Đề thi học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Câu 1 : ( 2điểm).

           Một ôtô chuyển động từ địa điểm A đến địa điểm B cách A 100km. Trong nửa chặng đường đầu xe đi với vận tốc V1= 50km/h, nửa chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc V2= 25km/h.

Sau bao lâu xe đến B?
Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường AB.

Câu 2 : ( 2điểm).

Trong một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thuỷ ngân  ( hình 1). Người ta đổ vào nhánh A một cột nước cao h1= 0,8m, vào nhánh B một cột dầu cao h2= 0,4m. Tìm độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở nhánh A và B. Cho trọng lượng riêng của nước d1= 10000N/m3; của dầu d2= 8000N/m3; của thuỷ ngân d3= 136000N/m3.

doc 3 trang Huy Khiêm 25/12/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
 Phòng gD& ĐT bình giang
Trường thcs hùng thắng
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi học sinh giỏi trường
Môn vật lí – Lớp 8
Năm học : 2011 - 2012
Thời gian:120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 : ( 2điểm).
	Một ôtô chuyển động từ địa điểm A đến địa điểm B cách A 100km. Trong nửa chặng đường đầu xe đi với vận tốc V1= 50km/h, nửa chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc V2= 25km/h.
Sau bao lâu xe đến B?
Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường AB.
Câu 2 : ( 2điểm).
 Trong một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thuỷ ngân ( hình 1). Người ta đổ vào nhánh A một cột nước cao h1= 0,8m, vào nhánh B một cột dầu cao h2= 0,4m. Tìm độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở nhánh A và B. Cho trọng lượng riêng của nước d1= 10000N/m3; của dầu d2= 8000N/m3; của thuỷ ngân d3= 136000N/m3.
Hình 1
B
A
h1
h2
Câu 3 : (3 điểm).
 Một miếng gỗ có dạng hình hộp chữ nhật diện tích đáy là S, chiều cao 50cm. Khi thả vào nước nó nổi trên mặt nước đáy song song với mặt nước ( hình 2). Tính chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ và của nước lần lượt là : dg= 8000N/m3, dn= 10000N/m3.
	Hình 2
Câu 4 : ( 3 điểm).
	Một nhiệt lượng kế khối lượng m1= 100g, chứa một lượng nước khối lượng m2= 500g ở cùng nhiệt độ t1= 15 0C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được đun nóng tới t2= 100 0C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t = 17 0C. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm và của thiếc lần lượt là : C1= 460J/kg.K ; C2= 4200J/kg.K ; C3= 900J/kg.K ; C4= 230J/kg.K.
------------Hết-----------
Họ tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:.........................
 Chữ kí của giám thị 1:...............................Chữ kí của giám thị 2:............................
Đáp án + Biểu điểm 
Môn Lí 8
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
a. Thời gian đi đến B :
- Thời gian đi nửa đoạn đường đầu :
 t1 = 
- Thời gian đi hết nửa đoạn đường còn lại :
 t2 = 
- Thời gian đi từ A đến B : 
 t = t1 + t2 = 1 + 2 = 3 (h)
b. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường : 
(0,25đ)
(0,25đ)
( 0,5đ)
( 1đ)
Câu 2 
- Gọi h là độ chênh lệch mực thuỷ ngân ở nhánh A và nhánh B
- áp suất gây ra tại A là : 
 PA= d1.h1
- áp suất gây ra tại điểm B là : 
 PB= d2.h2 + d3.h
- Vì điểm A và B cùng nằm trên mặt phẳng nên : 
 PA = PB
=> d1.h1= d2.h2 + d3.h
=> 
- Thay số : h = 0,035m
(0,5đ)
(0,5đ)
(1đ)
Câu 3 
- Gọi h1 là chiều cao phần gỗ chìm trong chất lỏng
 h2 là chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước
- P là trọng lượng của khối gỗ:
 P = dg.V = dg.S. h
- FA là lực đẩy ácsimet tác dụng lên khối gỗ:
 FA = dn.S.h1
- Do vật nổi trên mặt nước:
 P = FA
=> dg.S.h = dn.S.h1
=> 
- Vậy chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước là:
 h2 = h – h1= 50 – 40 = 10 (cm)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1đ)
(1đ)
Câu 4 
- Gọi Q1 là nhiệt năng mà nhiệt lượng kế thu vào:
 Q1= m1.C1.( tcb – t1)
- Q2 là nhiệt năng mà nước thu vào:
 Q2 = m2.C2.( tcb - t1)
- Q3 là nhiệt năng mà nhôm toả ra :
 Q3 = m3.C3.( t2 – tcb)
- Q4 là nhiệt năng mà thiếc toả ra :
 Q4= m4.C4.( t2 – tcb)
- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :
 Q1+ Q2 = Q3 + Q4
=> ( m1.C1 + m2.C2). ( tcb – t1) = ( m3.C3 + m4.C4). ( t2 – tcb)
- Thay số ta có :
 m3 + m4 = 0,15
 900m3 + 2300m4= 51,7
m3 = 25g
m4 = 125g
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25 đ)
(1đ)
(1đ)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2011_20.doc