Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0điểm):
Bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào?
Câu 2 (1,0điểm):
Em hãy cho biết biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại?
Câu 3 (2,0điểm):
Da có những chức năng gì, phân tích để thấy rõ được điều đó?
Câu 4 (1,0điểm):
Tại sao muốn nhìn rõ một vật ta phải hướng trục mắt về phía vật?
Câu 5 (1,0điểm):
Em trình bày cơ chế của việc thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó trong thí nghiệm của Paplôp?
Câu 6 (1,5điểm):
- Sức khỏe của con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh cần thực hiện những yêu cầu gì?
- Giải thích vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 8 NĂM HỌC 2013 Thời gian làm bài 150 phút Câu 1 (2,0điểm): Bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào? Câu 2 (1,0điểm): Em hãy cho biết biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại? Câu 3 (2,0điểm): Da có những chức năng gì, phân tích để thấy rõ được điều đó? Câu 4 (1,0điểm): Tại sao muốn nhìn rõ một vật ta phải hướng trục mắt về phía vật? Câu 5 (1,0điểm): Em trình bày cơ chế của việc thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn ở chó trong thí nghiệm của Paplôp? Câu 6 (1,5điểm): - Sức khỏe của con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh cần thực hiện những yêu cầu gì? - Giải thích vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 7 (1,5điểm): Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha? giải thích? Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định như thế nào? —————————Hết————————— HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Môn Sinh học Thời gian làm bài 150' Nội dung Điểm Câu 1 (2,0điểm): - Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào. Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô các bạch cầu này di chuyển đến gần vi khuẩn hình thành chân giả bao lấy vi khuẩn rồi đưa chúng vào không bào tiêu hoá tiêu hoá chúng. 0,75 - Khi các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B (tế bào B) tiết kháng thể để vô hiệu hoá vi khuấn 0,5 - Các vi rút, vi khuẩn thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (tế bào T). Tế bào limphô T nhận diện các tế bào cơ thể bị nhiễm theo cơ chế chìa khoá ổ khoá giữa kháng thể và kháng nguyên. Sau đó tiết ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm khuẩn và tế bào nhiễm khuẩn bị phá huỷ. 0,75 Câu 2 (1,0điểm): - Hạn chế ô nhiễm không khí: Không hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi, xả rác.. 0,25 - Xây dựng môi trường trong sạch. Trồng nhiều cây xanh 0,25 - Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi. 0,25 - Tập thể dục, thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. 0,25 Câu 3 (2,0điểm): 1. Chức năng bảo vệ cơ thể: - Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại. 0,25 - Các sợi mô liên kết, lớp mỡ nên có tác dụng cơ học như chống sự va đập. 0,25 - Tuyến nhờn, tiết chất nhờn có tác dụng chống thấm nước và thoát nước, chống sự xâm nhập của vi khuẩn, diệt khuẩn (Da sạch có khả năng diệt tới 85% số vi khuẩn bám trên da do trong tuyến nhờn có chất lizôzim). 0,25 - Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. 0,25 2. Tiếp nhận kích thích xúc giác: - Các cơ quan thụ cảm giúp nhận biết các kích thích của môi trường. 0,25 3. Bài tiết: - Tuyến mồ hôi thực hiện chức năng bài tiết. 0,25 4. Điều hoà thân nhiệt: - Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt. 0,25 5. Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người: 0,25 Câu 4 (1,0điểm): Hướng trục mắt về phía vật để ảnh của vật rơi vào điểm vàng. Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của các tế bào nón, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít chủ yếu là các tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào 2 cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng. 1 Câu 5 (1,0điểm): - Bật đèn vùng thị giác ở thùy chẩm của chó hưng phấn. 0,25 - Cho chó ăn thì trung khu tiết nước bọt hưng phấn kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt đồng thời kích thích vùng ăn uống ở vỏ não hưng phấn. 0,25 - Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn thì vùng thị giác ở thùy chẩm và vùng ăn uống ở vỏ não cùng hưng phấn, hai vùng này giao thoa với nhau hình thành đường liên hệ tạm thời. Lặp lại nhiều lần như vậy thì chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt (bật đèn vùng thị giác ở thùy chẩm hưng phấn theo đường liên hệ tạm thời vùng ăn uống hưng phấn → trung khu tiết nước bọt hưng phấn → tiết nước bọt). 0,5 Câu 6 (1,5điểm): - Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng. 0,5 - Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu. 0,25 - Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. 0,25 - Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8s: + Pha nhĩ co: 0,1s + Pha thất co: 0,3s + Pha dãn chung: 0,4s pha dãn chung là thời gian nghỉ của tim. Như vậy trong một chu kì co tim 0,8s tim làm việc một nửa thời gian 0,4s và nghỉ một nửa thời gian 0,4s đây là thời gian phục hồi khả năng làm việc của tim. 0,25 - Lượng máu đến nuôi tim lớn: Khối lượng của tim bằng 1/200 khối lượng cơ thể nhưng lượng máu đến nuôi tim chiếm 1/10 lượng máu của cơ thể. 0,25 Câu 7 (1,5điểm): 1. Nói tuyến tụy là tuyến pha vì: Tuyến tụy vừa thực hiện chức năng nội tiết, vừa thực hiện chức năng ngoại tiết. - Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ có những tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. 0,25 - Chức năng nội tiết: Có các tế bào tập hợp thành các đảo tuy có chức năng tiết các hoocmôn điều hoà lượng đường trong máu. Có 2 loại tế bào trong các đảo tuỵ: tế bào α tiết glucagôn, tế bào β tiết insulin. 0,25 2. Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định: Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào β tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. 0,5 - Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường. - Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuỵ mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tuy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. 0,5
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2013_2014_ke.doc