Đề thi thử học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Kèm hướng dẫn chấm)

Phần I : Lịch sử Việt Nam (6 điểm)

Câu 1: (3,5 điểm)

          Bằng những hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam từ 1858 đến hết thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 2(2,5 điểm)

          Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỉ XIX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống pháp đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới?

 

doc 5 trang Huy Khiêm 29/12/2023 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi thử học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Kèm hướng dẫn chấm)
TRƯỜNG THCS TRÁNG LIỆT
ĐỀ THI THỬ
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN VÒNG 1
MÔN LỊCH SỬ - NĂM HỌC 2013 – 2014
(Thời gian làm bài 150 phút)
Đề thi gồm 1 trang
PhÇn I : LÞch sö ViÖt Nam (6 ®iÓm)
Câu 1: (3,5 điểm)
	Bằng những hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam từ 1858 đến hết thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 2(2,5 điểm)
	Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỉ XIX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống pháp đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới?
PhÇn II: lÞch sö thÕ giíi ( 4 ®iÓm)
Câu 3(1,5 điểm)
Tại sao nói Cu-ba là “Hòn đảo anh hùng”?
Câu 4(2,5 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử của hội nghị I-an-ta tháng 2/1945? Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định quan trọng nào?
--------------Hết-----------------
Phßng gD&§T 
H­íng dÉn chÊm vµ BiÓu §iÓm m«n LÞch sö 9
n¨m häc 2012-2013
Phần nội dung
Điểm
Câu 1:
3,5 điểm
* Bình luận câu nói của Nguyễn Trung TRực:
- Câu nói phản ánh chính xác cuộc đấu tranh anh dũng kiên cường của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược
- Câu nói đã thể hiện long yêu nước và niềm tự hào dân tộc cua rNGuyễn Trung Trực, thể hiện khí phách kiên cường của người anh hùng
* CHứng minh bằng phong trào đấu tranh của nhân dân ta:
- 1858, trước sự xâm lược cua rliên quân pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, quân và dân tadưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả, giam chân địch suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng..
- 1859, quân Pháp đánh vào Gia Định,10/12/1861 đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông
- 1862, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhân Tuất- nhân dân khắp nơi nổi dậy
1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tâ Nam Kì, nhân dân Nam Kì tinh thần quyết tâm chống pháp, chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như:
+ KN vũ trang: nhiều trung tâm K/C được lập ra với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tô, Phan Liêm..
+Có người dùng văn thơ làm vũ khí chiến đấu
- 1873, TD Pháp xam lược Bắc Kì lần 1
-1882, Pháp đánh Bắc Kì lần II
- Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, một phong trào yêu nước mới dưới khẩu hiệu “Cần Vương” được phát động đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh với hàng trăm cuộc KNtiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước với khẩu hiệu Cần Vương-giúp vua cứu nước đa thu jút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng. .
- Cũng vào cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, Đề Thám diễn ra mạnh mẽ (1884-1913)..
=> Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, ý chí bất khuất bất chấp mọi thủ đoạn đàn áp của thực dân Pháp và sự hèn nhát của triều đình, đúng như câu nói của Ng. Trung TRực
Câu 2:
* Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX:
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới
0.25 ®
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng 
0.25 ®
- Đầu thế kỉ XX, các luồng tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản
0.25 ®
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản mà tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan châu Trinh.
0.25 ®
* Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX:
- Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới-xu hướng dân chủ tư sản
0.5 ®
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường dạy học, quy mô rộng lớn thu hút đông dảo các tầng lớp nhân dân tham gia
0.5 ®
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 3: Cu –ba là “Hòn đảo anh hùng”
1,5đ
- Cu-ba là một nước đất không rộng, nằm ở vùng biển Ca-ri-bêSau chiến tranh thế giới thứ hai, là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtow-rô đã đứng lên đấu tranhNgày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.
0,5
Sau ngày cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu Ba do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền các cấp, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục...
	Để tiêu diệt cách mạng Cu Ba, năm 1961, Mĩ cho một đội quân đánh thuê đổ bộ nên bãi biển Hi-rôn nhưng bị quân dân Cu Ba đánh bại. Sau thắng lợi này, Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên CNXH.
	Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhưng nhân dân Cu-Ba vẫn giành được những thắng lợi to lớn: xây dựng được một nền công nghiệpvới cơ cấu các nghành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng, văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.
	Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba trải qua thời kì khó khăn. Nhưng với ý chí của toàn dân, với những cải cách điều chỉnh, đất nước Cu Ba đã vượt qua khó khăn, tiếp tục đưa đất nước phát triển đi lên
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4: Hội nghị I-an-ta
a- Hoàn cảnh lịch sử:
Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh nổi lên gay gắt.
	Trong bối cảnh đó, tháng 2 năm 1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11/2/1945.
0,5
b. Nội dung Hội nghị:
	Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:
	+ Về việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức- chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chống kết thúc chiến tranh. 	
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. 
	+ Thoả thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
	Ở chõu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức và phía đông châu Âu (Đông Âu); Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
	Ở châu Á: Duy trì nguyên trạng lãnh thổ Mông Cổ, trả lại Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin, trao trả cho Trung Quốc nhữnh đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây (như Đài Loan, Mãn Châu...)thành lập Chinh phủ liên hợp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc; Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38; Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi của các nước phương Tây.
	Những quyết định trên của Hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới được gọi là “Trật từ hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
--------------Hết---------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_vong_1_mon_lich_su_nam_hoc_20.doc