Đề thi học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

 

Câu 1: (2,0 điểm)

          Những nguy cơ nào đặt ra cho Việt Nam trươc sự xâm lược của thực dân Pháp vào giữa thế kỉ XIX?

Câu 2: (3,0 điểm)

Qua những sự kiện đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày những nét khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ (1858-1884)?

Câu : (3,0 điểm)

         Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX hãy cho biết :

1) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX.

2) Những ai là ngưười đưa ra đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị  đó có được thực hiện không? Vì sao.

doc 5 trang Huy Khiêm 25/12/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
 Phòng gD& ĐT bình giang
Trường thcs hùng thắng
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi học sinh giỏi trường
Môn lịch sử - LỚP 8
Năm học 2011 - 2012
Thời gian:120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
	 Những nguy cơ nào đặt ra cho Việt Nam trươc sự xâm lược của thực dân Pháp vào giữa thế kỉ XIX?
Câu 2: (3,0 điểm)
 Qua những sự kiện đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày những nét khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ (1858-1884)?
Câu : (3,0 điểm)
	Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX hãy cho biết :
1) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX.
2) Những ai là người đưa ra đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao.
3) Nêu tác dụng của những đề nghị cải cách đó? Em hãy liên hệ với những cuộc cải cách trong khu vực mà cũng được tiến hành trong khoảng thời gian này.
Câu 4 : (2,0 điểm )
	Nêu những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Theo em con đường tìm chân lí cứu nước của Người có gì khác với các bậc tiền bối? 
------------Hết------------
Họ tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:.........................
 Chữ kí của giám thị 1:...............................Chữ kí của giám thị 2:............................
Phòng gD& ĐT bình giang
Trường thcs hùng thắng
Hướng dẫn chấm và Biểu Điểm Môn lịch sử - LỚP 8
Năm học 2011 - 2012
Trả lời
Câu 1: (2,0 điểm)
H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Phần nội dung
Điểm
* Tình hình thế giới:
- Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ chúng rất cần thị trường, thuộc địa để tiêu thụ hàng hoá ế thừa và tìm kiếm nguyên vật liệu để phục vệ cho nền công nghiệp đang phát triển.
0.25
 - Các nước tư bản phương Tây đã ráo riết đi xâm chiếm các thuộc địa ở châu á, châu Phi. Việt nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chúng. 
0.25
* Tình hình trong nước:
- Vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam tuy là một quốc gia độc lập, nhưng chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
0.25
- Về kinh tế: Nông nghiệp sa sút, đất đai rơi vào tay bọn địa chủ cường hào, đê điều không được chăm sóc. Công thương nghiệp thì đình đốn; dân cư thì phiêu tán khắp nơi, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
0.25
- Về chính trị: Triều nguyễn thi hành chính sách thống trị hà khắc, quan lại tham ô đục khoét nhân dân. Đối ngoại thì nhà Nguyễn tiến hành cấm đạo, giết đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây...
0.25
- Về xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc, khối đoàn kết dân tộc bị dạn nứt, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình liên tiếp nổ ra...
0.25
* Thực dân Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam:
- Đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp đã ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu á, và Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của Thực dân Pháp.
Câu 2: (3,0 điểm)
H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung cơ bản
Điểm
* Phong trào chống Pháp do triều đình nhà Nguyền lãnh đạo: 
- Ngày 1/9/1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình đã tổ chức chặn đánh Pháp ở Đà Nẵng trong suốt 5 tháng do Nguyễn Tri Phương chỉ huy khiến quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn..,
0.25 
- Ngày 17/2/1859 kih thực dân Pháp tấn công vào Gia Định. Triều đình đã cử Nguyễn Tri Phương tiếp tục chỉ huy đánh Pháp những trận lớn ở thành Gia Định, ở đại đồn Chí Hoà gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. 	 	 
0.25
- Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội. Quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng cản giặc nhưng thất bại... 	 
0.25
- Ngày 25/4/1882, Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai, quân triều đình do tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy đã chống trả quyết liệt nhưng thất thủ...
0.25
 * Phong trào chống Pháp của nhân dân Nam kỳ 	 
- ở Đà Nẵng nhân dân đã tự tổ chức thành những đội nghĩa binh và hỗ trợ cho quân triều đình không cho Pháp đánh rộng ra các vùng khác. ở Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), làm nức lòng quân dân ta. 
0.25
- Khởi nghĩa do Bình Tây đại nguyên soái Trương Định lãnh đạo ở Gò Công đã làm cho Pháp thất điên bát đảo. Tháng 8/1864, Trương Định hy sinh, Trương Quyền tiếp tục đánh Pháp ở căn cứ Tây Ninh. 
0.25
- Phong trào chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho của Nguyễn Hữu Huân; ở Bến Tre, Vĩnh Long của Phan Tôn, Phan Liêm... 
0.25
* Phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì: 
- Ngày 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, mặc dù thành Hà Nội thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội nói riêng, nhân dân Bắc Kì nói chung không hề khuất phục. Đêm đêm, các toán nghĩa binh bí mật vào thành đánh địch, đốt kho đạn của chúng bên sông ... ở các địa phương, đi đến đâu quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.	
0.5
- Ngày 21/12/1873, tại Cầu Giấy ta phục kích, giết chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính Pháp, làm cho nhân dân ta phấn khởi xông lên giết giặc, tinh thần quân Pháp hoang mang, lo sợ... 
0.25
- Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, mặc dù thành Hà Nội một lần nữa thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội nói riêng, nhân dân Bắc Kì nói chung không hề nao núng, tiếp tục phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. ở Hà Nội nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Nhân dân các địa phương đắp đập cắm kè, làm hầm chông cạm bẫy đánh Pháp...
0,5
- Ngày 19/5/1883 tại Cầu Giấy ta phục kích, giết chỉ huy Ri-vi-e và nhiều sĩ quan binh lính Pháp, làm cho nhân dân ta phấn khởi xông lên giết giặc, tinh thần quân Pháp hoang mang, lo sợ... 
0.25
Câu3 : (3,0 điểm)
1. Hoàn cảnh lịch sử (1,0 điểm)
- Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ... xã hội phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp nổ ra... Tình hình đó đặt Việt Nam đứng trước hai con đường phải lựa chọn. (0.5 điểm)
+ Một là : Giữ nguyên chế độ phong kiến với những chính sách bảo thủ trì trệ...
 (0.25 điểm)
+ Hai là : Tiến hành cải cách canh tân đất nước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, mở rộng quan hệ bang giao khôn khéo để bảo vệ độc lập chủ quyền...
 (0.25 điểm)
2.(1,5 điểm). 
a) Những người đề ra cải cách tiến bộ đó là : (0.5 điểm)
 + Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền (1868).
+ Viện thương bạc (1872).
+ Nguyễn Trường Tộ ( 1863-1871)
+ Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882)
 b) Những đề nghị cải cách tiến bộ đó không được thực hiện. (0.25 điểm)
 c) Vì : ( 0,25 điểm)
+ Nội dung cải cách chưa phù hợp với thực tế Việt Nam lúc đó...
+ Chưa xây dựng được cơ sở xã hội để tiến hành cải cách, những cải cách đó chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp)...
+ Do triều đình Nguyễn bảo thủ, bất lực, không thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh của lịch sử...
3.(0,5 điểm)
 a) Tác dụng (0.25 điểm)
+ Tấn công vào hệ tư tưởng bảo thủ của xã hội phong kiến...
+ Làm chuyển biến cách nghĩ, cách làm của một số quan lại đương thời...
+ Thể hiện được ý thức mới của con ngời Việt Nam bước đầu hoà nhập với xu thế chung của thời đại, làm tiền đề cho sự ra đời của phong trào duy tân sau này.
b. Liên hệ với cuộc cải cách trong khu vực. (0,25 điểm)
- VD : Nhật Bản với cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị 1868 đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu tiến lên một nước tư bản hùng cường, thoát khỏi ách thống trị của các nước tư bản phương Tây.
- Thái Lan với đường lối ngoại giao khôn khéo đã đưa đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm...
Câu4 : (2,0 điểm)
H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Phần nội dung
a. Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920
Điểm
- Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước trên 1 quê hương giàu truyền thống cách mạng (Nam Đàn Nghệ An), nên Người sớm có chí hướng đánh Pháp để giải phóng dân tộc. Mặc dù rất khâm phục các tiền bối đi trước nhưn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của họ, Người quyết ra đi tìm con đường cứu nước mới.
0.25
- Xuất phát từ lòng yêu nước nồn nàn, ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Người đi khắp chân trời châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, rồi quay về Pháp, ở đây Người không ngừng học tập tìm hiểu rồi trở về giúp đỡ đồng bào mình đánh Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
0.25
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đi khắp các nước châu Âu, châu Phi, châu Mĩ làm việc học tập, tìm hiểu. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bị bóc lột dã man.
0.25
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành về Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân, tham ra vào Hội những người Việt nam yêu nước, tại đây Người được đón nhận ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
0.25
- Tháng 6/1919, Người lấy tên Nguyễn ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
0.25
- Giữa năm 1920 Nguyễn ái Quốc ược đọc bản Sơ thảo lần 1 về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Người đã tin tưởng và đi theo...
0.25
Tháng 12/1920 Đảng xã hội Pháp tiến hành Đại hội ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế 3 (Quốc tế Cộng sản). Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành trong ý thức hệ tư tưởng của Người, từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
0.25
b. Con đường tìm chân lí cứu nước của Người có gì khác với các bậc tiền bối:
- Về hướng đi: Các tiền bối đi trước hướng về Trung Quốc, Nhật Bản cùng đồng văn, đồng chủng, dựa vào họ để đánh Pháp. Còn Nguyễn ái Quốc chủ trương đi sang các nước Phương Tây, sang Pháp, theo Người muốn đánh được kẻ thù thì trước hết phải hiểu rõ kẻ thù.
0.25
- Về phương pháp hoạt động: Người trực tiếp sống, lao động, hoạt động cùng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động nghèo khổ, nhận rõ bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, từ đó người tiếp thu được ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2011_2.doc