Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Câu 1. ( 2,5 điểm)

Lúc 7h một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h.

a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu?

b. Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km?

Câu 2. ( 2,5 điểm)

Một quả cầu bằng thủy tinh bị rỗng ở bên trong, nổi trong nước tới một nửa. Tìm thể tích phần rỗng. Biết khối lượng của quả cầu là 5kg, khối lượng riêng của thủy tinh  là 2,5g/cm3, khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.

Câu 3. (1,5 ®iÓm)

Một động cơ dùng để bơm nước, khi bơm nước lên cao 5m, trong mỗi giây máy sinh công 7500J. Tính thể tích nước mà động cơ chuyển được lên cao khi động cơ hoạt động liên tục trong 1 giờ. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

Câu 4. (2,5 điểm)

Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.K.

doc 3 trang Huy Khiêm 24/11/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BÌNH GIANG 
-------------------------------------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC : 2014 - 2015
 MÔN : VẬT LÝ
Thời gian làm bài : 150 phút
( Đề thi gồm 01 trang )
Câu 1. ( 2,5 điểm)
Lúc 7h một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h.
a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu?
b. Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km?
Câu 2. ( 2,5 điểm)
Một quả cầu bằng thủy tinh bị rỗng ở bên trong, nổi trong nước tới một nửa. Tìm thể tích phần rỗng. Biết khối lượng của quả cầu là 5kg, khối lượng riêng của thủy tinh là 2,5g/cm3, khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
Câu 3. (1,5 ®iÓm)
Một động cơ dùng để bơm nước, khi bơm nước lên cao 5m, trong mỗi giây máy sinh công 7500J. Tính thể tích nước mà động cơ chuyển được lên cao khi động cơ hoạt động liên tục trong 1 giờ. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 4. (2,5 điểm)
Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.K.
Câu 5. (1,5 điểm)
	 Nhiệt độ của thân thể người ta là 36,60C. Tuy vậy người ta không cảm thấy lanh khi nhiệt độ không khí là 250C và cảm thấy rất nóng khi nhiệt độ không khí là 360C. Còn ở trong nước thì ngược lại, khi ở nhiệt độ 360C con người cảm thấy bình thường, còn khi ở 250C, người ta cảm thấy lạnh. Giải thích nghịch lí này như thế nào?
....................... Hết ...........................
Họ và tên thí sinh ............................................ Số báo danh ................................................
Chữ kí của giám thị 1 ......................................Chữ kí của giám thị 2...................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ
CÂU
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2,5 điểm)
a/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:
- Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
- Quãng đường người đi bộ đi được: S1 = v1t = 4t 	(1)
- Quãng đường người đi xe đạp đi được: S2 = v2(t-2) = 12(t - 2) 	(2)
- Vì cùng xuất phát tại A đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = S2
- Từ (1) và (2) ta có:
4t = 12(t - 2) 4t = 12t - 24 t = 3(h)
- Thay t vào (1) hoặc (2) ta có:
(1) S1 = 4.3 =12 (Km)
(2) S2 = 12 (3 - 2) = 12 (Km)
Vậy: Sau khi người đi bộ đi được 3h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 12Km và cách B 12Km.
b/ Thời điểm hai người cách nhau 2Km.
- Nếu S1 > S2 thì: 
S1 - S2 = 2 4t - 12(t - 2) = 2 4t - 12t +24 =2 
t = 2,75 h = 2h45ph.
- Nếu S1 < S2 thì: 
S2 - S1 = 2 12(t - 2) - 4t = 2 12t +24 - 4t =2 
t = 3,35h = 3h15ph.
Vậy: Lúc 7h + 2h45ph = 9h45ph hoặc 7h + 3h15ph = 10h15ph thì hai người đó cách nhau 2Km.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2
(2điểm)
Quả cầu chịu tác dụng của 2 lực ( hình vẽ )
- Trọng lực P : 
 P = 10m = 10.5 = 50( N ) 
- Lực đẩy Acsimet của nước FA :
 FA = dn . V/2 = 10000 . V/2= 5000.V
- Do quả cầu nằm cân bằng trên mặt 
 nước nên ta có : 
 FA = P 
 Hay : 5000.V = 50 => V = 0,01 ( m3 ) = 10000 ( cm3 )
- Bỏ qua khối lượng của phần không khí ở lỗ rỗng trong quả cầu thì thể tích của phần thủy tinh đặc là : 
 Vậy thể tích lỗ rỗng trong quả cầu là : 
 VR = V – Vđ = 10000 – 2000 = 8000 ( cm3 ) 
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 3
(1,5điểm)
Trong mỗi giây máy sinh công 7500J nên khi máy hoạt động liên tục trong một giờ thì công mà nó sinh ra là : A = 7500 . 3600 = 27 000 000 ( J ) 
Trọng lượng nước mà máy bơm đã chuyển được lên cao khi nó hoạt động liên tục trong một giờ là :
 ( N )
Thể tích nước mà động cơ đã chuyển được lên cao khi nó hoạt động liên tục trong một giờ là :
0.5
0.5
0.5
Câu 4
(2,5 điểm)
- Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140kg
 m1 + m2 = m m1 = m - m2 (1)
- Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. C1 (t1 - t)
- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. C2 (t - t2)
- Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2
m1. C1 (t1 - t) = m2. C2 (t - t2)
 m1.4200(100 - 36) = m2.2500 (36 - 19)
 268800 m1 = 42500 m2
 (2)
- Thay (1) vào (2) ta được:
268800 (m - m2) = 42500 m2
 37632 - 268800 m2 = 42500 m2
 311300 m2 = 37632
 m2 = 0,12 (Kg)
- Thay m2 vào pt (1) ta được:
(1) m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg)
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
Câu 5
(1,5 điểm)
Con người là một hệ nhiệt tự điều chỉnh có quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Cảm giác nóng và lạnh xuất hiện phụ thuộc vào tốc độ bức xạ của cơ thể.
Trong không khí tính dẫn nhiệt kém, cơ thể con người trong quá trình tiến hóa đã thích ứng với nhiệt độ trung bình của không khí khoảng 250C. Nếu nhiệt độ không khí hạ xuống thấp hoặc nâng lên cao thì sự cân bằng thì sự cân bằng tương đối của hệ Người- không khí bị phá vỡ và xuất hiện cảm giác nóng và lạnh.
Đối với nước khả năng dẫn nhiệt của nước lớn hơn rất nhiều so với không khí nên khi nhiệt độ của nước là 250C người đã cảm thấy lạnh. Khi nhiệt độ của nước là 36 đến 370C thì sự cân bằng giữa nhiệt độ cơ thể và môi trường được tạo ra và con người không cảm thấy lạnh cũng như nóng.
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_201.doc