Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)

Câu 1 ( 2 điểm )

          Xác định và nêu tác dụng của biện pháptu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:

  Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

                                            Đêm nay con ngủ giấc tròn

                                      Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                                                        (Trần Quốc Minh – Mẹ)

Câu 2 (3điểm)

Cho hai đoạn thơ sau:

Người là cha, là bác, là anh

            Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                 (Tố Hữu)

Người cha mái tóc bạc

 Đốt lửa cho anh nằm”

                                     (Minh Huệ)

Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đoạn thơ trên.

doc 4 trang Huy Khiêm 20/10/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG KHÊ
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
 Năm học 2013-2014
 Môn: Ngữ văn- lớp 6
(Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề)
Câu 1 ( 2 điểm )
	Xác định và nêu tác dụng của biện pháptu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2 (3điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
“Người là cha, là bác, là anh
 Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
 (Tố Hữu)
“Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
 (Minh Huệ)
Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đoạn thơ trên.
Câu 3 (5 điểm) 
 Năm nay học lớp 6, mỗi buổi Khai giảng của một năm để lại trong em một ấn tượng khó quên. Hãy tả lại Ngày Khai giảng năm học mới khi em vừa bước chân vào ngôi trường Trung học cơ sở. 
 ------------- HếT ------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn : Ngữ văn lớp 6
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
B- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1. (2 điểm ) 
a/ Kĩ năng (0,5điểm )
Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc
Không sai lỗi chính tả
b/ Kiến thức ( 1,5 điểm )
 Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
	- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (1 điểm )
 + Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ)
 	 + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ)
	Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (0,5đ)
Câu 2 (3 điểm)
a/ Kĩ năng: (0,5điểm)
Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc
Không sai lỗi chính tả
b/ Nội dung kiến thức: (2,5 điểm)
Giống nhau: (1điểm)
 + Hai đoạn thơ Cùng cảm nhận được tình cảm yêu thương gần gũi mà lớn lao cao đẹp của Bác Hồ. Là một vị lãnh tụ nhưng ình cảm của Bác giống như tình cảm của những người thân yêu: người cha, người bác, người anh, 
+ Qua đó thể hiện lòng yêu kính Bác của các tác giả. Đây cũng là tình cảm của cả dân tộc ta đối với Bác.
Khác nhau: (1,5 điểm)
Dùng lối diễn tả khác nhau
 Hai câu thơ của Tố Hữu: (0,75 điểm)
+ Dùng cách so sánh Bác với người cha, người bác, người anh trong gia đình 
+ Thấy được tình cảm gần gũi, thân thương của Bác khiến người đọc cảm nhận cụ thể, đầy đủ về tình cảm của Bác và tình cảm của nhà thơ với Bác.
 Hai câu thơ của Minh Huệ: (0,75 điểm)
+ Dùng lối ẩn dụ cách nói đó kín đáo hơn, súc tích hơn. 
+ Chỉ nói người cha mà người đọc cũng hiểu đó là Bác, là tình yêu, sự quan tâm của Bác cùng lòng kính yêu Bác của nhà thơ. 
Câu 3: (5đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 1điểm
- Biết cách làm bài văn miêu tả cảnh với bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Biết kết hợp tả cảnh, tả người, xen kể và bộc lộ cảm xúc.
b. Yêu cầu về khiến thức: 4 điểm
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau:
a. Mở bài : (0,75 đ)
Giới thiệu thời gian, địa điểm, quang cảnh chungcủa buổi lễ khai giảng và ấn tượng của người viết (một học sinh vừa qua Tiểu học , nay mới bước vào trường THCS). 
b. Thân bài : (3,5 điểm )
Tả chi tiết theo trình tự thích hợp: Trình tự thời gian, trình tự không gian.
* Trước giờ khai giảng:
- Con đường gần trường học, học sinh nô nức kéo về.
- Cổng trường: băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa,
- Sân trường: ồn ào, náo nhiệt Học sinh: gương mặt tươi vui, áo quần chỉnh tề, khăn quàng phấp phới, thầy cô, khách mời...
- Lễ đài: trang trí trang trọng
* Lễ khai giảng:
 - Học sinh và thầy cô giáo tập trung trước lễ đài
- Mở đầu buổi lễ: Chào cờ, Quốc ca, Đội ca hùng tráng.
- Điểm qua chương trình buổi lễ : chương trình văn nghệ chào mừng.
- Thầy ( cô ) hiệu trưởng đọc thư của bác Chủ tịch  nước, đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường.
-Lời phát biểu chúc mừng của các đại biểu, lời tâm sự của thầy cô giáo, đại diện học sinh lớp 6 phát biểu quyết tâm trước năm học mới....
Kết bài (0,5 điểm)
- Lễ khai giảng để lại trong em nhiều ấn tượng.
- Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi. 
c. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài viết đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng như trên.
- Điểm 4: Bài viết còn thiếu ý nhỏ hoặc miêu tả chưa toàn diện. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, trình bày cẩn thận, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Miêu tả đúng nhưng chưa chi tiết, chưa biết dùng các phép tu từ, lời văn thiếu cảm xúc, trình bày còn lộn xộn, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Bài viết lộn xộn, chưa nắm phương pháp làm bài hoặc nội dung quá sơ sài, trình bày xấu mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 
-------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_tru.doc