Đề thi học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 1: (1,5 điểm)
Tính chất sống của tế bào được biểu hiện như thế nào?
Câu 2(2 điểm)
Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? Sự dị hóa khác bài tiết như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
Tại sao người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người ?
Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự khác nhau cơ bản gì?
Câu 4 (2 điểm)
Chứng minh phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó?
Câu 5: (2,5 điểm)
1. Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong 12 giờ đã đẩy đi được 3780 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi :
a. Số lần mạch đập trong 10 phút ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Phßng gD& §T b×nh giang Trêng thcs hïng th¾ng ĐỀ CHÍNH THỨC §Ò thi häc sinh giái trêng M«n sinh – Líp 8 N¨m häc 2011 - 2012 Thêi gian:120 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) §Ò thi gåm: 01 trang C©u 1: (1,5 ®iÓm) Tính chất sống của tế bào được biểu hiện như thế nào? Câu 2(2 điểm) Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? Sự dị hóa khác bài tiết như thế nào? Câu 3 (2 điểm) Tại sao người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người ? Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự khác nhau cơ bản gì? Câu 4 (2 điểm) Chứng minh phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó? Câu 5: (2,5 điểm) 1. Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong 12 giờ đã đẩy đi được 3780 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi : a. Số lần mạch đập trong 10 phút ? b. Thời gian hoạt động của mỗi pha : co tâm nhĩ; co tâm thất; giãn chung. 2. Nguyên nhân, hậu quả của chứng sơ vữa động mạch? ------------HÕt------------ Hä tªn thÝ sinh:..........................................................Sè b¸o danh:......................... Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 1:...............................Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 2:............................ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài 120 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1: - Tính chất sống của tế bào được biểu hiện : tế bào luôn trao đổi chất với môi trường, nhờ đó tế bào có khả năng tích lũy vật chất, lớn lên, phân chia giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. đồng thời tế bào có khả năng cảm ứng với các kích thích của môi trường. - Mọi hoạt động sống của cơ thể như phản ứng trước các kích thích của môi trường trao đổi chất với môi trường, lớn lên, vận động và sinh sản..đều bắt đầu từ hoạt động sống của tế bào, do đó tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 0.75 0.75 Câu 2: + Chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống vì: Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống. + Sự dị hóa khác bài tiết : - Dị hóa phân giải các chất phức tạp thành chất đơn giản và bẻ gãy các liên kết hóa học giải phóng năng lượng, xảy ra ở các tế bào. - Bài tiết thải các sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa của dị hóa ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2, xảy ra ở các cơ quan. 1 0.5 0.5 Câu 3: - Phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động sống vì: Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể người đều hoạt động dưới sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh thông qua con đường phản xạ: sự co cơ, co giãn mạch máu, sự tiêu hóa, sự tuần hoàn, bài tiết,...(1 điểm) - Sự khác nhau cơ bản giữa PXKĐK và PXCĐK: PXKĐK PXCĐK - Là hoạt động thần kinh đơn giản - Xuất hiện một cách tự nhiên ở 1 giai đoạn nhất định trong đời sống. - Có tính chất chủng loại, bẩm sinh, di truyền, bền vững. - Căn cứ thần kinh, trụ não, tủy sống. - Là hoạt động TK phức tạp. - Tiếp thu được trong đời sống do thường xuyên học tập, rèn luyện. - Có tính chất cá thể không di truyền, không bền vững. - Căn cứ thần kinh vỏ não. 1 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 4: - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5: 1. Đổi : 3780 lit = 3780.000 ml - Số phút trong 12 giờ là : 12 giờ x 60 phút = 720 phút - Lượng máu đẩy đi trong 1 phút là : 3780.000 ml : 720 = 5250 ml Số lần mạch đập trong 1 phút là : 5250 ml : 87,5 ml = 60 ( lần ) -----> Số lần mạch đập trong 10 phút là: 10 x 60 = 600 ( Lần) Một chu kì co tim là : 60 giây : 60 lần = 1 ( giây / lần ) == > Pha giãn chung là : 1 giây : 2 = 0,5 giây == > Gọi thời gian Thất co = X ( giây ) ; thì nhĩ co là : Ta có : Nhĩ co + Thất co = 1 – 0,5 = 0,5 giây == > + X = 0, 5 ; Giải ra ta có : X = 0, 375 giây == > Nhĩ co là : 0,375 : 3 = 0,125 giây 2. * Nguyên nhân: - Do trong chế độ ăn giàu chất côlesteron, chất này ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion can xi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra. * Hậu quả: - Động mạch sơ cứng làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. - Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết. 0,5 1 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2011.doc