Đề thi thử chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
b. Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau và phân li độc lập. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định:
1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thểAaBbDd.
2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd.
3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd
4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd
Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiên của biến dị tổ hợp? Phân biệt quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen.
Câu 3 (1 điểm): Trong buồng trứng của 1 chuột cái có 6TB mầm nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Các TB con được tạo ra trở thành các noãn bào bậc I có chứa tổng số 1290 NST.
a. Xác định số NST MT đã cung cấp cho các TB mầm nguyên phân
b. Các noãn bào b1 giảm phân bình thường. Số trứng được tạo ra đều tham gia thụ tinh với H = 25%. Đã có 6 chuột con được đẻ ra từ số hợp tử trên. Hãy xác định tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là bao nhiêu % ?
Câu 4 (1 điểm): Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 5( 2 điểm): Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 (Thời gian làm bài: 150 phút không kể giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): a. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào? b. Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau và phân li độc lập. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định: 1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thểAaBbDd. 2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd. 3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd 4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiên của biến dị tổ hợp? Phân biệt quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen. Câu 3 (1 điểm): Trong buồng trứng của 1 chuột cái có 6TB mầm nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Các TB con được tạo ra trở thành các noãn bào bậc I có chứa tổng số 1290 NST. a. Xác định số NST MT đã cung cấp cho các TB mầm nguyên phân b. Các noãn bào b1 giảm phân bình thường. Số trứng được tạo ra đều tham gia thụ tinh với H = 25%. Đã có 6 chuột con được đẻ ra từ số hợp tử trên. Hãy xác định tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là bao nhiêu % ? Câu 4 (1 điểm): Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Câu 5( 2 điểm): Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau: Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện 1200 cây trong đó có 75 cây thân thấp, hoa trắng. Phép lai 1: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện 480 cây trong đó có 60 cây thân thấp, hoa trắng. Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai? Câu 6 (2,0 điểm): 1/ Cho giao phấn giữa 2 cây thuần chủng thu được F1, F1 tiếp tục tự thụ phấn được F2 gồm 2 loại kiểu hình là 752 cây có quả tròn, ngọt và 249 cây có quả dài, chua. 2/ ở một phép lai khác người ta cho giao phấn giữa 2 cây thuần chủng thu được F1, F1 tiếp tục tự thụ phấn được F2 gồm 3 loại kiểu hình là 253 cây có quả tròn, chua; 504 cây có quả tròn, ngọt và 248 cây có quả dài, ngọt. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. –––––––– Hết –––––––– PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÚC KHÁNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Câu 1 (2,0 điểm) a. Dựa theo kết quả thí nghiệm Menđen đã cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông quy ước rằng: A........... hạt vàng; a......... hạt xanh. B........... hạt trơn; b......... hạt nhăn Thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng về hai cặp TT là hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn sẽ có các cặp nhân tố di truyền tương ứng là AABB và aabb. Các cơ thể này khi phát sinh giao tử sẽ cho 1 loại giao tử là AB và ab. Do vậy ở đời F1 sẽ có 2 cặp nhân tố di truyền là AaBb và có kiểu hình đồng tính là hạt vàng trơn. Khi các cơ thể F1 tự thụ phấn với nhau, mỗi cơ thể có khả năng cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB, ab. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra ở thế hệ F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu tổ hợp, 4 kiểu hình (9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh nhăn: 1 xanh nhăn). Như vậy các tính trạng di truyền độc lập với nhau. Đó là do các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 0,25 0,5 0,25 b. 1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AaBbDd = 1/2 . 1/2 .1/2 = 1/8 2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd= 1.1.1/2=1/2 3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd = 2/4.1/4.1/4 = 1/32. 4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd = 3/4.3/4.1= 9/16. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (2,0 điểm): *Liên kết gen hạn chế sự xuất hiên của biến dị tổ hợp vì: - Biến dị tổ hợp là hiên tượng xuất hiện các tổ hợp gen mới ở đời con do sự trao đổi chéo và sự phân li đọc lậ, tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân và thụ tinh. - Liên kết hoàn toàn là hiện tượng các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tổ hợp nhau ttong qúa trình thụ tinh. - Các gen nằm trên cùng 1 NST không xảy ra hiện tượng phân li độc lập và tổ hợp tự dogiữa chúng trong giảm phân và thụ tinh nên không xảy ra biến dị tổ hợp. - Các gen nằm gần nhau trên cùng 1 NST không xảy ra hiện tưọng trao đổi chéo nên không xảy ra biến dị tổ hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 *Phân biệt quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen. Quy luật phân li độc lập Quy luật liên kết gen - Phản ánh sự di truyền của 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. - Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau. - Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử. - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Phản ánh sự di truyền của 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng. - Hai cặp tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau. - Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử. - Hạn chế sự xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1 điểm): a. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của chuột (2n nguyên dương chẵn) - Số NST có trong các noãn bào bậc 1 là: 6. 23. 2n = 1920 ® 2n = - Số NST mt cung cấp cho các TB mầm nguyên phân là: 6. 2n .(2k-1) = 6. 40 (23- 1 = 1680 (NST) b. Số trứng được tạo ra = số noãn bào b1 = 6. 23 = 48 (trứng) - Vì Htrứng = 25% ® số trứng được thụ tinh là : Chỉ có 6 chuột con ® tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là: = 50% 0,25 0,25 0,5 Câu 4 (1 điểm): Người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi vì bên cạnh NST giới tính là yếu tố quyết định giới tính của cơ thể thì sự hình thành và phân hoá giới tính còn chịu tác động của hoocmôn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài. - Về tác động của hoocmôn sinh dục: Nếu dùng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể thì có thể làm biến đổi giới tính mặc dù cặp NST giới tính không thay đổi. Ví dụ dùng metyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái lúc còn non có thể làm cá cái biến thành cá đực. - Về điều kiện của môi trường ngoài. Các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ tác động lên quá trình sinh nở của trứng của cơ thể non hay thời gian thụ tinh ...có thể làm thay đổi giới tính. Ví dụ: ở một số loài rùa, ở nhiệt độ dưới 28o C trứng nở thành rùa đực, còn trên 32oC trứng nở thành rùa cái * ý nghĩa thực tiễn của vịc điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi. Việc nắm rõ cơ chế di truyền giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi phù hợp với lợi ích sản xuất và tạo lợi ích cao nhất trong quá trình sản xuất Ví dụ: Người ta có thể chủ động tạo ra toàn tằm đực trong chăn nuôi tằm dâu vì tằm đực cho năng suất cao hơn tằm cái, hoặc nuôi bò thịt cần tạo nhiều bê đực và nuôi bò sữa cần tạo nhiều bê cái. 0,25 0.25 0.25 0,25 Câu 5(2 điểm) Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng với tỉ lệ = 75/1200 = 1/16 Ta có: thân thấp, hoa trắng (aa,bb) = 1/16 = 1/4 ab x 1/4 ab => F1 và cây 1 đều dị hợp về 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau Vậy cây F1: thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: AaBb Cây 1: thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: AaBb Phép lai 2: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng với tỉ lệ = 60/480 = 1/8 Ta có: thân thấp, hoa trắng (aabb) = 1/8 = 1/4 ab x 1/2 ab => Vì F1 có kiểu gen AaBb nên cây 2 cho giao tử ab với tỉ lệ ½ => Cây 2 có thể có kiểu gen: Aabb ( thân cao, hoa trắng) hoặc aaBb (thân thấp, hoa đỏ) 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 6: (2,0 điểm) 1/ Phép lai 1: Xét từng cặp tính trạng ở F2: - Hình dạng quả có tròn : dài = 3: 1 là tỉ lệ của định luật phân li, quả tròn trội so với quả dài. Quy ước A: trội, a : dài. Phép lai F1 của tính trạng này là: F1: Aa Aa. - Về vị quả có ngọt: chua = 3: 1 là tỉ lệ của định luật phân li, quả ngọt trội so vơi quả chua. Quy ước B: ngọt; b : chua. Phép lai F1 của tính trạng này là F1 : Bb Bb. Xét chung tỉ lệ của 2 cặp tính trạng đem lai là: F2 có quả tròn, ngọt : quả dài, chua = 752: 249 xấp xỉ 3:1 (3: 1)(3: 1). Điều này chứng tỏ các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên 1 cặp NST. Theo bài ra thì không có hiện tượng hoán vị gen xảy ra nên giữa các gen đã xảy ra hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn.Vì F1 đều dị hợp 2 cặp gen mà F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, chua kiểu gen F1 có kiểu gen dị hợp tử đều được tạo thành từ cơ thể lai thuần chủng có kiểu gen ( Cây có quả tròn, ngọt) và ( cây có quả dài, chua). * Sơ đồ lai: 2/ Phép lai 2: (biện luận tương tự )ta có: - Hình dạng quả F1: Aa Aa. - Về vị quả F1 : Bb Bb. Vì F1 đều dị hợp 2 cặp gen mà F2 xuất hiện kiểu hình quả tròn, chua kiểu gen và quả dài, ngọt kiểu gen F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo . Đây là kết quả lai của hai cơ thể lai thuần chủng có kiểu gen ( cây có quả tròn, chua) và (cây có quả dài, ngọt). * Sơ đồ lai: 0.25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5
File đính kèm:
- de_thi_thu_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_201.doc