Ni, đun nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí Y ở đktc chia Y thành hai phần bằng nhau.

           Phần 1 dẫn qua dung dịch nước brôm thấy dung dịch nhạt mầu và thu được duy nhất một

hiđrôcacbon A. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 88: 45

           Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2 và 10,8 gam H2O.

Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B. Biết A có công thức dạng CnH2n + 2.
Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong X.

doc 6 trang Huy Khiêm 01/01/2024 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Sở giáo dục & đào tạo
Hải dương
------------------
Đề chính thức
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên nguyễn trãi - năm học 2011-2012
Môn thi: Hóa học
Thời gian:120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30 tháng 6 năm 2011
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1: (2 điểm)
Cho các oxit: Na2O, Fe2O3, CuO, Al2O3. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp thí nghiệm sau:
Cho hỗn hợp cả 4 oxit trên vào nước dư.
Cho CO đi qua từng oxit trên nung nóng.
Cho từng oxit trên vào dung dịch HCl dư.
Nêu phương pháp tách 3 oxit MgO, FeO, CuO ra khỏi hỗn hợp của chúng mà khối lượng mỗi chất không thay đổi so với ban đầu. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ( Các hóa chất, dụng cụ và các điều kiện cần thiết coi như có đủ)
Câu 2: (2 điểm)
Tìm các chất tương ứng với các kí hiệu A, B, D, E, F, G và viết phương trình phản ứng hóa học thực hiện các chuyển đổi theo sơ đồ sau ( Ghi rõ điều kiện nếu có)
(7)
(6)
 G Poli(vinyl clorua) 
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
A B D E F etyl axetat
(8)
 Polietilen 
Biết A là thành phần chính của khí thiên nhiên
2.Trình bầy phương pháp nhận biết các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn sau: Dung dịch đường Saccarozơ, benzen, dầu thực vật, dung dịch rượu etylic, dung dịch hồ tinh bột. 
Câu 3: (2 điểm)
 Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO ( M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y, cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch có chứa 2,96 gam muối.
1. Xác định kim loại M và khối lượng m.
2. Cho x gam Al vào dung dịch X thu được ở trên, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 1,12 gam chất rắn. Tính x?
Câu 4: (2 điểm)
 Hỗn hợp khí X gồm H2 và hai hiđrôcacbon A,B được chứa trong một bình kín có sẵn bột Ni, đun nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí Y ở đktc chia Y thành hai phần bằng nhau.
	Phần 1 dẫn qua dung dịch nước brôm thấy dung dịch nhạt mầu và thu được duy nhất một 
hiđrôcacbon A. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 88: 45
	Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B. Biết A có công thức dạng CnH2n + 2.
Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong X.
Câu 5: ( 2 điểm)
 Hỗn hợp X gồm ba kim loại: Na, Al, Mg, cho 14,9 gam X vào nước dư, phản ứng xong thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc, dung dịch A và chất rắn B. Cho B vào 500ml dung dịch CuSO4 1M sau khi kết thúc phản ứng thấy tạo thành 28,8 gam kết tủa. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết các phương trình phản ứng hóa học có thể có xảy ra trong thí nghiệm trên.
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các kim loại trong X.
Cho: Mg =24; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; Na =23; C = 12; Ca = 40; O = 16; H = 1; S =32
---------------------Hết---------------------
 Họ và tên thí sinh:..Số báo danh..
 Chữ ký của giám thị 1:Chữ ký của giám thị 2:...
Sở giáo dục & đào tạo 
Hải Dương
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên nguyễn trãi - năm học 2011- 2012
Môn: hóa học 
Ngày thi 30/06/2011
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
1
a/ Na2O + H2O 2 NaOH (1)
 Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O (2)
b/ 3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2 (3)
 Fe3O4 + CO 3FeO + CO2 (4)
 FeO + CO Fe + CO2 (5)
 CuO + CO Cu + CO2 (6)
c/ Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O (7)
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O (8)
 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (9)
 Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O (10)
0,25
0,25
0,25
0,25
* Nếu HS chỉ viết 1(hoặc 2) PTHH để chuyển Fe2O3 thành Fe vẫn cho 0,25đ
* Tổng điểm ý 1:
1đ
2
- Khử hỗn hợp bằng CO (hoặc H2) dư ỏ nhiệt độ cao, để phản ứng hoàn toàn ta được hỗn hợp rắn gồm: MgO, Fe, Cu
 FeO + CO Fe + CO2 
 CuO + CO Cu + CO2 
- Cho hỗn hợp rắn ở trên vào dd HCl dư, lọc tách phần không tan là Cu, đem đốt cháy trong O2 dư ta được CuO 
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 2Cu + O2 2CuO 
- Cho phần nước lọc ở trên là dung dịch có chứa FeCl2, MgCl2, HCl dư tác dụng với Al dư, lọc tách phần chất rắn được Fe và Al dư, phần dung dịch AlCl3, MgCl2
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 3FeCl2 + 2Al 2AlCl3 + 3Fe
- Cho hỗn hợp Fe và Al tan vào dung dịch HCl dư rồi cho NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa, nhiệt phân không có không khí đến khối lượng không đổi được FeO.
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 FeCl2 + 2NaOH 2NaCl + Fe(OH)2
 AlCl3 + 4NaOH NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
 Fe(OH)2 FeO + H2O
- Cho dung dịch MgCl2, AlCl3 thu được ỏ trên vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được MgO
 MgCl2 + 2NaOH 2NaCl + Mg(OH)2
 AlCl3 + 4NaOH NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
 Mg(OH)2 MgO + H2O
* Học sinh nêu được phương pháp tách ra từng chất đúng mỗi chất cho 0,25 đ
* Viết đủ các PTHH ( để giải thích cho quá trình thực nghiệm đó) cho 0,25đ
0.25
0,25
0,25
0,25
2
1
* A là CH4
2CH4 C2H2 + H2 (1) 
 (A) (B)
C2H2 + H2 C2H4 (2) 
 (D)
C2H4 + H2O C2H5OH (3)
 (E)
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (4)
 (F)
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O (5)
 (etylaxetat)
C2H2 + HCl CH2=CH-Cl (6)
 (G)
nCH2=CH-Cl ( CH2-CH )n (Poli(vinyl clorua)) (7)
 Cl
nCH2=CH2 ( CH2-CH2 )n (Polietilen) (8)
0.25
0,25
0,25
0,25
* Nếu không có xác định A và các chất mà chỉ viết đúng PTHH thì chỉ trừ 0,25đ
* Bắt đầu sai từ chất nào thì bỏ từ phần đó trở đi theo sơ đồ
* Thiếu điều kiện của PTHH có điều kiện trừ đi 1/2 số điểm của TPHH đó
2
- Lấy mẫu thí nghiệm.
- Dùng dung dịch iốt (ddKI3) cho vào từng mẫu 
 + 1 mẫu cho màu xanh đặc trưng => dd tinh bột
 + 2 mẫu không tan vào dung dịch iốt(ddKI3) đó là: Benzen và dầu thực vật (Nhóm I)
 + 2 mẫu tan vào dung dịch iốt(ddKI3) đó là: dd saccarozơ và dd rượu etylic(Nhóm II)
- Cho dung dịch NaOH đặc vào hai mẫu nhóm ( I ) và đun nóng. 
 + Mẫu nào tan dần vào nhau là dầu thực vật do bị thủy phân tạo glixerol và muối
 C3H5(OCOR)3 + 3NaOH C3H5(OH)3 + 3RCOONa 
 + Mẫu nào vẫn phân lớp không tan ( có phần bay hơi cho mùi đặc trưng) là benzen
- Cho dung dịch H2SO4 loãng vào hai mẫu nhóm ( II ), đun nóng để saccarozơ thủy phân rồi thực hiện phản ứng tráng bạc
 + Mẫu cho ra Aglà mẫu saccarozơ mẫu còn lại là dd rượu etylic
0.5
0,25
0,25
* HS làm sai từ đâu thì không cho điểm từ phần đó trở đi 
* HS không viết PTHH vẫn cho điểm tối đa
3
1
 Gọi nMO = a mol
- Hòa tan MO vào dd H2SO4 loãng:
 MO + H2SO4 MSO4 + H2O
mol: a a a
=> 
Ta có (I)
- Khử MO bằng CO dư 
 MO + CO M + CO2 
 a a a a
Vậy hỗn hợp Y gồm CO2 và CO dư
- Cho Y qua dd NaOH có nNaOH = 0,5.0,1= 0,05 (mol) mà chỉ còn một khí thoát ra thì đó là CO, vậy CO2 đã phản ứng hết. Phản ứng có thể xảy ra:
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 k 2k k
 CO2 + NaOH NaHCO3 
 t t t
=> mmuối = 106k + 84t = 2,96 (II)
TH1: Nếu NaOH dư thì t = 0 ( không có muối axít)
=> a = k = 0,028. 
Thay vào (I) ta được M = 348,8 (loại)
TH2: Nếu NaOH hết 2k + t = 0,05 (III) 
Từ (II) và (III) => k = 0,02
 t = 0,01 => 
Thay vào (I) được M = 56 => đó là Fe
và m = (56 + 16).0,03 = 2,16 (g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
Dung dịch X gồm: FeSO4 ( 0,03 mol)
 H2SO4 dư ( 0,02 mol)
Khi cho Al vào, phản ứng hoàn toàn mà có 1,12 g chất rắn => H2SO4 đã hết
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
0,04/3 0,02
 2Al + 3FeSO4 Al2(SO4)3 + 3Fe
 2b/3 b b
Khối lượng Fe trong dd X : 56.0,03 = 1,68 (g) > 1,12 (g)
=> FeSO4 còn dư thì Al hết.
Vậy 
=> 
=> x = 27.= 0,72 (g)
0,25
0,25
4
1
Hỗn hợp X tác dụng với H2/ Ni,t0 phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp khí Y => trong X phải có chất tác dụng được với H2 
Phần 1: Qua dd Br2 thấy nhạt màu => còn chất chứa liên kết đôi (hoặc ba) phản ứng với Br2 => H2 đã hết 
Hiđrocacbon A duy nhất thoát ra => A không phản ứng với H2
Đốt A cho 
Vì A có dạng CnH2n+ 2
CnH2n+ 2 + O2 nCO2 + (n + 1)H2O
 Vậy A: C4H10. 
CTCT của A: CH3-CH2-CH2-CH3 hoặc CH3-CH-CH3
 CH3
Phần 2: Đặt CTPT trung bình của Y là 
Đốt phần 2: (1/2nY = 0,3) cho 
=> 
Vậy hiđrôcacbon B có 2 nguyên tử C trong phân tử mà phản ứng với H2 vẫn tạo ra chất làm nhạt màu dd Br2 vậy B phải là C2H2 
CTCT của B: 
0,25
0,25
0,5
0,5
2
Gọi trong 1/2X
Theo bảo toàn nguyên tố ta có số nguyên tử H trong 1/2X bằng trong H2O và số nguyên tử C trong 1/2X bằng trong CO2 khi đốt cháy 1/2Y
Do đó ta có:
=> => 
Vậy trong X có: 
0,5
5
1
- Cho X vào nước dư có các phản ứng sau:
 2Na + 2H2O 2 NaOH + H2 (1)
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 (2)
- Chất rắn B: Mg có thể có Al dư
- dung dịch C: NaAlO2 có thể có NaOH
- Cho B vào dung dịch CuSO4 có thể có phản ứng:
 Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu (3)
 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu (4)
0,25
0,25
2
Gọi nNa = x; nMg = y; nAl = z trong 14,9 gam X
=> 23x + 24y + 27z = 14,9 (I)
- khi cho vào H2O thì Al có thể tan hết hoặc dư
+ Nếu Al dư thì NaOH hết: (z >x)
+ Nếu Al hết thì: (z x)
(mol)
=> x+ 3z = 0,4 
- Khi cho chất rắn ( Mg, có thể có Al dư) vào dung dịch CuSO4 ta có 
Vậy CuSO4 còn dư => B tan hết => 
 + Nếu Al dư thì : 
Giải hệ (I), (II), (III) ta được 
Mà z > x thỏa mãn Al dư
%mNa = 15,44%
%mMg = 48,32%
%mAl = 36,24%
 + Nếu Al tan hết thì:
Thay y= 0,45 vào (I) ta được 23x + 27z = 4,1
 => 
Vì z > x => loại
0,5
0,25
0,5
0,25
* Viết được PTPƯ 0,5đ
* Xét theo trường hợp Al dư đến kết luận thỏa mãn và tính ra % khối lượng từng chất được 1đ
* Xét theo trường hợp Al hết đến kết luận không thỏa mãn được 0,5đ
*Chú ý: Khi làm bài HS có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_hoa_hoc.doc