Đề thi thử học sinh giỏi lần 2 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Vẽ sơ đồ minh họa hiện tượng tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất và hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22/6 và 22/12.
- Nhận xét và giải thích độ dài ngày và đêm ở nửa cầu Bắc vào ngày 22/12.
Câu 2 (2,0 điểm):
Dựa vào Trang 9- Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
a. Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng Đà Lạt và Nha Trang.
- So sánh và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai trạm khí tượng trên.
Câu 3 (1,0 điểm):
Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm nước ta, thời kì 1990 - 2007.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi lần 2 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử học sinh giỏi lần 2 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG Đề chính thức ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LẦN 2 Năm học 2017-2018 Môn thi: ĐỊA LÝ 9 Thời gian : 150 phút (không kể phát đề) Đề gồm 1 trang Câu 1 (2,0 điểm): Vẽ sơ đồ minh họa hiện tượng tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất và hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22/6 và 22/12. Nhận xét và giải thích độ dài ngày và đêm ở nửa cầu Bắc vào ngày 22/12. Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào Trang 9- Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: a. Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng Đà Lạt và Nha Trang. So sánh và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai trạm khí tượng trên. Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu 4 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa cả năm nước ta, thời kì 1990 - 2007. Năm 1990 1995 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 6043,0 6765,6 7666,3 7329,4 7207,6 Sản lượng (nghìn tấn) 19226,1 24965,1 32530,0 35832,2 35942,5 Tính năng suất lúa cả năm (tạ/ha) của nước ta thời kì 1990 - 2007. Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta thời kì 1990 - 2007 (lấy năm 1990 = 100%). Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích lúa nước ta thời kì trên. Câu 5 (2,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. ------------------------HẾT----------------------- (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản, chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009 để làm bài) Họ và tên thí sinh: Chữ kí của giám thị 1:.. Số báo danh:. Chữ kí của giám thị 2:. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung kiến thức cần đạt Điểm Câu 1 (2,0 điểm) a. Vẽ hình minh họa hiện tượng tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất và hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22/6 và 22/12. 1,00 Yêu cầu: - Vẽ tương đối chính xác hình dạng cầu của Trái Đất. Thể hiện được một nửa Trái Đất được chiếu sáng, một nửa khuất trong bóng tối; trục nghiêng của Trái Đất, đường phân chia sáng tối và đường xích đạo cắt nhau tại tâm Trái Đất. - Có các vĩ tuyến: xích đạo, chí tuyến, vòng cực, cực. - Tia sáng Mặt Trời song song tới Trái Đất và chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt Trái Đất ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6 và chí tuyến nam vào ngày 22/12. - Có chú thích, tên hình vẽ. b. Nhận xét và giải thích độ dài ngày, đêm ở nửa cầu Bắc vào ngày 22/12. 1,00 - Nhận xét: vào ngày 22/12, ở nửa cầu Bắc có ngày ngắn nhất, đêm dài nhất trong năm. - Giải thích: + Do trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. + Vào ngày 22/12, nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhất, diện tích được chiếu sáng nhỏ nhất nên ngày ngắn nhất, diện tích khuất trong bóng tối lớn nhất nên đêm dài nhất. 0,50 0,25 0,25 Câu 2 (2,0 điểm) a. Phân tích chế độ nhiệt và mưa của trạm khí tượng Đà Lạt và Nha Trang. 1,00 - Chế độ nhiệt và mưa trạm khí tượng Đà Lạt: + Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm khoảng 180C, biên độ nhiệt độ năm khoảng 40C. Khí hậu mát mẻ quanh năm + Chế độ mưa: mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm khoảng trên 2000mm), mưa mùa (mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) - Chế độ nhiệt và mưa của trạm khí tượng Nha Trang: + Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, biên độ nhiệt độ năm khoảng 60C. Khí hậu nóng quanh năm. + Chế độ mưa: mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1200mm), mưa mùa (mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa ít vào các tháng từ tháng 1 đến tháng 8) 0,25 0,25 0,25 0,25 b. So sánh và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai trạm khí tượng. 1,00 - So sánh: Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm thấp hơn Nha Trang (SLCM) 0,50 - Giải thích: do Đà Lạt nằm ở cao nguyên cao (độ cao trên 1500m) chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Nha Trang tuy có vĩ độ khá tương đồng với Đà Lạt nhưng ở đồng bằng (độ cao dưới 50m) nên nhiệt độ không thay đổi theo độ cao. 0,50 Câu 3 (1,0 điểm) Thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. 1,00 - Thế mạnh: + Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh. + Lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; lao động trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật. + Trình độ người lao động đang được nâng cao. - Hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn; thiếu tác phong công nghiệp 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (3,0 điểm) a. Tính năng suất lúa cả năm 0,50 Năng suất lúa cả năm của nước ta, thời kì 1990 - 2007 (đơn vị: tạ/ha) Năm 1990 1995 2000 2005 2007 Năng suất 31,8 36,9 42,4 48,8 49,8 0,50 b.Vẽ biểu đồ 1,50 - Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm của nước ta, thời kì 1990 - 2007 ( đơn vị : %) 0,25 - Vẽ biểu đồ: biểu đồ đường biểu diễn, chính xác khoảng cách năm, có số liệu biểu đồ, có chú thích và tên biểu đồ. 1,25 c. Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích lúa cả năm nước ta thời kì trên. 1,00 - Nhận xét: + Từ năm 1990 đến năm 2000: diện tích lúa cả năm tăng (SLCM) + Từ năm 2000 đến năm 2007: diện tích lúa cả năm giảm (SLCM) - Giải thích: + Từ năm 1990 đến năm 2000, diện tích lúa tăng vì khai hoang, cải tạo đất, tăng vụ. + Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích lúa giảm do phá thế độc canh cây lúa, chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (2,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2,00 - Thuận lợi: + Khoáng sản (diễn giải): cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. + Thủy năng sông suối (diễn giải): thuận lợi phát triển thủy điện. + Các loại tài nguyên thiên nhiên khác: rừng, đất trồng, nguồn nước, khí hậu, biển để phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản, từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Khó khăn: thiên tai, địa hình bị chia cắt, khoáng sản tuy nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, khó khai thác gây khó khăn cho sản xuất công nghiệp. 0,50 0,50 0,50 0,50
File đính kèm:
- de_thi_thu_hoc_sinh_gioi_lan_2_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2017.doc